Soạn văn lớp ̉ bài chủ đề dàn ý của bài văn tự sự
HD soạn bài : Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ( ngữ văn 6 )
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chủ đề của bài văn tự sựa) Chủ đề của bài văn tự sự là gì? Nó được thể hiện ra sao trong văn bản?- Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kể muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.- Chủ đề của bài văn tự sự toát lên từ toàn bộ câu chuyện được kể. Sự việc và nhân vật trong câu chuyện được lựa chọn, sắp xếp nhằm thể hiện chủ đề, thống nhất trong việc thể hiện chủ đề.- Chủ đề có khi được trực tiếp nói ra, cũng có khi không trực tiếp nói ra mà ngầm thể hiện ra. Song dù có trực tiếp nói ra hay không người kể cũng phải hướng tới việc kể làm sao để cho người đọc (hoặc nghe) hiểu được chủ đề. Chủ đề thường được thể hiện ra rõ nhất trong các tình huống mâu thuẫn của câu chuyện, ở cách giải quyết mâu thuẫn, ở kết cục của câu chuyện.b) Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.Gợi ý: Để nắm được chủ đề của bài văn cũng như cách thể hiện nó của người kể, nên tập trung vào giải quyết một số yêu cầu sau:- Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?- Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp ra ở những câu văn nào? So sánh với truyện Phần thưởng để thấy sự khác nhau trong việc thể hiện chủ đề?- Chủ đề ấy được thể hiện qua các sự việc trong phần thân bài như thế nào?- Qua nắm bắt chủ đề của bài văn, hãy đặt tên cho bài văn.Giải quyết được các yêu cầu trên sẽ thấy: Chủ đề của bài văn là biểu dương tấm gương hết lòng vì người bệnh, không kể giàu - nghèo, sang - hèn của người thầy thuốc. Trong bài văn này, chủ đề thể hiện ngay ở đoạn đầu: "hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh", hay trực tiếp bộc lộ ra ở câu nói của Tuệ Tĩnh: "Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ."; khác với chuyện Phần thưởng, chủ đề không được trực tiếp phát biểu mà ngụ ý trong câu chuyện.Ở phần thân bài, để thể hiện chủ đề hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh, người kể tập trung kể về hai việc làm của Tuệ Tĩnh: Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.Tên truyện và chủ đề của truyện có quan hệ thống nhất với nhau. Tên truyện gợi ra chủ đề của truyện. Các tên gọi: Tuệ Tĩnh và hai người bệnh, Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh, Y đức của Tuệ Tĩnh đều đã thể hiện được chủ đề của truyện. Tuy nhiên, mỗi tên gọi có sắc thái ý nghĩa khác nhau: tên gọi thứ nhất nêu lên tình huống của truyện, tên gọi thứ hai nhấn mạnh tình thương yêu người bệnh của Tuệ Tĩnh, tên gọi thứ ba nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp. Có thể lựa chọn tên gọi khác nữa miễn sao không lệch chủ đề của bài.2. Dàn bài của bài văn tự sựDàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc kĩ truyện Phần thưởng và thực hiện các yêu cầua) Truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì?b) Sự việc nào tập trung cho việc thể hiện chủ đề? Sự việc ấy được kể trong câu văn nào?c) Hãy chỉ ra dàn bài ba phần của truyện.d) So sánh về sự thể hiện chủ đề và bố cục với bài văn về Tuệ Tĩnh.đ) Sự việc nào của câu chuyện em thấy thú vị? Tại sao?Gợi ý:- Trả lời được câu hỏi (a) có nghĩa là đã nắm được chủ đề của truyện. Truyện chế giễu tên quan cận thần tham lam đồng thời biểu dương sự thông minh, nhanh trí của người nông dân.- Sự đề nghị của người nông dân về phần thưởng thể hiện rõ chủ đề của truyện: "Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."- Bố cục ba phần của truyện là:+ Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."+ Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.".+ Phần còn lại là thân bài.- So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần. Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyệnPhần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.- Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.2. Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ Gươm, nhận xét về phần mở bài và phần kết bài của hai truyện.Gợi ý:- So sánh hai mở bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng."+ Truyện Sự tích hồ Gươm: "Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc."Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển. Ở phần mở bài của truyện Sự tích Hồ Gươm, ngoài việc giới thiệu tình huống mở đầu cho câu chuyện, còn thêm nội dung dẫn giải sâu hơn về sự việc chính của câu chuyện: đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Nếu chỉ dừng lại ở sự việc nghĩa quân còn non yếu nên nhiều lần bị thua thì cũng có thể xem là đã giới thiệu được tình huống truyện.- So sánh hai kết bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."Hai kết bài đều có nội dung nêu lên sự việc tiếp diễn nhưng cách thể hiện khác nhau, phù hợp với chủ đề của mỗi truyện. Ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, kết bài nêu sự việc tiếp diễn, cũng là nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. ở truyện Sự tích Hồ Gươm, chủ yếu là đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện (trả gươm - hoàn kiếm), nhưng đồng thời đây cũng là sự việc có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.
I. Chủ đề của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn SGK để trả lời câu hỏi
1. Câu hỏi
Câu 2: Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.
a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.
b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.
Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.
Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.
d.
Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.
Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.
II. Luyện tập
Câu 1:
a. Chủ đề của truyện này nhằm:
Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.
Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.
Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.
Câu văn thể hiện việc này là: Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…
b. Bố cục ba phần của truyện là:
Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."
Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp."
Phần còn lại là thân bài.
c. So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.
Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.
d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.
Câu 2:
- So sánh hai mở bài:
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.
Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.
Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.
- So sánh hai kết bài:
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."
Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."
Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyệnSơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.
Văn lớp 6 : Bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Câu hỏi Giải thích tên truyện là : Tuệ Tĩnh và 2 người bệnh
cho đề bài :Kể một câu chuyện của lớp em với chủ đề về tinh thần đoàn kết ,hợp tác ,chia sẻ
(1) tim ý và lập dàn ý cho bài văn
(2) chọn một ý trong phần thân bài ,viết thành một đoạn văn tự sự ,trong đó có sử dụng ít nhất 3 cụm danh từ,gach chan 3 cụm danh từ ấy
Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến đông viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng.
cho đề bài sau: Kể một câu chuyện của lớp em với chủ đề đoàn kết, hợp tác, chia sẻ.
(1) tìm ý và lập dàn ý cho bài văn trên
(2) chọn một ý trong phần thân bài, viết thành một đoạn văn tự sự, trong đó có sử dụng ít nhất 3 cụm danh từ, gạch chân dưới 3 cụm danh từ đó.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
Câu 2:Phương thức tự sự?Dàn ý chung của bài văn tự sự?
Câu 3 Khi kể người việc trong bài văn tự sự chú ý đến điều gì?
Câu 4:Đoạn văn -mối quan hệ giữa câu chủ đề và các câu khác trong đoạn văn?
Câu 6:Các thứ tự kể thường gặp trong văn tự sự?
Câu 7:Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
2/ - Là trình bay 1 chuỗi các sự vật, sự việc này dẫn đến sự vật, sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, Thể hiện 1 ý nghĩa
- Dàn ý chung
+ MB: Giới thiệu ccaau chuyện (Hoàn cảnh,không gian, thời gian, nhân vật,...)
+ TB : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến sự việc
+ KB: Kết thúc câu chuyện ( Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc 1 chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa )
6/ - Nguyên Nhân
- Diễn biến
- Kết quả
Còn các câu khác thì sao bn ?????
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có bố cục giống dàn ý một bài văn tự sự (Mở bài, thân bài và kết bài).
A. Đúng
B. Sai
A nha
Chúc bạn học tốt !!!
Viết dàn ý kể 1 câu chuyện của lớp bạn với chủ đề về tinh thần đoàn kết,hợp tác,chia sẻ.
Chọn 1 ý trong phần thân bài,viết thành một đoạn văn tự sự,trong đó có sử dụng ít nhất 3 cụm danh từ,gạch chân 3 cụm danh từ ấy.
Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rã thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Thân bài: Đoàn kết là gì?Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất. Sự thống nhất này cả về tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung. Mục đích là nhằm đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
* Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.
Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.
Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
* Nhận thức sức mạnh của tinh thần đoàn kết:Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời. Đoàn kết là cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp. Thế nên, sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn. Hồ chủ tich từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô đich”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh hoa, trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người.
* Muốn có tinh thần đoàn kết ta phải làm gì?Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ, gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết chính là chiếc chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công.
Phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, xã hội, tập thể. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh cùng hướng đến lợi ích chung, phát huy cao tinh thần tập thể.
* Phê phán:
Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân. Họ sống thờ, ơ vô cảm, không quan tâm đến cộng đồng. Người ích kỉ thường tách mình ra khỏi tập thể, né tránh những trách nhiệm chung. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Bài học:
– Sống phải biết đoàn kết. Đoàn kết đem lại sức mạnh vô địch.
– Là học sinh chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích mai nay đêm sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
soạn bài lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm . soạn hộ mk nha , ai nhanh nhất mk k cho , arigato mina ak mak nhớ pk ngắn thui nha