LN

Những câu hỏi liên quan
DH
Xem chi tiết
NP
26 tháng 10 2016 lúc 12:17

Hỏi đáp Vật lý

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
MS
18 tháng 12 2018 lúc 16:57

ha ha ! chắc là do bạn ko tập trung vào bài học nên mới thế . Bạn thử làm một việc nào đó để thư giãn trước khi học là ổn thôi!. Vd như là ăn thử một món nào đó rồi học ,...Cách nay tui thường áp dụng luôn đó , ông bà mình có câu có thực mới vược đc đạo mà

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
LH
11 tháng 12 2017 lúc 18:48

-Ưu điểm : có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

-Nhược điểm : gây ngộ độc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NL
18 tháng 1 2017 lúc 13:05

* Đối với thực vật:

- Giúp cây phát tán quả và hạt.

-Bắt côn trùng, sâu bọ bảo vệ mùa màng.

* Đối với đời sống con người:

- Lông chim giúp làm chăn, đệm, đồ trang trí.

- Thịt chim, trứng chim là những sản phẩm bổ,ngon, có kinh tế cao.

- Chim hót giúp con người giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.

- Giúp phong phú thêm từ điển động vật.

( mih nghĩ thế, ko pít đúng ko, sai thui bn nhé :) )

Bình luận (0)
NH
29 tháng 4 2016 lúc 15:07

hiha

Bình luận (0)
VH
23 tháng 1 2017 lúc 21:13

- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người).

- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.

- Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).

- Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...).


Bình luận (1)
ND
Xem chi tiết
H24
8 tháng 1 2017 lúc 10:27

sao thế?

Bình luận (0)
DT
8 tháng 1 2017 lúc 10:29

Bye nhé . Đi k trở về nhé :)))

~~~ HABD :v ~~~

Bình luận (2)
RN
8 tháng 1 2017 lúc 10:46

???

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
HT
2 tháng 10 2016 lúc 21:59

Hệ thống báo lỗi như thế nào vậy em? Để thầy kiểm tra lại.

Bình luận (1)
DT
2 tháng 12 2016 lúc 20:53

:D

 

Bình luận (0)
NH
24 tháng 5 2020 lúc 22:53

khổ thân nhỉ

Bình luận (0)
SA
Xem chi tiết
TT
6 tháng 11 2016 lúc 20:14
 Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi thích nhất. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái gianh trước cửa nhà. Có lẽ đó là một quy định chung cho mọi người phụ nữ trong nhà, do bà tôi, hoặc ông tôi ra lệnh từ bao giờ chúng tôi cũng không biết.

Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.

Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.

Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.

Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.

Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?  
Bình luận (2)
NH
2 tháng 11 2017 lúc 17:47

bạn nào có dàn ý k vậy

Bình luận (0)
Mr
Xem chi tiết
NL
14 tháng 10 2017 lúc 19:00

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

Bình luận (3)
DL
Xem chi tiết
PT
18 tháng 12 2016 lúc 14:41

3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường
nhịn em nhỏ.
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
- ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt
- Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ
- Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam
- Hiến máu nhân đạo
- Biết tha thứ khi người khác mắc lỗi
- Biết hy sinh bản thân mình vì người khác.
- Có lòng nhân ái, vị tha...

4. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc
của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống
của mình; không trông chờ, dựa dẫm,
phụ thuộc vào người khác.


Tự lập thể hiện sự tự tin, bãn lĩnh cá nhân
dám đương đầu với những khó khăn, thử thách;
ý chí nổ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập,
trong công việc, trong cuộc sống.

- Tự làm bài, không quay cóp khi làm bài kiểm tra.
- Học thuộc bài, làm bài tập và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự giặt quần áo, tự nấu cơm.
- Tự chuẩn bị bữa ăn.
- Tự chăm sóc bản thân.

 

Bình luận (0)
TD
18 tháng 12 2016 lúc 15:11

Câu 1: Tự trọng, tự tin và tự nhận thức có mối quan hệ như thế nào?

Tự tin và tự trọng đều cần sự hiểu biết đúng đăn về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng sử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành nhân cách con người .

Câu 2:

Thế nào là giản dị?

- Thân thiện , chan hòa với mọi người

- Không cầu kì , xa hoa , lãng phí

- Sống hòa nhập với thiên nhiên

- Sống chân thành

- Lời nói đơn giản , dễ hiểu

Nêu ý nghĩa của giản dị.

- Giúp cá nhân dễ hòa nhập , hòa đồng với cộng đồng , xạ hội

- Giúp cá nhân không phức tạp hóa vấn đề => cuộc sống trở nên thanh thản hơn

- Giúp cá nhân được yêu mến , quý trọng

- Giúp cá nhân tiết kiệm thời gian , của cải => có thể đầu tư nhiều hơn cho công việc , cho những việc hữu ích .

Câu 3:

Thế nào là yêu thương con người?

Yêu thương con người là quan tâm , giúp đỡ , làm những điều tốt đẹp cho người khác , nhất là những người gặp khó khăn , hoạn nạn.

Biểu hiện của tình yêu con người.

- Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn

- Chăm sóc ông bà , bố mẹ khi ốm đau

- Giúp đỡ người nghèo , khuyết tật

- Có lòng vị tha , nhân đạo

- Biết tha thứ cho người khác

Câu 4:

Thế nào là sống tự lập?

Tự lập là tự mình làm mọi việc, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu , tạo dựng cuộc sống của mình , không trông chờ ,dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác

Biểu hiện của việc sống tự lập.

- Tự làm mọi việc trong cuộc sống hàng ngày

Câu 5: Sống tự lập có giá trị và tầm quan trọng như thế nào?

- Tạo được sự tự tin

- Làm cho con người dám đương đầu với khó khăn và thử thách

- Có được ý chí nỗ lực vươn lên :

+ Trong học tập

+ Trong công việc

+ Trong cuộc sống

- Người có tính tự lập thường xuyên thành công trong cuộc sống

- Nhận được sự kính trọng của mọi người

Câu 6: Cách rèn luyện nếp sống tự lập.

* Trong học tập

- Tự làm bài tập

- Tự chuẩn bị sách vở

* Trong công việc

- Không dựa dẫm vào người khác

- Chăm chỉ làm việc

* Trong cuộc sống

- Tự hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra

Bình luận (0)
HT
18 tháng 12 2016 lúc 17:45

nhiều người trả lời phết nhỉ lâm đần

 

Bình luận (1)
ES
Xem chi tiết
TQ
11 tháng 1 2017 lúc 20:50

KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN MÌNH

NHƯNG THÔI XIN CHIA BUỒN VỚI BẠN

Bình luận (0)
CT
11 tháng 1 2017 lúc 21:31

Xin được chia buồn với bạn. Mà bạn làm thế nào mà để bị mất nick vậy?

Bình luận (2)
CB
11 tháng 1 2017 lúc 22:13

Liên hệ với các thầy cô hoặc các anh chị CTV để nhận sự giúp đỡ nha ! mình từng bị 1 lần rồi và cũng lấy lại được ( ở trang online maths )

Bình luận (0)