Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
DV
26 tháng 1 2022 lúc 11:20

Refer:

Giai đoạn I (1885-1888): Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng

Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếuGiai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núiNghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

Giai đoạn II (1889-1896): Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân

Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồnQuân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ.Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892.Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng.Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892.Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần.Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang.Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh.Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.
Bình luận (0)
H24
26 tháng 1 2022 lúc 11:18

Tham khảo:

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:

* Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

- Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

- Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

- Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

- Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

- Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Bình luận (0)
VM
Xem chi tiết
LS
10 tháng 3 2016 lúc 9:32

Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.

* Khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa đỉnh cao nhất trong phong trào Cần vương vì:

- Thời gian khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm, từ năm 1885 đến 1896.

- Phạm vi hoạt động rộng lớn bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

- Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân khắp 4 tỉnh miền Bắc Trung Kì.

- Tổ chức kháng chiến: Nghĩa quân có tổ chức tương đối chặt chẽ, sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với Pháp. Nghĩa quân đã chế tạo và sử dụng được loại súng trường tương tự như của Pháp.

- Nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, thực dân Pháp và tay sai phải tốn nhiều công sức để bao vây, dập tắt.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
MN
25 tháng 2 2021 lúc 20:28

Tham khảo:

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Diễn biến: Hai giai đoạn

_ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.

_ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Bình luận (0)
TM
25 tháng 2 2021 lúc 20:29

-Căn cứ: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh

-Lãnh đạo: Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng 

-Các giai đoạn phát triển: 

Giai đoạn đầu (1885 - 1888) : Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đánh du kích.

Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.

Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...

Giai đoạn sau (1889 - 1896)

Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.

Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ .

Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên, thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét, như là:

Trận chống càn ở Cồn Chùa và Khe Đen do Đề Niên (Phan Bá Niên) chỉ huy vào ngày 1 tháng 9 năm 1889.Trận tấn công đồn Dương Liễu vào ngày 15 và 16 tháng 12 năm 1889.Trận tấn công huyện lỵ Hương Sơn vào cuối tháng 12 năm 1889.Trận chống càn ở La Sơn và Thường Sơn do Đề Thăng và Phan Trọng Mưu chỉ huy vào tháng 3 năm 1890.Trận phục kích đánh chặn quân Pháp tại làng Hốt (Phú Lộc, Can Lộc) do Đốc Chanh (Nguyễn Chanh) và Đốc Trạch (Nguyễn Trạch) chỉ huy vào tháng 4 năm 1890.Trận Trường Lưu (Can Lộc) vào đêm 26 rạng 27 tháng 5 năm 1890. Đến đêm 31 tháng này, đồn Trường Lưu còn bị nghĩa quân đánh lần nữa, rồi tiếp theo là đánh đồn Hương Sơn, v.v...

-Kết quả:  Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

-Ý nghĩa: 

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắcCó ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
20 tháng 11 2017 lúc 4:45

* Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê : phát triển qua 2 giai đoạn :

- 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí.

     + Tập hợp, huấn luyện binh sĩ, phiên chế thành 15 thứ quân, do các tướng lĩnh có uy tín chỉ huy.

     + Rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo kiểu 1874 của Pháp.

     + Đào đắp công sự Ngàn Trươi, Vụ Quang hình thành hệ thống chiến luỹ hoàn hảo, tích trữ lương thảo

- 1888-1896: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Liên tiếp mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch.

     + Tiêu biểu: trận tập kích ở thị xã Hà Tĩnh (8-1892) và trận phục kích địch ở núi Vụ Quang (10-1894)

     + 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh , nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến năm 1896 mới tan rã.

Bình luận (0)
DV
Xem chi tiết
NA
21 tháng 3 2019 lúc 19:39
Giai đoạn I (1884-1892) Từ năm 1884 đến năm 1892: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm lãnh đạo. Nhìn chung trong giai đoạn này có đến hàng chục toán quân chống thực dân Pháp hoạt động riêng lẻ với nhiều thủ lĩnh khác nhau, trong đó uy tín nhất chính là Đề Nắm. Mặc dù chưa được thống nhất hoàn toàn những các nghĩa quân cũng hoạt động hiệu quả Cuối tháng 12 năm 1890, thực dân Pháp đã ba lần đánh vào Hố Chuối, nhưng nghĩa quân của Đề Thám đã đánh cho tơi bời Vào năm 1891, thực dân Pháp tiếp tục tấn công Hổ Chuối, nghĩa quân phải rút lên Đồng Hom. Lúc này Đề Nắm lên làm chỉ huy và trở thành lãnh đạo có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa. Tháng 3 năm 1892, thực dân Pháp huy động 2200 quân đặc chiến từ nhiều binh chủng do tướng Voiron cầm đầu tiến đánh vào căn cứ của nghĩa quân. Nghĩa quân dưới sự lãnh đạo đã chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng vẫn phải rút khỏi căn cứ do sự chênh lệch lực lượng quá lớn. Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu vào cuối năm 1892, một số thủ lĩnh hi sinh, số khác ra hàng quân Pháp, điển hình là thủ lĩnh Đề Nắm bị giết vào tháng 4 năm 1892. Trước tình thế hiểm nguy, Đề Thám đã thay Đề Nắm đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng nghĩa quân đã tận dụng tối đa thế mạnh của lối đánh cùng với địa hình hiểm trở, kết hợp việc cơ động để thoát khỏi vòng vây của thực dân Pháp Giai đoạn thứ II (1893-1897) Giai đoạn tiếp theo này, Đề Thám khôi phục lại nghĩa quân, tập hợp các binh sĩ còn lại và mở rộng vùng hoạt động. Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, để bảo toàn lực lượng và tiếp tục duy trì cuộc khởi nghĩa, Đề Thám đã hai lần xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10 năm 1894 và tháng 12 năm 1897. Theo cuộc thỏa thuận giữa hai bên, tháng 10 năm 1894, thực dân Pháp rút khỏi vùng Yên Thế, Đề Thám cai quản bốn tổng. Đến tháng 11 năm 1895, quân Pháp bội ước và tổ chức cuộc tấn công. Nghĩa quân của Đề Thám phải chia nhỏ thành nhiều đoàn, trà trộn vào dân để hoạt động tránh sự phát hiện. Lần giảng hòa thứ hai vào tháng 12 năm 1897 được Đề Thám khơi nguồn nhằm bảo toàn nghĩa quân dưới sự truy lùng ráo riết của quân Pháp. Lần này nghĩa quân đã phải giao nộp toàn bộ vũ khí. Mặc dù với tâm thế giảng hòa, tuy nhiên Đề Thám vẫn không hề phục tùng mà ngấm ngầm củng cố lực lượng. Giai đoạn thứ III (1898-1908) Nghĩa quân của Đề Thám vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu trong 11 năm đình chiến. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế lịch sử 11 bài 21 được học lúc này đã đi đến giai đoạn cuối. Tranh thủ thời gian hào hoãn, ông cùng nghĩa quân tích cực luyện tập quân sự cùng với hoạt động sản xuất để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu. Lực lượng nghĩa quân dù không đông nhưng cực kì thiện chiến. Bên cạnh đó, Đề Thám cũng mở rộng hoạt động với các nhà yêu nước thuộc Bắc và Trung Kì. Yên Thế lúc này trở thành căn cứ tập hợp của nhiều anh em chiến sĩ yêu nước từ khắp mọi miền. Nghĩa quân của Đề Thám đã đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu hai lần tại đây. Nhà chiến sĩ yêu nước Phan Chu Trinh cũng đến đây trong năm 1906. Một căn cứ tên là Tú Nghệ ra đời dành cho các nghĩa sĩ miền Trung. Thực dân Pháp giai đoạn này cũng ra sức lập đòn bốt giao thông nhằm đánh đòn quyết định vào khởi nghĩa Yên Thế. Giai đoạn thứ IV (1909-1913) Trong năm 1908 một số quân Pháp bị giết khi Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh. Đến tháng 7 cùng năm, dưới sự tham gia và lãnh đạo của ông, một số lính Pháp bị đầu độc. Kế hoạch được vạch ra rất chi tiết, nhưng kết quả vẫn thất bại. Đầu tháng 1 năm 1909, thực dân Pháp quyết đánh trả tiêu diệt nghĩa Quân. Dưới sự chỉ đạo của Batay, cuộc khởi nghĩa bị tấn công bởi 15.000 quân Pháp thiện chiến. Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân cầm cự chống đỡ và rút lui dần. Trên đường di chuyển để rút lui, nghĩa quân của Đề Thám vẫn chống trả quyết liệt khiến quân Pháp nhiều phen hoảng loạn. Cuối năm 1909, lực lượng nghĩa quân giảm sút nghiêm trọng do sự truy đuổi của kẻ thù, hầu hết các thủ lĩnh đều hi sinh hoặc rơi vào tay giặc, một số bỏ trốn. Đề Thám phải nhờ Lương Tam Kỳ hỗ trợ, nhưng cuối cùng ông lại bị sát hại bởi thủ lĩnh của hắn. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa.
Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
H24
30 tháng 3 2021 lúc 12:53

Người lãnh đạo phong trào Cần Vương năm 1858 là Tôn Thất Thuyết. Ông sinh năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến, kinh thành Huế nay là thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế

Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11–1888) Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896).

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì: - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
MN
24 tháng 7 2021 lúc 22:23

27B

28C

29B

30C

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
VT
13 tháng 2 2020 lúc 15:28

Có thể chia làm 3 giai đoạn lớn:

- Giai đoạn 1 (1418-1423):

+Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn lấy niên hiệu là "Bình Định Vương"

+Những năm đầu nghĩa quân hoạt động ở núi Chí Linh gặp nhiều khó khăn

+Lê Lợi tạm hòa với quân minh.

-Giai đoạn 2(1424-1426):

+ Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An.

+Nghĩa quân giải phóng Nghệ AN, Tân Bình, Thuận hóa, và tiến quân ra bắc.

+Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, quân mình rơi vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan phản công.

-Giai đoạn 3(cuối năm 1426- cuối năm 1427)

+Nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận tốt động-chúc động cuối năm 1426. tiêu diệt quân địch. vây hãm quân dịch ở thành đông quan.

+nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận chi lăng- xương giang (10-1427). buộc quân minh phải rút về nước. đất nước ta sạch bóng quân thù.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa