dùng phương pháp hóa học phân biệt dung dịch HCl và Na2SO4
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau:
a) NaOH, H2SO4, NaCl.
b) Na2SO4, H2SO4, HCl
bằng các phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt mà không dùng thêm các hóa chất nào khác và viết các phương trình phản ứng xảy ra: a) dd Al2(so4)3 và dd Naoh a) dd k2co3 và dd HNO3
a) Đổ từ từ bất kì ( dd A) vào dd B còn lại cho tới dư
Nếu hiện tượng xảy ra:
Xuất hiện kết tủa, kết tủa tan ngay lập tức, sau đó lại xuất hiện kết tủa thì dd A là Al2(SO4)3, dd B là NaOH. 2 PTHH tạo kết tủa và bị hòa tan mình nghĩ nên cho vào 1 PTHH nhưng mình nghĩ bạn nên viết riêng ra:
\(Al_2(SO_4)_3 + 6NaOH \rightarrow 2Al(OH)_3 + 3Na_2SO_4\)
\(Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O\)
Xuất hiện kết tủa, kết tủa tăng dần, đến 1 thời gian thì không tăng nữa, sau đó kết tủa giảm dần đến hết thì dd A là NaOH, dd B là Al2(SO4)3
Tương tự 2 phương trình trên
b)
Cho từ từ dd A vào dd B đến dư
Nếu ban đầu không có khí, sau một thời gian mới có khí thì dd A là dd HNO3 dd B là K2CO3
\(K_2CO_3 + HNO_3 \rightarrow KNO_3 + KHCO_3\)
\(KHCO_3 + HNO_3 \rightarrow KNO_3 + CO_2 + H_2O\)
Nếu xuất hiện khí ngay thì A là dd K2CO3 và B là dd HNO3
\(K_2CO_3 + 2HNO_3 \rightarrow 2KNO_3 + CO_2 + H_2O\)
Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
a . H N O 3 , H C l , B a C l 2 , N a O H b . A l , F e , C u
Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4. Chỉ dùng thêm hóa chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2
B. Dung dịch phenolphtalien
C. Dung dịch Br2
D. Quì tím
Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a. Na2SO4, HBr, KOH, KCl, HCl
b. HCl ,HNO3, Na2CO3, KOH, NaCl.
a)
- Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các lọ dd
+) Lọ làm quỳ đổi màu xanh: KOH
+) Lọ làm quỳ đổi màu đỏ: HBr,HCl
+) Lọ không làm đổi màu quỳ tím: Na2SO4,KCl(1)
- Cho dd BaCl2 vào các lọ dd nhóm (1)
+) Lọ xuất hiện kết tủa trắng : Na2SO4
+) Lọ không có hiện tượng gì xảy ra: KCl
b)
- Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các lọ dd:
+) Lọ làm quỳ đổi màu xanh: KOH
+) Lọ làm quỳ đổi màu đỏ: HCl;HNO3 (1)
+) Lọ không làm đổi màu quỳ tím: Na2CO3;NaCl (2)
- Cho dd AgNO3 vào các dd ở nhóm (1)
+) Lọ xuất hiện kết tủa trắng: HCl
+) Lọ không có hiện tượng gì xảy ra: HNO3
- Cho dd CaCl2 vào các dd nhóm(2)
+) Lọ xuất hiện kết tủa trắng: Na2CO3
+) Lọ không có hiện tượng xảy ra: NaCl
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch mất nhãn sau đây: HCl, Na2SO4, KCl. Viết phương trình minh họa nếu có
TRÍCH MẪU THỬ:
- Cho quỳ tím vào lần lượt các mẫu thử.
+ Mẫu thử không làm quỳ tím đồi màu là Na2SO4 và KCl.
+ Mẫu thử làm quỳ tím chuyển màu là HCl.
- Cho dd Ba(OH)2 vào 2 mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu .
+ Mẫu thử nào có kết tủa trắng đục tạo thành là Na2SO4.
Na2SO4 + Ba(OH)2 --> BaSO4 +2 NaOH.
+ Mẫu thử không có hiện tượng là KCl.
* Trích mỗi chất một ít ra để làm thí nghiệm.
Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với quỳ tím .
+ Mẫu thử làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dd HCl .
+ Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là hai dd Na2SO4 và KCl . ( Nhóm 1 )
Cho các mẫu thử ở nhóm 1 tác dụng với dd muốn BaCl2 .
+ Mẫu thử nào tác dụng với BaCl2 tạo ra kết tủa trắng là dd Na2SO4 .
Ptpư : \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2NaCl\)
+ Mẫu thử nào không tác dụng với BaCl2 là KCl .
Câu 2:Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt: a/ các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, HCl, NaCl, NaNO3.
b/ các bình khí riêng biệt bị mất nhãn sau:
+ O2, Cl2, HCl
+ O2, O3, N2, Cl2
a)
- Dùng quỳ tím
+) Quỳ tím hóa đỏ: HCl
+) Quỳ tím hóa xanh: NaOH
+) Quỳ tím không đổi màu: NaCl và NaNO3
- Đổ dd AgNO3 vào 2 dd còn lại
+) Xuất hiện kết tủa: NaCl
PTHH: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl\downarrow\)
+) Không hiện tượng: NaNO3
Câu 2 :
Cho quỳ tím lần lượt vào từng chất :
- Hóa xanh : NaOH
- Hóa đỏ : HCl
- Không HT : NaNO3 . NaCl
Cho dung dịch AgNo3 vào 2 chất còn lại :
- Kết tủa trắng : NaCl
- Không HT : NaNO3
b/
+) Cho quỳ tím ẩm lần lượt vào từng lọ khí :
- Hóa đỏ sau đó mất màu : Cl2
- Hóa đỏ : HCl
- Không HT : O2
+) Cho quỳ tím ẩm lần lượt vào từng lọ khí :
- Hóa đỏ sau đó mất màu : Cl2
Cho Ag vào 3 lọ khí còn lại :
- Hóa đen : O3
Cho tàn que đóm đỏ vào 2 lọ khí còn lại :
- Bùng cháy : O2
- Tắt hẳn : N2
a) -Trích...
Nhungns mẩu quỳ tím vào các mẫu thử
Mẫu thử làm quỳ hóa đỏ: dd HCl
Mẫu thử làm quỳ hóa xanh: dd NaOH
- 2 mẫu thử còn lại k làm quỳ đổi màu cho td với dd AgNO3
mẫu thử xh kết tủa trắng là dd NaCl: NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3
mẫu thử k hiện tượng là dd NaNO3
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn
a) HCl, NaOH, Na2SO4
b) H2SO4, KOH, KNO3
a) nhỏ dd vào QT
QT hóa xanh => NaOH
QT hóa đỏ => HCl
QT ko đổi màu => Na2SO4
b) nhỏ dd vào QT
QT hóa xanh => KOH
QT hóa đỏ => H2SO4
QT ko đổi màu => KNO3
`a)`
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Thuốc thử}&HCl&NaOH&Na_2 SO_4\\\hline \text{quỳ tím}&\text{q/tím chuyển đỏ}&\text{q/tím chuyển xanh}&\text{ko có ht} \\\hline\end{array}
_______________________________________________________________
`b)`
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Thuốc thử}&H_2 SO_4&KOH&KNO_3\\\hline \text{quỳ tím}&\text{q/tím chuyển đỏ}&\text{q/tím chuyển xanh}&\text{ko có ht} \\\hline\end{array}
a) Có 4 lọ hoá chất không nhãn chứa lần lượt một trong ba dung dịch HCl, Ca(OH)2, H2SO4 và Na2SO4. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết ba lọ hoá chất trê
b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaNO3, Na2SO4, bị mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình hóa học ( nếu có) để minh họa.
c) Nêu phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất sau: Al, Cu, Fe
Lấy mỗi chất ra một ít và làm thí nghiệm sau:
a. - Nhỏ quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử làm quỳ chuyển đỏ: \(HCl,H_2SO_4\) (1)
+ Mẫu thử làm quỳ chuyển xanh: \(Ca\left(OH\right)_2\)
+ Mẫu thử không làm quỳ chuyển màu: \(Na_2SO_4\)
- Cho dd \(BaCl_2\) vào các mẫu thử ở nhóm (1):
+ Mẫu có hiện tượng kết tủa trắng: \(H_2SO_4\)
PTHH: \(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2HCl\)
+ Mẫu thử không có hiện tượng: HCl.
b. - Nhỏ quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử làm quỳ chuyển xanh: \(NaOH,Ba\left(OH\right)_2\) (1)
+ Mẫu thử làm quỳ chuyển đỏ: \(H_2SO_4\)
+ Mẫu thử không làm quỳ chuyển màu: \(NaNO_3,Na_2SO_4\) (2)
- Tiếp tục cho dd \(H_2SO_4\) vừa nhận biết được nhỏ vào các mẫu thử ở nhóm (1):
+ Mẫu thử có hiện tượng kết tủa trắng: \(Ba\left(OH\right)_2\)
PTHH: \(H_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
+ Mẫu thử không hiện tượng nhận biết: NaOH.
- Tiếp tục cho dd \(Ba\left(OH\right)_2\) vừa nhận biết được nhỏ vào các mẫu thử ở nhóm (2):
+ Mẫu thử có hiện tượng kết tủa trắng: \(Na_2SO_4\)
PTHH: \(Ba\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaOH+BaSO_4\)
+ Mẫu thử không xảy ra hiện tượng: \(NaNO_3\)
c. - Cho các mẫu thử vào dd HCl:
+ Mẫu thử không có hiện tượng: Cu
+ Mẩu thử có hiện tượng khí không màu thoát ra: Al, Fe (1)
- Tiếp tục cho dd NaOH dư vào sản phẩm của các mẫu thử ở nhóm (1):
+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng xanh suy ra mẫu ban đầu là Fe
+ Mẫu thử tạo kết tủa keo trắng rồi sau đó kết tủa dần tan suy ra mẫu ban đầu là Al.
Các PTHH minh họa:
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(FeCl_2+2NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+2NaCl\)
\(AlCl_3+3NaOH\rightarrow Al\left(OH\right)_3+3NaCl\)
\(Al\left(OH\right)_3+NaOH\rightarrow NaAlO_2+2H_2O\)