Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Cần Thơ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 49
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (4)

TQ
HT
SY

Đang theo dõi (13)

NH
NH
NH
TL

NV

Chủ đề:

Bài 13. Lực ma sát

Câu hỏi:

Câu 11. Một vật có khối lượng m = 10kg đang nằm yên trên mặt sàn ngang thì được đẩy bằng lực F = 25N theo phương ngang trong thời gian 4s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,15. Lấy g = 10 m/s2 . a. Tìm gia tốc của vật trong thời gian 4s đó. b. Tìm vận tốc của vật sau 6s tính từ lúc bắt đầu chuyển động. c. Sau đó, ta kéo vật bằng lực F = 16N xiên góc α so với phương ngang để vật chuyển động đều. Tìm góc α

Câu 12. Một xe ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 36 km/h thì tài xế tăng tốc, sau 20s xe đạt vận tốc 72km/h.

a. Tính gia tốc chuyển động của xe.

b. Tính độ lớn của lực kéo động cơ xe. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05 (luôn không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động). Lấy g = 10m/s2 .

c. Giả sử khi xe đạt vận tốc 72km/h thì tài xế tắt máy và xe lên một dốc dài, nghiêng một góc α =30o so với phương ngang. Tính quãng đường dài nhất mà xe đi được trên dốc.

Câu 13. Khi cho một vật có khối lượng 2 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt bàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo Fk theo phương ngang có độ lớn không đổi. Sau khi đi được 5m thì vật có vận tốc 5m/s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Lấy g = 10 m/s2 .

a) Tính gia tốc chuyển động.

b) Tính độ lớn của lực Fk.

c) Sau đó, ngừng tác dụng lực Fk, vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng, biết vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 10 m/s. Cho biết hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là 0,3.

Câu 14. (1,5đ) Ô tô 1 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường ngang dài 1km rồi lên dốc nghiêng 300 (so với phương ngang )chậm dần đều và dừng tại đỉnh dốc. Cho lực phát động của xe là 1200N không đổi; hệ số ma sát trên đường ngang là 0,1; hệ số ma sát trên đường dốc là 1 10 3 ; g=10m/s2 . Tính

a/ lực ma sát tác dụng lên xe trên mặt đường ngang và trên đường dốc? chiều dài dốc?

b/ sau đó muốn xe xuống dốc đều thì phải tác dụng lực hãm phanh là bao nhiêu?

Câu 15. Một vật được thả trượt (không vận tốc đầu) từ đỉnh một cái dốc dài 1 m và hợp với phương ngang một góc 300 . Sau khi xuống hết dốc vật tiếp tục trượt trên một mặt ngang. Cho hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng bằng 3 5 ; Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang bằng 0,1. Lấy g = 10 m/s2 .

a) Vẽ hình phân tích lực tác dụng vào vật trên mặt nghiêng và trên mặt ngang.

b) Tính gia tốc của vật khi nó trượt trên dốc và trên mặt ngang.

c) Tính quãng đường vật đi được trên mặt ngang.

Câu 16. Một ô tô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường ngang với hệ số ma sát ́. Cho lực kéo có độ lớn 1500 N, sau khi đi được 200m ô tô đạt vận tốc 72 km/h, lấy g = 10m/s2

a. Tính gia tốc của ô tô và hệ số ma sát trên đường ngang.

b. Khi đạt vận tốc 72 km/h, tài xế tắt máy cho xe lên dốc nghiêng 30o so với phương ngang. Tính gia tốc trên dốc và độ cao cực đại mà ô tô lên được, biết hệ số ma sát trên dốc là 0,2.

Câu 17. Một vật có khối lượng 0,5kg bắt đầu được kéo trượt lên mặt phẳng nghiêng nhẵn bóng AB dài 2m, nghiêng góc 300 so với phương ngang trong thời gian 2s. Sau đó vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang BC dài 2,5m với hệ số ma sát  0 7, . Lấy g = 10m/s2 .

1. Tính độ lớn lực kéo vật trên AB.

2. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại trên BC. Biết rằng độ lớn lực kéo vật không đổi.

3. Giả sử vật chuyển động đến C, lực kéo mất đi và vật chạm đất với vận tốc 5m/s thì độ lớn lực kéo trên đoạn BC phải thay đổi như thế nào?