Những câu hỏi liên quan
FA
Xem chi tiết
7A
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2021 lúc 15:03

Câu D :)

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 10 2017 lúc 9:18

Chọn c

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
KD
15 tháng 5 2021 lúc 5:46

Thamkhao

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả (chữ Hán) Đặng Trần Côn và dịch giả (chữ Nôm) Đoàn Thị Điểm:

      + Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn (năm sinh năm mất chưa rõ) sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là người có cống hiến to lớn trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm thơ, phú chữ Hán.

 

      + Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là người có công với nền văn học quốc âm, có mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về tài xuất khẩu thành thơ tài tình.

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích:

      + “Chinh phụ ngâm”, tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa và nói lên tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi

      + “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ, trong đó 8 câu thơ cuối đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm.

II. Thân bài:

Khái quát đoạn trích:

- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa - đàn áp giữa nông dân với quân triều đình, nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Đặng Trần Côn đứng trước thời thế, thấu hiểu nỗi khổ người chinh phụ đã viết nên bài thơ.

- Ý nghĩa nội dung: Đoạn trích viết về tình cảnh cô đơn, tâm trạng buồn khổ của người chinh phụ trong lúc chồng đi lính, thời gian dài vẫn bặt vô âm tín, khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi một lần nữa.

2 câu thơ đầu: bộc lộ ước muốn của người chinh phụ qua thiên nhiên:

- Gió đông: những cơn gió của mùa xuân, ấm áp và tràn trề sức sống, điềm báo tin vui, đại diện sự sum họp, đoàn viên.

- Non Yên: tên thường gọi núi Yên Nhiên, ở biên ải phương bắc xa xôi - nơi người chồng đang chinh chiến.

 

- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng son sắt của người chinh phụ 

-> Ước muốn của người chinh phụ gửi gắm tất cả nỗi lòng vào ngọn gió xuân để có thể đến được nơi chiến trường xa xôi để người chồng thấu hiểu và trở về cùng nàng.

=> Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, ngăn cách hai vợ chồng, nhưng mà nỗi nhớ cũng không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ.

4 câu thơ giữa: Nỗi nhớ của người chinh phụ qua không gian

- “Non yên - non yên, trời - trời”: thủ pháp điệp liên hoàn nhấn mạnh khoảng cách xa xôi trùng điệp, trắc trở vô vàn cũng như tình yêu cũng người chinh phụ lúc bấy giờ không gì có thể khỏa lấp nỗi nhớ ấy.

- “thăm thẳm, đau đáu” : từ láy tả cung bậc của nỗi nhớ, vừa là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, vừa là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu. -> Nỗi nhớ được cụ thể hóa bằng không gian cho thấy nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.

- “Đường lên bằng trời”: Xa xôi, cách trở không nào đến được 

=> Nhấn mạnh sự xa cách của đôi vợ chồng, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ khắc khoải của người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ càng về sau càng tăng dần, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

2 câu thơ cuối: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều mang trong mình ở nỗi buồn và niềm đau

- Cảnh vốn là vật vô tri, không biết buồn đau chính tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.

+ “Cành cây sương đượm”: Nhuộm một màu buốt giá, lạnh lẽo.

+ “Tiếng trùng mưa phun”: Hoang vắng, tĩnh lặng nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.

- Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được giãi bày, chia sẻ nhưng vô vọng, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.

Sơ kết nghệ thuật:

Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy

- Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế

- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

- Giọng thơ da diết, buồn thương

III. Kết bài:

- Khái quát nội dung, nghệ thuật 8 câu thơ cuối: như một lá thư viết đầy những lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

- Mở rộng: Liên hệ với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính.

Bình luận (0)
MN
15 tháng 5 2021 lúc 6:03

Em tham khảo nhé !

Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm”. Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn.

“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đền non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa với khôn thấu

Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nhớ hình bóng của người chồng, người chinh phụ thổn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi. Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở 8 câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bấy nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải. Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được, thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả.

Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng:

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt, đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ dành cho người chồng nơi chinh chiến. Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến ”non Yên” - một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc, khốn nguy vô cùng. Qua việc dùng bút pháp nhân hoá, hình ảnh ước lệ “non Yên”, “gió Đông”, câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trải, cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ.

Xem thêm: Cảm nhận 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nỗi nhớ đằng đẵng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã được tác giả tạo hình hài qua 4 câu:

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong

Cùng với nỗi nhớ thương mong đợi, từ “đằng đẵng” gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được tác giả hình dung bằng sự so sánh với đường lên trời. Nỗi nhớ của người chinh phụ đằng đẵng, miệt mài, không thể nguôi ngoai và không thể dùng toán học mà cân đếm được. Nhưng trớ trêu thay khoảng cách giữa nàng và người chồng dường như khó chạm tới được, sự xa cách nghìn trùng mây. Bằng việc mở rộng không gian, ”trời thăm thẳm xa vời khôn thấu” như là lời than thở, ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi đau xuất hiện, từ “đau đáu” biểu lộ sắc thái tăng tiến, sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận trong lòng người chinh phụ.

Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ:

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh, người vui thì tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống. Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não, thê lương. Ở đây hình ảnh “cành cây sương đượm”, "tiếng trùng”, ”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ, sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra.

Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hình ảnh ước lệ “non yên”, ”gió Đông”, với hình ảnh ẩn dụ “sương đượm”, ”mưa phun”, đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một cách tự nhiên nhất và thể hiện ước mơ khát vọng chính đáng của họ về tình yêu và hạnh phúc.

Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho toàn đoạn trích.

 

Bình luận (0)
LV
15 tháng 5 2021 lúc 7:25

tham khảo 

Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến ở nước ta cuối thế khỉ XVIII đi qua để lại những đau thương mất mát không gì bù đắp được. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả. Tác phẩm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đoạn trích dưới đây là một trong những đoạn tiêu biểu của bản ngâm khúc:

Khi phân tích 16 câu đầu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy người chinh phụ một mình trong căn phòng quạnh vắng với tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải trong lòng thì đến 8 câu cuối, nỗi nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng và trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết. Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng. Đó là ước muốn, là khát khao được biết tin tức về chồng mình:

“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”

Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố (non Yên) để diễn tả nỗi nhớ của nhân vật. “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ. Gió đông là gió mùa xuân. Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió, nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên nghìn trùng. Non Yên, một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía Bắc, nơi chiến trận đầy gian khổ. Nàng hỏi gió, nhờ gió nhưng ”có tiện” hay không? Nàng mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương. Sự cô đơn trong lòng người chinh phụ ngày càng khắc khoải. Làm sao tới được non Yên, nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”? Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng", "xin” đã giúp người đọc thấy được không gian, nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông, vô tận, khắc sâu nỗi cô đơn, hiu quạnh. Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng, đau xót:

 

“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Việc sử dụng từ láy "thăm thẳm" đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy đè nặng trong lòng, triền miên theo thời gian, “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai. Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói, dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy, tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn - điệp ngữ. Cả một trời thương nhớ mênh mông. Nỗi buồn triền miên, dằng dặc vô tận.

Sau khi hỏi “gió đông” để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng, cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau, sự tủi thân:

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng, với biển trời rộng lớn, xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng” của người vợ trẻ. Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng. Đau đáu nghĩa là áy náy, lo lắng, day dứt khôn nguôi. Có thể nói qua cặp từ láy: "đằng đẵng” và “đau đáu”, dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn, lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể, tinh tế, sống động. Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương. Ở hai câu cuối, nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh:

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên. Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ. Nhìn cành cây ướt đẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo. Nghe tiếng trùng kêu rả rích thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy, cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn, càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ, cô đơn biết bao thương nhớ, lo lắng, buồn rầu.

Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa, sự mòn héo của cảnh vật, tám câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết, nhớ tới thầm đau của người chinh phụ. Nỗi đau được chuyển từ lòng người sang cảnh vật. Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ. Qua đó người đọc cũng cảm nhận được một cách sâu sắc niềm thương cảm, thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận.

 

Với thể thơ song thất lục bát, cách dùng từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ điệp ngữ, nghệ thuật miêu tả nội tâm, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sống trong hạnh phúc, tình yêu lứa đôi. Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, cất lên tiếng kêu nhân đạo, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Đoạn trích cũng như toàn tác phẩm "Chinh phụ ngâm" là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến. Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
MN
31 tháng 1 2022 lúc 21:39

Em tham khảo:

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? (Câu hỏi tu từ) Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
NT
2 tháng 10 2023 lúc 8:03

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

Bình luận (0)