vai trò của nhân dân châu á trong các cuộc đấu tranh cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Tên nước | Thời gian | Các cuộc đấu tranh tiêu biểu | Kết quả |
In-đô-nê-xi-a | 1905-1908 | Thành lập công đoàn xe lửa, Hội liên hiệp công nhân | Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập |
Phi-lip-pin | 1896-1898 | Cách mạng bùng nổ | Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời |
Cam-pu-chia | 1863-1868 | Khởi nghĩa ở Ta-keo, khởi nghĩa ở Cra-chê | Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp |
Lào | 1901-1907 | Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét Khởi nghiệp ở cao nguyên Bô-lô-ven |
Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp |
Việt Nam | 1885-1896 1884-1913 |
Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế |
Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp |
Miến Điện | 1885 | Kháng chiến chống Anh | Chưa có kết quả |
Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Tham Khảo !
* Niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Á của thế kỉ 19→ đầu thế kỉ 20
a) Nêu bố cảnh chung của các nước Châu Á nửa cuối TK19→đầu 20
Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân trung quốc cuối thế kỉ 19 đầu thề kỉ 20?
Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Quy mô: diễn ra liên tục, rộng lớn, quyết liệt, sôi nổi và đạt được những kết quả nhất định.
- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản.
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.
- Kết quả: đều thất bại.
- Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc.
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á. Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc và để lại những bài học kinh nghiệm cho cách mạng.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Các phong trào không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
B. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết với nhau.
C. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
D. Các nước thực dân phương Tây có lực lượng quân đội hùng hậu.
Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- Đảng quốc đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng đã nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
- Ban đầu Đảng này chỉ chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà, đòi chính quyền thực dân phải tiến hành những cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.
- Về sau nhận thức rõ bản chất của chính quyền và nền cai trị thực dân, một số nhân vật cấp tiến trong Đảng Quốc đại đã chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ.
- Phong trào dân tộc phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1905 - 1908 mà chính một bộ phận trong Đảng Quốc đại là hạt nhân lãnh đạo.
Trình bày tóm tắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:
- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.
+ Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.
+ Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).
+ Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).
- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp
B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
C. Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt về tính chất cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh với châu Á, Phi trong thế kỉ XX là gì?
A. Kẻ thù
B. Lực lượng tham gia
C. Phương pháp đấu tranh
D. Kết quả đấu tranh đầu thế kỉ XIX
Đáp án D
- Tính chất cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh trong thế kỉ XX là cuộc đấu tranh chống lại âm mưu biến Mĩ La tinh thành sân sau của Mĩ, bảo vệ nền độc lập dân tộc
- Tính chất cuộc đấu tranh của nhân dân châu Á, Phi trong thế kỉ XX là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành lại nền độc lập dân tộc
=> Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác biệt về tính chất trên là do từ đầu thế kỉ XIX, khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La tinh đã sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha