Những câu hỏi liên quan
PB
Xem chi tiết
LT
7 tháng 10 2017 lúc 20:19

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)
CA
7 tháng 10 2017 lúc 20:52

Với thể thơ lục bát truyền thống, bài ca dao là lời ru của người cha, người mẹ đối với con cái. Qua đó, khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ.

Với hình ảnh so sánh quen thuộc công cha-núi ngất trời, nhĩa mẹ-nước mẹ-nước ngoài biển Đông, 2 câu ca dao đầu nhằm khẳng định công cha, nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao, cao rộng.''Núi ngất trời, ''nước ngoài biển Đông'' là những hình ảnh biểu tượng cho sự cao lớn vĩnh hằng, bất diệt của tự nhiên. Những hình ảnh ấy kg đong, đo , đếm được. Chỉ có nhứng hình ảnh này mới có thể sánh với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng con cái của mẹ , của cha. Ćch so sánh ấy vừa chính xác, vừa có sức gợi cảm, phù hợp với cách nghĩ của người phương Đông.

Sang câu thứ 3, hình ảnh núi, biển được liệt lại 1 lần nhằm nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta rằng cần biết ghi lòng tạc dạ công lao trời bể ấy. Câu ca dao cuối của bài ca dao là 1 lời khuyên hết sức bổ ích cho mỗi chúng ta. Cha mẹ vất vả nhiều bề sinh ra mỗi chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, mỗi chúng ta cần làm tròn bổn phận kẻ làm con với cha mẹ.

Ngôn ngươ bài ca dao có âmđiệu ngọt ngào của lời rukhiến bài ca dao dễ đi vào lòng người đọc

Bình luận (0)
CA
7 tháng 10 2017 lúc 20:58

Ḅn viết cách này ngắn hơn nè nhưng ch́c kg rỏ lắk đâu:

Bài cd là lời của cha mẹ nói với con cái<lời mẹ ru con>. Với cách so sánh hình ảnh núi ngất trời-công cha, nước ngoài biển Đông- nghĩa mẹ, lấy cái vĩnh hằng, vô tận uc̉a thiên nhiên để so sánh công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, kg j̀ sánh nổi. Ngệ thuật ẩn dụ''núi cao , biển rộng'' cùng thành ngữ''cù lao 9 chữ'' vừa diễn tả, vừa cụ thể hóa sự hi sinh vất vả, khó nhọc của mẹ cha đồng thời bộc lộ lòng biết ơn sâu sắc. Đồng thời nhắc nhở con cái phải biết hiếu nghĩa với cha mẹ. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng của thể thơ lục bát khiến lời ru thêm lôi cuốn, du dương, truềng cảm

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
7T
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LP
18 tháng 10 2016 lúc 6:31

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
PT
17 tháng 10 2016 lúc 21:26

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

 

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)
TP
18 tháng 10 2016 lúc 4:58
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để  đáp đền chữ hiếu ?Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TD
17 tháng 10 2016 lúc 21:20
 Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận. Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!    Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất. Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con. Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể. 

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

cong cha nhu nui thai son

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

 Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Bình luận (9)
KN
Xem chi tiết
HT
10 tháng 12 2019 lúc 21:57

cái gì đó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
10 tháng 10 2021 lúc 21:45

undefinedChỉ có mỗi từ này thôi, chúc bn học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
Xem chi tiết
DH
24 tháng 9 2016 lúc 13:00

Kho tàng ca dao dân ca vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó rực rỡ và thơm mát như bông sen trong đầm, trong trẻo như giếng nước làng, thơm nhẹ như hương đồng cỏ nội. Hơn nữa, nó còn thân thuộc với người dân cày Việt Nam như luỹ tre xanh bao bọc làng quê, tựa cánh cò bay lả bay la trên cánh đòng lúa chín..... Ca dao dân ca cũng là tiếng đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào, cao vời vợi, lan xa theo hương đòng đòng, ngạt mùi sữa, theo nhịp chèo xuôi ngược thiết tha, âu yếm qua lời ru của mẹ hiền, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt trưa hè. Trong mỗi chúng ta, ai mà không biết đến lời ca dao:

       Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

       Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Ý, ngại viết thân bài ghê á, không phải mk đánh máy chậm mà đang bị đau tay

I'm sorry

Bình luận (0)
LP
24 tháng 9 2016 lúc 16:57

     Trong bài ca dao trên ngọt ngào đằm thắm tự như lời ru của ông bà, cha mẹ dành cho con cái. Công lao của cha  làm sao có thể kể hết . Cha làm tất cả vì con, cha hi sinh thân mình để con có cuộc sống tốt. Vì con, mà cha nắng mưa không ngại cực nhọc. Công lao của cha như núi ngất trời, như núi Thái Sơn.

  Mẹ là người đem con tới cuộc sống này, mẹ ân cần chăm sóc con. Tình cảm của mẹ dành cho con chưa bao giờ hết mà nó là vô hạn. Tình cảm, tình yêu thương của mẹ dành cho con như nước ở ngoài biển đông. Mẹ chưa bao giờ than vãn chưa bao giờ mẹ để con phải chịu thiệt thòi. Con ốm mẹ ân cần chăm sóc. 

  Cha mẹ luôn muốn con được hạnh phúc như bao người khác. Con lớn lên trong vòng tay âu yếm và từ dòng sữa của mẹ. " Núi cao biển rộng mênh mông, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" Cha mẹ đã che chở cho con rất nhiều. Công lao của cha mẹ cả đời con xin ghi nhớ trong lòng. Đạo làm con nợ cha mẹ hai chữ :"cảm ơn " chân tình. Khi còn bé thì hãy  chăm ngoan học giỏi khi cha mẹ già phải biết hiếu thuận. Đừng để nước mắt của cha mẹ phải rơi, đừng làm cha mẹ phải buồn.

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)
VD
16 tháng 8 2017 lúc 10:12

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
23 tháng 5 2021 lúc 14:42

Khi so sánh công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ. Trước hết, cha mẹ có công sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có con cái.

Hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CC
23 tháng 5 2021 lúc 14:58

Gia đình là nơi hội tụ của những tình yêu thương. Dù bạn có phạm bao nhiêu lỗi lầm, có vấp ngã bao nhiêu lần, cha mẹ cũng là người sẵn sàng yêu thương và tha thứ cho bạn. Cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người. Hiểu được công lao to lớn của các bậc sinh thành, ca dao xưa có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao của các đấng sinh thành:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Núi Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc). Là một trong những ngọn núi có chiều cao khiêm tốn nhưng lại có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc, người dân ở đây tôn thờ ngọn núi này như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. Vì vậy, khi ví công lao của cha như núi Thái Sơn, tác giả muốn nói về công lao sinh thành ra chúng ta, những đứa con được chở che trong vòng tay của gia đình. Đồng thời muốn nói công lao của cha là to lớn và vững chắc như núi. 

Hình ảnh người bố đặt cạnh hình ảnh núi cho thấy sự mạnh mẽ của người là trụ cột vững chắc trong gia đình. những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Đi liền với công cha là tình thương từ nghĩa mẹ:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự hi sinh và công ơn của mẹ thường được nhắc tới nhiều hơn trong văn chương, bởi mẹ hi sinh cho ta nhiều hơn tất cả mọi người trên thế giới này, không quản nắng sương khó nhọc, cũng không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết tình cảm của mẹ. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được. Vừa trong lành lại đầy ắp, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm

Bởi vậy mà nói, tình cảm của mẹ là không thể nào kể xiết

Nếu hai câu thơ đầu nói về công lao to lớn của cha mẹ, thì hai câu thơ sau là lời khuyên chân thành dành cho những đứa con:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà có những câu thơ:

Công cha nghĩa mẹ cao vời

Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta

Chữ hiếu là bổn phận của những người con, là nghĩa vụ buộc phải thực hiện, vậy mà vẫn có những cá nhân riêng biệt không những không hiểu được công lao của cha mẹ:

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Câu ca dao đơn thuần giản dị nhưng lại nói được đạo lý làm người to lớn. Mỗi chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở mình về đạo làm con, yêu thương quan tâm cha mẹ của mình, làm cho tròn chữ hiếu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
Xem chi tiết
DQ
10 tháng 9 2016 lúc 18:39

lời của người mẹ hát ru con 

Chúc Bạn Học Tốt ! hihi

Bình luận (0)