.So sánh tinh hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu:
Giai cấp tầng lớp | Nghề nghiệp | Thái độ với dân tộc |
Địa chủ phong kiến | Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô | |
Nông dân | Làm ruộng, đóng thuế | Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo |
Công nhân | Bán sức lao động, làm thuê | Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc |
Tư sản | Kinh doanh công thương nghiệp | Chưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc |
Tiểu tư sản | Làm công ăn lương, buôn bán | Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX |
Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
D. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản
Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là:
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc => Nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
Đáp án cần chọn là: A
Nêu tình hình các giai cấp, tầng lớp của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc?
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, và mỗi tầng lớp này có thái độ và đối tượng đối với cách mạng giải phóng dân tộc khác nhau. Dưới đây là một tóm tắt về tình hình của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam và thái độ của họ đối với cách mạng:
1. Tầng lớp quý tộc và quan lại:
- Tầng lớp này bao gồm những người giàu có, quyền lực, và có vị thế trong triều đình phong kiến.
- Thái độ: Một phần của tầng lớp này ủng hộ cách mạng vì họ nhận thấy sự suy yếu của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, một phần khác vẫn cố gắng bảo vệ lợi ích của họ trong bối cảnh thay đổi.
2. Tầng lớp thương nhân:
- Tầng lớp này bao gồm các doanh nhân và thương nhân, có vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội.
- Thái độ: Một số thương nhân ủng hộ cách mạng vì họ muốn loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh từ các công ty và ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, một số khác sợ mất lợi nhuận và tương tác tích cực với thực dân Pháp.
3. Tầng lớp nông dân:
- Tầng lớp nông dân chiếm đa số dân số Việt Nam và bị nghèo khó.
- Thái độ: Nhiều nông dân ủng hộ cách mạng vì họ hy vọng cách mạng sẽ giải phóng họ khỏi sự áp bức của thuế và lao động mệt nhọc. Một số nông dân cũng tham gia các cuộc khởi nghĩa như Khởi nghĩa Bãi Sậy và Khởi nghĩa Can Vương.
4. Tầng lớp tri thức và tầng lớp mới nổi:
- Tầng lớp này bao gồm các tri thức, giáo viên, và những người mới nổi trong xã hội.
- Thái độ: Họ thường ủng hộ cách mạng vì họ có kiến thức và hiểu biết về những lợi ích của việc giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội công bằng hơn.
5. Tầng lớp công nhân:
- Tầng lớp này bao gồm các công nhân trong các ngành công nghiệp và lao động chân tay.
- Thái độ: Các công nhân thường ủng hộ cách mạng vì họ hi vọng rằng cách mạng sẽ cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của họ.
-> Tình hình các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX rất đa dạng, và thái độ của họ đối với cách mạng giải phóng dân tộc có sự biến đổi. Tuy nhiên, những giai cấp và tầng lớp ủng hộ cách mạng đã đóng góp quan trọng vào cuộc chiến đấu cho độc lập và tự do của Vi
Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? Tác động của những chính sách đó đén kinh tế xã hội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
+ Thực hiện chính sách phát canh thu tô
Công nghiệp : Khai thác mỏ để xuất khẩu đầu tư vào công nghiệp nhẹ
Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường chính sách bóc lột
Tài chính : Tăng thêm các loại thuế
Các chính sách đó đã tác động đến kinh tế xã hội là:
Xã hội :+Xuất hiện các đô thị
+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tư sản công nhân
+ Đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, không lối thoát
Kinh tế : + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt
+ Nông dân dậm chân tại chổ
+ Công nghiệp phát triển chậm
Câu này có trong đề thi cuối hk kì 2 của trường mk đó pn
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
+ Thực hiện chính sách phát canh thu tô
Công nghiệp : Khai thác mỏ để xuất khẩu đầu tư vào công nghiệp nhẹ
Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường chính sách bóc lột
Tài chính : Tăng thêm các loại thuế
Các chính sách đó đã tác động đến kinh tế xã hội là:
Xã hội :+Xuất hiện các đô thị
+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tư sản công nhân
+ Đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, không lối thoát
Kinh tế : + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt
+ Nông dân dậm chân tại chổ
+ Công nghiệp phát triển chậm
+Nến kinh tế nước ta lúc đó còn phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc
hãy nêu các giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới là: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân.
công nhân, trí thức, chủ xưởng, nhà buôn
Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam
D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam
Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Đáp án cần chọn là: A
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Tham Khảo !
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
THAM KHẢO:
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
Tham khảo:
Tác động đến xã hội Việt Nam : - Giai cấp cũ phân hoá
- Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới : tư sản , tiểu tư sản và giai cấp công nhân,v.v..
- Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn , mâu thuẫn xã hội nhiều.