Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
MN
1 tháng 10 2021 lúc 14:59

Em tham khảo:

 Chúng ta hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻNhững từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hộiChủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
TP
14 tháng 8 2019 lúc 15:38

Tiếng việt của chúng ta rất giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam



Bình luận (0)
H24
14 tháng 8 2019 lúc 15:59

Ngôn ngữ và chữ viết là sáng tạo đọc đáo của mỗi dân tộc, nó thể hiện sức sống mãnh liệt và bản lĩnh của dân tộc đó. Tiếng Việt là do người Việt ta sáng tạo ra. Tuy được kí âm bằng chữ cái Latinh nhưng thể hiện sâu sắc văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Một trong những đặc điểm nổi bậc nhất đó là Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Đặc điểm ấy được cụ thể hóa rõ nét trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của tác giải Đặng Thai Mai.Ngôn ngữ là một tổng hòa các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ được phát triển theo thời gian. người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

So với các ngon ngữ khác trên thế giới, nếu so sánh về mặt chữ viết, Tiếng Việt ta thuộc loại sinh sau đẻ muộn. Chữ Quốc ngữ chính thức được công nhận và sử dụng như một ngôn ngữ chính thống của dân tộc vào giữa thế kỉ 20. Thế nhưng, tiếng nói lại có trước đó hơn 4000 năm. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tiếng Việt đã tích lũy được một vốn từ to lớn. bởi thế Tiếng Việt có đầ đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu càu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ sức biểu đạt đời sống sản xuất và đời sống tinh thần đằm thắm, hồn hậu của người Việt.

Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Tiếng Việt lại có 6 thanh điệu, 2 âm bình và 4 âm trắc. Do đó, Tiếng Việt có thể kể là một trong những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm và nhạc tính bậc nhất thế giới. Người nước ngoài khi nghe người Việt ta nói chuyện họ cảm nhận như người Việt ta đang hát bởi ngon ngữ có tính nhạc cao, lúc trầm, lúc bổng, du dương như lời ca tiếng nhạc.

Giá trị của tiếng nói cố nhiên không dừng ở chuyện chất nhạc. Cái giàu có thực sự của Tiếng Việt đó là ở cấu tạo từ ngữ phong phú và hình thức biểu đạt tài tình của nó. Trước hết là về mặt từ ngữ, Tiếng Việt không thua kém bất kì ngôn ngữ nào về mặt từ ngữ. Trải qua thời gian, số lượng từ ngữ ngày càng tăng lên nhiều.

Ngữ pháp cũng dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Có người cho rằng ngữ pháp Tiếng Việt lỏng lẻo, thiếu ổn định. Đặc điểm đó một phần là do sự biến chuyển không ngừng của ngữ pháp Tiếng Việt, một phần là do lối sống hài hòa, thích ứng cao của người Việt ta.

Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản than mình và năng lực sáng tạo, tiếp nhận của dân tộc, Tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và những dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,… Bởi thế, Tiếng Việt không ngừng tiếp thu về mình những giá trị tinh hoa của thế gới và ngày một trở nên giàu có hơn.

Tiếng Việt ta rất giù bởi do đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng, tình cảm dồi đà của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiện nhiên và đấu tranh chống giạc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước

Có thể nói Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Đẹp ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Vẻ đẹp ấy có thể thấy qua hệ thống những câu tục ngữ, bài ca dao, câu hò, câu hát đằm thắm mang đậm sắc thái của đời sống người Việt ta mà không nơi nào có được.

Vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện sâu sắc trước hết là ở cách dùng từ đặt câu. Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người.

Tiếng Việt ta đẹp như thiên nhiên, đất nước. Tiếng Việt ta đẹp là bởi tâm hồn người Việt ta rất đẹp. Người Việt yêu thiên nhiên, gửi gắm ở thiên nhiên một tình yêu rất lớn. tiếng Việt ta rất đẹp là bởi đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp

Dựa trên những lí lẽ và dãn chứng hùng hồn đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một chứng cớ rất rõ về sức sống của nó, cũng là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tọc Việt Nam.

Bình luận (0)
H24
14 tháng 8 2019 lúc 16:22

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
H24
5 tháng 2 2022 lúc 14:56

Tham khảo:

Trên đời này ai mà chẳng có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của mỗi chúng ta. Nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!

Bình luận (1)
NY
5 tháng 2 2022 lúc 14:49

giúp mik vs ạk                    

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NT
7 tháng 11 2021 lúc 8:43

Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời  kì mấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh nhần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cahc chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lan giả thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị  Dậu là người phụ nữa có tinh thanahf phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị dám đỡ lấy tay. Sau đó tên Cai Lệ bịt vào ngực chị Dậu, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của bà đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương ông, có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
H24
9 tháng 10 2017 lúc 11:46

“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tình thưong là hạnh phúc của con người”.

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con ngừoi luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mangcon chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha, người ông, người bà, … đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chưong nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

Bạn tìm hộ mình hé vì mình bận nên chưa làm phần chỉ rõ cho bạn được

Bình luận (0)
PT
9 tháng 10 2017 lúc 11:48

OoO_TNT_OoO  mình bảo  7đến 10 câu thôi mà

Bình luận (0)
DB
9 tháng 10 2017 lúc 11:51

de vai

len tren mang ma tim roi coppi bai tren do

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
DL
31 tháng 3 2022 lúc 19:19

cần làm những yêu thương là gì vậy ?

Bình luận (2)
NH
Xem chi tiết