các bn giúp mik đề này :Biểu cảm về 1 loài hoa em thik
KO CHÉP MẠNG NHA MAI MIK NỘP RÙI
CẢM ƠN CÁC BN
tả trường em trước buổi học
ko chép trên mạng
giúp mik nha cảm ơn các bn
Hôm nay là một buổi sáng thứ hai đầu tuần cũng là ngày lớp em phải trực tuần nên em đi học rất sớm. Lần đầu tiên đến trường sớm như vậy, em đã có dịp được quan sát ngôi trường vào buổi sớm.
Thời tiết hôm nay thật đẹp. Trời còn sớm nên chưa có ánh nắng. Không khí buổi sáng thật trong lành biết bao. Tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả bởi vì có rất ít học sinh đến trường. Ngôi trường lúc này dường như vẫn còn chìm trong giấc ngủ say. Ngôi trường sơn màu vàng tươi thắm trong màn sương càng tôn lên khang trang và mỹ lệ.Các lớp học vẫn đóng cửa và chưa sáng đèn. Hàng cây rì rào trong gió, không khí yên tĩnh nên dường như chúng em đều nghe rõ.
Lát sau, mặt trời đã như một quả cầu lửa từ từ lên cao ban phát những tia nắng ban mai xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá bàng giữa sân trường trở nên long lanh như những hạt ngọc.
Chốc chốc, học sinh đã đến đầy sân trường. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt, ồn ào hơn. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường.Tiếng gọi nhau í ới vui vẻ. Trên sân trường, mỗi góc sân lại có một nhóm bạn chơi trò chơi khác nhau. Bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây,bạn ngồi dưới gốc cây ôn lại bài cũ. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Một lúc sau, tiếng trống vào học vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!” báo hiệu giờ học đầu tiên đã bắt đầu. Học sinh ùa vào trong lớp học. Bên ngoài không khí lại yên tĩnh trở lại. Lá cờ bay phần phật trong gió.
Em rất thích quang cảnh trường em trước buổi học. Dù có phải xa mái trường này thì em sẽ luôn nhớ về nó.
Ko chép mạng , còn tin hay ko là tùy bạn
Vì nhà ở gần trường nên em được giao nhiệm vụ cầm chìa khóa lớp. Cũng vì vậy mà mỗi sáng em được tới trường sớm hơn một chút, được tận hưởng khung cảnh quang đãng của trường trước buổi học. Đôi chân em bước thật nhanh đến trường, cánh cổng thấp thoáng phía đằng xa vẫn luôn đứng đó như mời gọi chúng em: “Các bạn nhỏ ơi hãy nhanh chân đến trường”. Đối với em đó như là cánh cổng thần kì mà mỗi lần bước chân qua em ngỡ như mình bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Ở đó có những thầy cô giáo mà em luôn kính trọng, có những người bạn mà em vô cùng yêu thương.
Buổi sớm, những tia nắng ban mai chiếu xuyên qua kẽ lá khiến cho khung cảnh trở nên lung linh hơn. Tấm biển mang tên ngôi trường nằm hiên ngang phía trên cánh cổng. Được là một phần của ngôi trường này luôn khiến em cảm thấy tự hào. Sân trường lúc này vẫn còn khá vắng vẻ, nhiều lớp học vẫn còn khóa cửa. Chỉ có lác đác vài bạn học sinh đến trường sớm để mở cửa lớp giống như em hoặc đến sớm để làm vệ sinh lớp học. Trên sân trường, những hàng cây đứng lặng im. Trên những tán cây, chùm phượng vĩ đang bắt đầu đua nở, vậy là một mùa hè nữa sắp tới.
Sự yên tĩnh của sân trường nhanh chóng bị phá vỡ khi gần đến giờ vào lớp. Học sinh tới trường ngày một đông hơn. Các bạn đến trường thành từng nhóm, tiếng cười tiếng nói vang dội một góc trời. Khi tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên, tất cả các bạn học sinh lại ùa vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên.
