Nêu hoàn cảnh lịch sử, ket cục và tác động của những de nghi ấy trong trào lưu cải cách Duy Tân
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19
trình bày hoàn cảnh nội dung trào lưu cải cách duy tân ở vn nửa thế kỉ xĩ nhận xét những tác động ý nghĩa và mặt tích cực hạn chế của đề nghị cải cách đó
CÂU HỎI HSG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - CÂU HỎI GIÁ TRỊ 10GP
---------------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:
"a, Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?
b, Em hãy đánh giá vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia.
c, Theo em, một cuộc cải cách thành công cần có những điều kiện gì?"
a. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến suy tàn, xã hội khủng hoảng, nhân dân lầm than.
- Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cũng đang trong tình trạng suy tàn, khủng hoảng. Nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp chưa phát triển. Xã hội bất công, áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân lầm than, khổ cực.
-> Trong bối cảnh đó, một số nhà yêu nước Việt Nam đã nhận thức được tình hình đất nước và thấy cần phải có những cải cách, đổi mới để cứu nước, cứu dân. Họ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
b. Vai trò của cải cách, đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia
- Cải cách, đổi mới là một quá trình mang tính tất yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước giải quyết những khó khăn, thách thức, tiếp thu những thành tựu mới của thế giới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Cải cách, đổi mới có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa, giáo dục của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước tiếp thu những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, văn hóa thế giới, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
- Cải cách, đổi mới cũng có vai trò quan trọng trong việc củng cố, bảo vệ quốc phòng - an ninh của một quốc gia. Cải cách, đổi mới giúp đất nước xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
c. Điều kiện cần có của một cuộc cải cách thành công
- Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn: Sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có đường lối đúng đắn là điều kiện quan trọng hàng đầu để một cuộc cải cách thành công. Giai cấp tiên tiến phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
- Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân: Sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân là điều kiện không thể thiếu để một cuộc cải cách thành công. Nhân dân là lực lượng chủ yếu của cải cách, họ là người thực hiện, quyết định thành bại của cải cách.
- Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân: Sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân là yếu tố quyết định để một cuộc cải cách thành công. Cải cách là một quá trình lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự kiên quyết, quyết tâm của những người lãnh đạo và nhân dân.
- Môi trường quốc tế thuận lợi: Môi trường quốc tế thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng để một cuộc cải cách thành công. Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, các nước ủng hộ, giúp đỡ thì cuộc cải cách sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và thành công.
a.Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh thời kỳ này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể từ các thế lực ngoại quốc. Nước ta bắt đầu chịu áp lực của sự xâm lược từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là áp đặt của Pháp. Nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới để đối phó với thách thức ngoại vi, Duy Tân trở thành biểu tượng cho trào lưu cải cách trong nước.
b.Vai trò của cải cách và đổi mới trong tiến trình phát triển của một quốc gia là rất quan trọng. Cải cách và đổi mới giúp nâng cao hiệu suất kinh tế, cải thiện chất lượng đời sống, tăng cường năng lực cạnh tranh, và thích ứng với thách thức của thế giới đương đại. Chúng có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra cơ hội mới cho xã hội.
c.Để 1 cuộc cách mạng thành công cần có:
-Lãnh đạo mạnh mẽ sáng tạo
-Nền tảng hạ tầng,giáo dục
-Khả năng thích ứng linh hoạt
-Hỗ trợ từ xã hội ( sự ủng hộ,tham gia từ cộng đồng)
-Hỗ trợ chính trị và pháp lý
Dựa vào kết quả của trào lưu cải cách duy tân cuói thế kỉ XIX ở Việt Nam và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân?
Dựa vào kết quả của trào lưu cải cách duy tân cuói thế kỉ XIX ở Việt Nam và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân?
Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
* Liên hệ với Việt Nam:
- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình
+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến
⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
Đánh giá về trào lưu cải cách duy tân. (Những điểm tích cực và hạn chế của trào lưu cải cách duy tân)
tham khảo
Các đề nghị cải cách còn có điểm hạn chế như : lẻ tẻ ,rời rạc .chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội việt nam lúc bấy giờ :nông dân -chế độ phong kiến, Việt Nam - Pháp
Tham khảo:
* Nhận xét:
- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.
- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
-Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
-Hạn chế:
+Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
+Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.
ĐỀ SỬ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 9,8 đ (đã sọan)
BÀI 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI TK XIX.
1. Trào lưu cải cách Duy tân.
Trl: *những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX.
a. Bối cảnh: xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra các đề nghị cải cách.
b. Nội dung cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
c. Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
*kết cục của các đề nghị cải cách.
§ Kết cục: các đề nghị cải cách không được thực hiện.
§ Nguyên nhân:
- Các cải cách còn những điều hạn chế: chưa có sự xuất phát từ cơ sở trong nước.
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi sự thay đổi.
2. Đánh giá ý nghĩa, hạn chế của phong trào cải cách Duy tân.
- Ý nghĩa: Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam có những giai cấp tầng lớp nào.
