phân tích tác dụng của bptt sau
bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
[help me]
Phân tích tác dụng của 1 BPTT
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt đắng cay muôn phần
(Ca dao)
Em tham khảo nhé:
Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.
Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.
Tham khảo nhé !
Biện pháp so sánh, nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”,
Tác dụng : : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.
bước chân nát đá là gì?
Là bước chân có sức mạnh phi thường
chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong câu sau:”cây sung sướng vươn mình ra đón ánh sáng chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong câu sau:”cây sung sướng vươn mình ra đón ánh sáng mặt trời mỗi buổi sáng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ” mặt trời mỗi buổi sáng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ”
Biện pháp tu từ nhân hoá cây "sung sướng" và "kể" cho mọi người nghe về lòng tốt của Gà Mơ.
Tác dụng:
- Giúp câu chuyện trở nên cuốn hút gần gũi với người đọc.
- Tăng tính hình tượng, nhân hoá cây trở thành con người có hành động suy nghĩ và cảm xúc => gây ân tượng mạnh mẽ với người đọc
Xác định các từ láy và phân tích tác dụng của từ láy có trong đoạn văn sau
“Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.”
Từ láy: bập bùng, rì rầm, mênh mông
Tác dụng; Cho thấy sự bình yên của bản làng với cuộc sống bình dị của người dân và cảnh vật
chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT đc sử dụng trong văn bản sau:
a"Làn thu thuy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắn, liễu hờn kém xanh"
b "Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc 10 năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
a) "Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
- Ẩn dụ: "làn thu thủy" - "nét xuân sơn"
+ Tác dụng: gợi vẻ đẹp tuyệt hảo của Kiều một cách tinh tế, sâu sắc, nghệ thuật nhất khi ẩn dụ mắt nàng Kiều như làn nước mùa thu, lông mày thanh tú như dãy núi mùa xuân. Từ đó làm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời hấp dẫn đọc giả hơn.
- Nhân hóa: "hoa ghen" - "liễu hờn"
+ Tác dụng: nổi bật nên vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều, đẹp đến nỗi sự vật đằm thắm như hoa mềm mại như liễu cũng thấy khó chịu, ghanh ghét. Đồng thời làm hình ảnh câu thơ trở nên sinh động từ đó dự báo trước về số phận của nàng Kiều.
b) "Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc 10 năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi"
- So sánh: "chưa bằng" và Điệp cấu trúc: "con đi - chưa bằng"
+ Tác dụng: diễn đạt rõ sự cực khổ, mệt mỏi, vất vả sâu sắc trong lòng mẹ còn hơn cả sự khốc liệt khó khăn mà người con chịu khi đi lính. Qua đó làm tăng giá trị cảm xúc cho câu thơ càng chân thực hơn, đồng thời câu thơ có sự chặt chẽ, liên kết, lời thơ mạch lạc hấp dẫn đọc giả.
Chỉ ra và nêu tác dụng bptt được sử dụng trong câu thơ:
"Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng"
BPTT: Nhân hóa
Tác dụng: Làm cho câu thơ trở nên sinh động
Cho thấy vẻ hùng vĩ, tráng lệ của biển cả
phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong các câu sau:
a. bài toán này khó quá tớ nghĩ nát óc không ra
b. cô ấy có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
c.bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
nát óc: nhấn mạnh độ khó của bài toán .
nghiêng nước nghiêng thành:chỉ sắc đẹp của người phụ nữ. ở đây ý nói rằng cô ấy là 1 gười rất đẹp.
sỏi đá cũng thành cơm:nhằm khuyên nhủ ta hãy cần cù, chăm chỉ, chịu khó lao động
Phân tích tác dụng của 1 BPTT trong phần trích sau
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
(Trích "Mùa xuân nho nhỏ", Thanh Hải)
Tham khảo nha em:
BPTT: đảo ngữ
Đẹp làm sao khi mùa xuân được thể hiện qua hai hình ảnh rất quen thuộc bình dị trên quê hương xứ Huế của ông . Đó là bông hoa tím biếc , mọc giữa dòng sông xanh . Với động từ " mọc " được đặt ở đầu câu cùng với lối đảo ngữ ( lối đảo ngữ trật tự cú pháp ) đã làm cho hình ảnh thơ càng nổi bật . Phải chăng hoa lục bình đang vươn mình đón nắng xuân trên dòng sông Hương êm đềm của xứ Huế . Câu thơ vừa tạo hình vừa thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên lúc xuân về .
Tham khảo nha !
Đảo cấu trúc câu từ Mọc (Vị ngữ ---> Chủ ngữ)
=> Nhấn mạnh sự xuất hiện của bông hoa, một sức sống tồn tại ở dòng sông
Đảo cấu trúc câu từ Mọc (Vị ngữ ---> Chủ ngữ)
=> Nhấn mạnh sự xuất hiện của bông hoa, một sức sống tồn tại ở dòng sông
Đúng thì like giúp mik nha bạn. Thx bạn
phân tích bptt trong khổ thơ đầu của bài thơ "bếp lửa"
Biện pháp tu từ và nghệ thuật khổ 1 bài thơ Bếp lửa
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!
- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.
- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.
=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
Tham Khảo
- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!
- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.
- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.
=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.