Quang cảnh buổi sáng ở trường em thật đẹp làm sao. Những hình ảnh này sẽ luôn in sâu trong tâm trí của em và sau này dù có đi những đâu thì khoảng thời gian học tập dưới ngôi trường này vẫn là khoảng thời gian mà em nhớ mãi không quên.
Tham khảo :
Có lẽ thời điểm ngôi trường nhộn nhịp tươi vui và hứng khởi nhất trong một ngày chính là khoảng thời gian trước buổi học. Khi ấy cả thầy cô và các bạn đều cảm thấy tràn đầy năng lượng, em thích nhất là đứng từ trên tầng nhìn vào khung cảnh trường trước khi buổi học bắt đầu.
Trường em có không gian rất xanh mát, khắp nơi là cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh. Nào là phượng vĩ màu đỏ, bằng lăng màu tím, hoa ban màu trắng và những giỏ hoa đầy màu sắc treo trước hiên cửa lớp học. Cơn gió buổi sớm như đang chào đón dẫn lối đưa em vào với trường, với lớp, từng hàng cây rung rinh, đung đưa như đang vẫy gọi em. Lớp học của em ở trên tầng 2, sau khi cất cặp sách vào trong lớp, em lại ra đứng ở ban công ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường trước giờ học.
Từ cổng đi vào là các bạn học sinh cùng thầy cô giáo đang đi vào trường, bước chân rảo nhanh hướng về các lớp học. Dưới sân trường là những đám bạn chơi trò chơi như nhảy dây, ô ăn quan, có những cặp bạn rủ nhau ngồi ghế đá đọc chung quyển truyện trước giờ học. Trong lớp học từng chỗ trống được lấp đầy, có bạn ngồi nói chuyện với nhau, có bạn thì tranh thủ mở sách ra ôn lại bài cũ. Tất cả khung cảnh và hoạt động diễn ra trong ngôi trường khi ấy em đã ghi nhớ lại tất cả, đối với em đó là những giây phút tuyệt vời. Đó sẽ là những kỉ niệm tuyệt đẹp đối với em khi phải chia tay mái trường này.
Tiếng trống trường đã vang lên, em sẽ lại ngắm ngôi trường trước buổi học vào ngày mai. Mọi thứ vừa diễn ra tại sân trường chỉ là đang tạm ngưng lại mà thôi, đợi đến giờ ra chơi, mọi thứ lại trở về với náo nhiệt và rộn ràng như lúc đầu.
\(1+\dfrac{1}{2}.\dfrac{3.2}{2}+\dfrac{1}{3}.\dfrac{4.3}{2}+...+\dfrac{1}{500}.\dfrac{501.500}{2}\)
Các bn giải hộ mk vs ạ. Mai mik pk nộp rùi
CẢM ƠN CÁC BN RẤT NH!!!
\(1+\dfrac{1}{2}.\dfrac{3.2}{2}+\dfrac{1}{3}.\dfrac{4.3}{2}+...+\dfrac{1}{500}.\dfrac{501.500}{2}\)
\(=\dfrac{2}{2}+\dfrac{3}{2}+\dfrac{4}{2}+...+\dfrac{501}{2}\)
\(=\dfrac{2+3+4+...+501}{2}\)
\(=\dfrac{\left(501-2+1\right).\left(501+2\right)}{4}\)
\(=\dfrac{\left(501-2+1\right).\left(501+2\right)}{4}=62875\)
Các bạn ơi, giúp mik với! Mik đang cần gấp lắm! Mik hứa ai làm nhanh sẽ cho 1 tik nha!
Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư.
Mik cảm ơn các bn rất nhiều!Nhưng đừng chép mạng nha mấy bn!!!
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
cảm ơn bn nhiều nha!
Đề bài : Loài cây em yêu. ( Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam : tre, dừa, chuối, gạo, đa,..., không viết lại về cây sấu)
Các bn giúp mik nhé.Viết về cây tre đi...ko chép mạng, ai làm nhanh nhất mik tik cho...help me...help...NHỚ ĐÂY LÀ VĂN BIỂU CẢM LỚP 7
Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)
Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.
Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)
Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?
Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.
Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.
Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.
Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.
Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.
Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.
Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.