Trl: địa chủ phong kiến nông dân
Tư sản tiểu tư sản công nhân
4. Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
GIAI CẤP, TẦNG LỚP | THÁI ĐỘ CÁCH MẠNG |
Địa chủ phong kiến | Tay sai của để quốc Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. |
Nông dân | Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng. |
Tư sản | Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc |
Tiểu tư sản | Tích cực tham gia các cuộc vận động đầu TK XX. |
Công nhân | Kiên quyết đâu tranh chống giới chủ, đòi cải thiện cuộc sống. |
BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN NĂM 1918.
5. Phong trào Đông Du (1905 – 1909). Em nghĩ gì về chủ trương này?
Trl:
- Lãnh đạo: năm 1904 Hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng dầu.
- Mục đích: lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phương pháp cách mạng: bạo động vũ trang.
- Hoạt động:
§ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, lương thực.
§ Đưa hs sang Nhật du học à mở đầu phong trào Đông Du.
§ Viết sách báo tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước.
- Kết quả:
§ Tháng 9 năm 1908 Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du hs yêu nước.
§ Tháng 3,1909 Phan Bội Châu rời Nhật.
è Phong trào Đông du tan ra
è Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nhận xét: Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.
6. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917, con đường cứu nước của Người - So sánh các xu hướng cứu nước.
Trl:
- 5-6-1911: từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến 1917 Bác đi nhiều nơi trên thế giới.
- Từ 1917 trở đi Bác trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
è Là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường đún đắn để cứu nước giúp cho dân tộc.
So sánh các xu hướng cứu nước:
Phan Châu Trinh | Phan Bội Châu | Nguyễn Tất Thành |
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. | - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
| - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất. |
7. Nhận xét tính chất phong trào chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến 1918.
Trl: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta đầu TK XX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
8. Bối cảnh/ nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trl: Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
AI CẦN THÌ LẤY NHÉ <3
Hoàn cảnh làm xuất hiện trào lưu cải cách,em hãy đánh giá nhận xét những kiến nghị Duy Tân đó ở Việt Nam?
refer
* Hoàn cảnh:
1.Triều đình: thực hiện những chính sách nội trị ngoai giao nỗi thời
Pháp: âm mưu thâu tóm nước ta
Tình hình kinh tế xã hội rơi ѵào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc ngày càng gay gắt
Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân muốn dân giàu nước mạnh
Xuất phát từ tình hình nguy đốn c̠ủa̠ đất nước yêu cầu một cuộc cải cách duy tân ra đời
2.Các đề nghị cải vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại
tham khao
* Hoàn cảnh:
1.Triều đình: thực hiện những chính sách nội trị ngoai giao nỗi thời
Pháp: âm mưu thâu tóm nước ta
Tình hình kinh tế xã hội rơi ѵào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc ngày càng gay gắt
Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân muốn dân giàu nước mạnh
Xuất phát từ tình hình nguy đốn c̠ủa̠ đất nước yêu cầu một cuộc cải cách duy tân ra đời
2.Các đề nghị cải vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại
Hoàn cảnh làm xuất hiện trào lưu cải cách ,hãy đánh giá nhận xét về những kiến nghị Duy Tân đó ?(Thêm ý để làm thuyết phục):(( help mình với ;((
Tham Khảo
Đứng trước nguy cơ đó nhân dân Nhật Bản đã quyết định mở cuộc Duy tân Minh Trị. Cuộc cách mạng này diễn ra với nội dung sau:
Về kinh tế: Ban bố quyền tự do buôn bán; Thống nhất tiền tệ; Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất; Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ yếu giai đoạn này thì nền nông nghiệp của Nhật vẫn đang sản xuất theo hình thức lạc hậu, những chứng minh cho thấy hơn 22 lần Nhật bị mất mùa và chúng minh cho sự khủng hoảng về kinh tế nghiêm trọng, nghèo đói. Nền công nghiệp cũng đang trong tình trạng thương nghiệp ở Nhật bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn. Về xã hội: Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền binh. Tuy nhiên nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do quyền lực không còn như trước. Nông dân thì bị áp bức cả hai phía là giới quý tộc và thương nhân.Về chính trị: Xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại danh. Đưa quý tộc, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Theo đó ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH Tuyên bố mọi nơi đều bình đẳng. Đúng ra thì nền kinh tế phải do vua Nhật quyết định, nhưng thực tế lại do Mạc phủ Tokugawa thao túng. Do đó phe hoàng tôn bất bình và xảy ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho vua.Về đối ngoại: Các nước phương Tây lợi dụng Nhật Bản đang khủng hoảng về mọi mặt đã đàn áp, đòi Nhật Bản phải thông thương. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận mở hai cửa biển Himoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Về quân sự: Quân đội Nhật Bản thời kỳ Duy tân Minh Trị được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, thiết lập chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Bên cạnh đó thì công nghiệp đóng tàu chiến cũng được chú trọng phát triển, đồng thời tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời cả những chuyên gia quân sự nước ngoài.Về giáo dục: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách giáo dục bắt buộc, trong đó chú trọng nội dung vào khoa học – kỹ thuật với chương trình giảng dạy, đồng thời cũng cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…