Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DL
10 tháng 5 2022 lúc 7:25

e đưa cả đoạn ra lun nhé

Bình luận (1)
GE
Xem chi tiết
MN
30 tháng 9 2021 lúc 20:45

Em tham khảo:

        Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng chúng lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.

Phép thế: Cai lệ = chúng

Câu ghép: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
TV
8 tháng 2 2021 lúc 9:47

có 2 kiểu so sánh : 

- So sánh ngang bằng 

- So sánh không ngang bằng

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
MN
23 tháng 3 2021 lúc 21:02

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tác dụng: Cho thấy sự sắc và bén của những chiếc vuốt và hai cái răng của dế mèn

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
47
Xem chi tiết
HN
15 tháng 4 2022 lúc 18:18

bạn tham khảo nha:

-    Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng , tất cả vì nước, vì dân , vì sự nghiệp lớn , trong sáng , thanh bach , tuyệt đẹp

-Con người bác , đời sống của bác giản dị như thế nào , mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống 

- bác suốt đời làm việc , suốt ngày làm việc .....từ nơi làm việc tới phòng ngủ , nhà ăn ...

- Tường , Kì , Kháng , Chiến , Nhất , Định , Thắng , Lợi!

*tác dụng là nói lên cuộc sống giản dị , thanh bạch của bác

Bình luận (0)
47
15 tháng 4 2022 lúc 18:33

cảm ơn bn nhiều nha 💕

Bình luận (1)
DG
Xem chi tiết
H24
21 tháng 2 2022 lúc 22:10

Câu 1∴Câu mở đoạn: " Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. "

 Lời khẳng định của Bác Hồ về tình yêu nước của dân tộc.

- Câu kết đoạn: " Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau ở nơi nồng nàn yêu nước. "

 Nhận xét về sự khác nhau, nhưng đều giống nhau ở tình yêu nước nồng nàn.

Câu 2: Tác dụng của phép liệt kê: Diễn tả đầy đủ toàn diện những chứng minh về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được diễn ra ở khắp mọi nơi, ở mọi lứa tuổi, mọi đẳng cấp, nghành nghề, giới tính khác nhau....

Câu 3:

- Giữa các về trong mô hình " Từ.... đến " có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, sâu sắc do hệ thống dẫn chứng được dần ra liên tục mà không rối, vừa khái quát, vừa cụ thể. chúng được sắp xếp theo trình tự sau:

– Theo quan hệ lứa tuổi: “Từ cụ già… đến các cháu nhi đồng…”.

– Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm…”.

– Theo quan hệ nghề nghiệp: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương …”.

Câu 4:

- Nội dung chính: Những chứng minh cho tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ trước cho đến nay.

câu 5:

bài làm:

Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết