Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị dậu.Cho biết đv đc trình bày theo cách nào
Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp nêu cảm nhận và đánh giá của mình về số phận hoàn cảnh của nhân vật lão hạc
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức Nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố
Tham khảo:
Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.
Kết thúc đoạn trích là câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được“.
Dựa vào đoạn trích hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận quy nạp trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu
Bạn tham khảo nha:
Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị là một người yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Tóm lại, chị Dậu là người phụ nữ hiền dịu , biết nhẫn nhục ,chịu đựng ,là người vô cùng yêu thương chồng.
Viết đoạn văn từ 10đến 12 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão hạc trong đoạn văn từ"Khốn nạn đến nỡ tâm lừa nó"
Câu 1. Viết đoạn văn 8 - 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích.
Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về một trong 2 nhân vật (Gioóc-ba hoặc Lắc-ki) bằng một đoạn văn khoảng 4 – 6 câu (chú ý hành động, lời nói của mỗi nhân vật).
Em cần gấp lắm ạ
Tham khảo nha bạn:
Câu 1:
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Câu 2:
Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?
Hãy viết đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch từ (10 – 12 câu) cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong văn bản có chứa đoạn văn trên, trong đó có sử dụng một trợ từ, một thán từ. ( Gạch chân và chỉ rõ).
Em tham khảo:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là(Trợ từ) một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Ôi!(Thán từ) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu
Em tham khảo nhé:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu
Tham khảo:
Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch. Chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.
B1: viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch hoặc quy nạp nêu cảm nhận của em về nhân vật lão hạc trong chuyện ngắn lão hạc của nam cao. trong đoạn văn có sử dụng phép thế và 1 từ tượng hình (gạch chân chú thích)
B2: viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách tổng-phân-hợp trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cô bé bán diêm. trong đoạn văn có sử dụng 1 thán từ(gạch chân dưới thán từ)
Bài 1 :
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!