Giúp mik vơi nha các bn! ^^
Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 9 câu ) nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ'' Đêm nay Bác không ngủ'' của nhà thơ Minh Huệ
Chú ý:
- Không chép mạng và sách giải nha!
Mik sẽ tick cho bn nào làm đầu tiên mà không chép mạng! Các bn trả lời nhanh nha, mik cần gấp lắm!
Cảm ơn các bn nhiều!^^
các bn ơi, giúp mik với! Mik cần gấp lắm!
Bài làm của mik nek :
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, hình tượng Bác Hồ thật gần gũi mà giản dị. Bác không lo ốm, không lo mình bị bệnh mà lại lo cho các chiến sĩ và đồng bào nằm giữa rừng trong thời tiết lạnh lẽo. Lòng yêu thương, chăm lo ân cần của Bác không khác gì tình yêu của biển cả mênh mông. Tình yêu ấy của Bác đã làm cho một người chiến sĩ ấm lòng, và nhà thơ đã ví Bác như Người Cha mái tóc bạc. Chăm lo ân cần cho các đứa con của mình, sự lo lắng của Bác đã làm cho Bác không thể ngủ được. Và đó cũng chỉ là một trong vô vàn đêm mà Bác không ngủ, bộc lộ nỗi lòng và sự lo lắng khôn xiết khó tả được của bác cho nhân dân và chiến sĩ.Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác là một bầu trời vô tận và không có điểm dừng. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì cả cuộc đời Người chỉ dành trọn cho nhân dân và Tổ quốc.
Bài văn do mik tự nghĩ ra nha bạn ! ^u^
Mik cảm ơn bạn @ Nguyễn Nhật Linh Nhìu nha!^^. Mik k cho bn rùi đó!
Các bạn ơi giúp mình làm văn với ! Đề bài là Biểu cảm về bồn hoa lớp em !
Mai mình nộp rồi giúp mình với nha !( Các bạn tự viết chứ đừng chép mạng nhé)
Yêu các bạn nhiều lắm !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bài làm:
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ
Em đã gắn bó với ngôi trường cấp I này được bốn năm rồi. Em yêu nhất là vườn hoa nằm ở góc sân trường.
Vườn hoa trường em rất đa dạng, phong phú. Tuy không lớn lắm nhưng nó là nơi sinh sống của rất nhiều loại cây khác nhau. Ấn tượng nhất là những khóm hoa cúc vàng rực rỡ, hoa cúc trắng khiêm nhường. Những nàng hoa hồng có vẻ kiêu kì hơn, hoa mười giờ giản dị nhưng cũng đầy màu sắc. Bông nào cũng mềm mại, mang vẻ đẹp dịu dàng, dễ thương. Kế bên là những chậu cây cảnh được tỉa thành nhiều hình dáng rất bắt mắt. Có lẽ phải kì công lắm mới tạo ra được những chậu cảnh đẹp đến thế. Khu vườn trường em còn trồng một số cây ăn quả như cây hồng xiêm, cây xoài. Mùa hè, những chùm quả lúc lắc như các cậu bé nô đùa với nhau. Giữa khu vườn là cái hồ nho nhỏ xinh xinh. Nước trong hồ mát lành, sạch sẽ, mấy chú cá vàng tung tăng bơi lội. Cây liễu đứng cạnh bên duyên dáng, thỉnh thoảng xoã mái tóc dài xuống chải chuốt. Trong vườn, nhà trường còn dành một góc nhỏ cho học sinh thực hành môn sinh học, đó là không gian rất lí thú với chúng em. Vườn có một vài chiếc ghế đá, vào giờ ra chơi, học trò lại ra đó ngồi nói chuyện, cười đùa rôm rả...
CM nhân dân ta luôn sống theo truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn .
Các bạn giúp mk với mai phải nộp rùi , đừng chép mạng nha bởi bài này cô giáo mk chấm mà cô dữ lắm nếu chép mạng cho 0đ luôn
Giúp mk nha cảm ơn các bn nhiều !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.
Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.
Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa? Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:
" Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.
Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...
Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.
Viết 1 bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
M.n giúp mik vs mai mik nộp r
ko cop mạng nha