Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 7 2017 lúc 8:49

Những giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đọan trích: thể thơ lục bát cổ truyền, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện pháp tu từ quen thuộc, điệp ngữ “buồn trông”…

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
25 tháng 3 2017 lúc 14:12

Đáp án C

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
MN
21 tháng 10 2021 lúc 21:18

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Bình luận (1)
T9
Xem chi tiết
TL
9 tháng 11 2021 lúc 15:55

    * theo ý kiến của mình
-chị em thuý kiều: dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẫy , ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
-kiều ở lầu ngưng bích: mượn cảnh vật xung quanh để nói lên tâm trạng con người < biện pháp tả cảnh ngụ tình>.
        

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
NT
21 tháng 11 2021 lúc 0:40

- Không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng. Không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.

- Thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải thức khuya, dậy sớm bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình

- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân: Qua đó ta thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, xấu hổ cho thân phận của mình.

Đây là dàn ý mà lười ghi cả bài quá :))

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 2 2017 lúc 16:40

Các từ láy được sử dụng trong bài: man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

●    “thấp thoáng”: gợi tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của ánh mặt trời sắp tắt.

●    “man mác”: sự chia ly, cách biệt, khi Kiều càng ngày càng thấy bản thân lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi ba chìm sóng nước.

●    “xanh xanh”, “ầm ầm”: chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đang đổ dồn tới đè nặng lấy tâm trạng và kiếp người nhỏ bé của Kiều.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 4 2019 lúc 9:54

- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ.

- Phần cảm nhận:

   + Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

   + Thân đoạn: cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.

   + Kết đoạn: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KL
1 tháng 3 2021 lúc 8:36

Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” được trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở vị trí phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” Nội dung: sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, mặc cho Tú bà mắng nhiếc, chửi rủa nhưng Kiều vẫn nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Vì quá đau đớn và tủi nhục, phẫn uất, Kiều đã định đi tự vẫn, thấy vậy, Tú bà sợ mất vốn nên đã lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ giả vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn rằng khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Chính vì thế mà Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện những âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn. Kết cấu của đoạn trích gồm có ba phần, phần một bao gồm sáu câu đầu diễn tả hoàn cảnh cô đơn và tội nghiệp của Kiều, phần hai là tám câu tiếp theo diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của  nàng, phần ba là tám câu thơ cuối, diễn tả tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và đáng thương của Kiều, đồng thời bộc lộ được nỗi nhớ người thân da diết, nhớ người yêu và nhớ gia đình, tấm lòng thủy chung và hiếu thảo, vị tha của Kiều đang bị giam giữ, trói buộc ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích là thành công của tác giả Nguyễn Du về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong cả tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích đồng thời cũng thể hiện được sự đồng cảm và lòng thương xót của tác giả dành cho số phận và những nỗi đắng cay trong cuộc đời Kiều.

 

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết