Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
9 tháng 4 2021 lúc 19:27

Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.

  

Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.

 

Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 4 2021 lúc 19:27

  Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.

Bình luận (1)
Xem chi tiết
GG
27 tháng 9 2019 lúc 19:40

xem lại nội dung bài và những ý cơ bản cô Tươi cho viết nhé! Yêu cô Tươi nhất ! Yêu cả cô Hằng nữa, cả hai cô đều là những người dạy rất giỏi 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TN
6 tháng 3 2018 lúc 11:34

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".

Bình luận (0)
YL
Xem chi tiết
AH
13 tháng 8 2018 lúc 9:07

mình biết nội quy rồi nên đưng đăng nội quy

ai chơi bang bang 2 kết bạn với mình

mình có nick có 54k vàng đang góp mua pika 

ai kết bạn mình cho

Bình luận (0)
YL
13 tháng 8 2018 lúc 9:09

Có liên quan đến câu hỏi không ak

Bình luận (0)
KA
Xem chi tiết
CN
30 tháng 4 2018 lúc 9:43

Tóm tắt

Mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. Gần một giờ đêm khúc đê làng X, phủ X cũng thế, hai ba đoạn thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất. Hàng trăm người dân phu từ liều đến giờ bì bõm trong mưa, nào đắp, nào cừ, ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh, tiếng ốc vô hồi, tiếng người xa xứ gọi nhau sang hộ. Mưa càng dữ, nước sông càng cuồn cuộn bốc lên.

Trong khi ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong đình cao ráo vững chãi, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên một chiếc sập. Đèn thắp sáng trưng, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút. Kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh. Tiếng cười nói vui vẻ, dịu dàng. Quan cứ ung dung.

Mặc, dân chẳng dân thì chớ. Lúc ngài vừa xơi xong bát yến, đang vuốt râu, rung đùi, mắt đang mãi trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa làng kêu vang trời dậy đất. Mọi người giật nẩy mình, quan vẫn hiển nhiên - Quan đang chờ ù ván bài to. Có người khẽ nói: "Bẩm, đê có khi đê vỡ!". Quan gắt: "Mặc đê" Quan sốt ruột giục người bốc bài. Bỗng nước ào ào như thác chảy xiết, tiếng cười kêu rầm rĩ, rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Trong đình, ai lấy nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên có người nhà quê lấm láp, ướt đẫm chạy xông vào đình báo đê vỡ mất rồi. Quan lớn đỏ mặt tía tai, quát: "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Quan sai lính đuổi cổ người nhà quê ra. Thầy đề xóc bài, tay run cầm cập... Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to. Rồi ngài xoè bài vừa rời vừa nói: "Ù, Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!"

Quan ù ván bài to. Khắp nơi miền đê, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.

*Nhan đề "Sống chết mặc bay" :
- Sống chết mặc bay có ý nghĩa là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

Bình luận (0)
NT
2 tháng 5 2018 lúc 18:37

Tiêu đề "Sống chết mặc bay" :
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

Bình luận (0)
LN
2 tháng 5 2018 lúc 18:39

tóm tắt: gần 1 giờ đêm trời mưa tầm tã nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ vỡ. hang tram nghin nguoi dan ra suc chong choi voi suc nuoc tu chieu toi toi the ma tai ngoi dinh tren 1 khuc d gan do, quan phu mau van ung dung cung cac quan danh bai . co nguoi bao de vo ngai van than nhien quat mang . cuoi cung khi quan u van bai that to cung la luc de vo xoay thanh vuc sau nha cua troi bang. ke song ko cho o, nguoi chet ko noi chon

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
PP
8 tháng 5 2016 lúc 9:24

Tick mk nha

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.

Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian đã có lời ca dao oán thán:

Con ơi! Nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản Sống chết mặc bày của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?

Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:

"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa ràng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì. ”

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngập đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.

Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày”. Và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lềnh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kể sống không cóchỗ ở;kè chết không nơi chôn... ”.

Qua nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thông quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ chế độ phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

Bọn quan lại phong kiến thì vô trách nhiệm với dân đến lạnh lùng, mất tính người như thế. Phía trên bọn quan lại ấy là lũ thực dân trơ tráo, bỉ ổi di cướp nước người.

Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn Ái Quốc dã cho ta thấy rõ bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên quan Toàn quyền Đông Dương trong vụ hắn rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho Phan Bội Châu, đế lừa phỉnh dư luận.

Thực ra, muôn chăm sóc nhà cách mạng Phan Bội Châu thì chỉ cần một mệnh lệnh từ nước Đại Pháp sang Hà Nội là đủ. Nhưng tên Va-ren này đã vòng vo giả dối: Hắn xuống tàu từ Mác-xây (Pháp) đến Sài Gòn: đã bốn tuần lễ rồi. Lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà Nội: biết bao ngày nữa. Trong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Thực ra, hắn có quan tâm gì đến cụ Phan? Hắn đi ngao du; hưởng lạc sang xứ Đông Dương - nơi hắn làm toàn quyền để hưởng các vinh hạnh tiếp rước, đón mời... của dân bản xứ. Tóm lại, có lợi cho bản thân hắn.

Nhưng sâu sắc nhất là khi Nguyễn Ái Quốc miêu tả cuộc chạm trán giữa tên Va-renvà nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò. Ta hây lắng nghe tác giả bình luận. “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này đang đối mặt với Người kia”(chỉ Phan Bội Châu).

Hắn ba hoa liên tục, trong lúc cụ Phan im lặng. Hắn nói những gì: hắn dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng cách mạng, đầu hàng nhân dân, phản bội Tổ quốc (như hắn)...

Kết quảra sao? “Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”.

Để kết thúc tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hai nhân chứng: Anh lính dõng An Nam cứ quả quyết rằng: “Có thấy đôi ngọn râu mép người tùnhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái dó chỉ diễn ra có một lần thôi”. “Một nhăn chứng thứ hai (xin không nói tên) lại quả quyết rằng: Phan Bội Châuđã nhổ vào mặt Va-ren... ”, chi tiết này là đòn nốc ao cuối cùng quyết định khiến cho tên Va-ren trơ trẽn kia đo ván, lủi khỏi Hỏa Lò.

Với hai bút pháp khác nhau: Ớ tác giả Phạm Duy Tôn là tự sự xen biểu cảm, trữ tình. Ớ tác giá Nguyễn Ái Quốc là tự sự châm biếm. Cả hai bút pháp đều thành công trong việc xây dựng hai bộ mặt điển hình xấu xa của thực dân và phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Hai tác phẩm giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn của đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em.

 
Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
LV
1 tháng 4 2017 lúc 21:30

_ Tham khảo _

"Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời..... ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.. Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm
Bình luận (1)
TT
3 tháng 4 2017 lúc 19:34

bn tham khảo dàn ý nha, chúc bn học tốt

dàn ý :
1, Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỷ XI X , Có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
.
- Xây dựng các chi tiết , tình huống tương phản ,tăng cấp rất đặc sắc , đặc biệt bức tranh về thái độ vô trách nhiệm
của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng Sống chết mặc bay”.
2, Thân bài :
- Giải thích : Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô
trách nhiệm của bọn thầy lang , thầy cúng trong xã hội cũ
- Sống chết mặc bay” nhanđề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan
lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng
điếm ,bài bạc .
- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hìnhảnh :
+ Cảnh dân chúng cứu đê ...
+ Cảnhtên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : Bên cạnh ngài , mé tay trái , bát yến hấp
đường phèn , để trong khay khảm , khói bay nghi ngút , tráp đồi mồi chữ nhật để mở , trong ngăn bạc đầy những
trầu vàng ,cau đậu ,rễ tía , hai bên nào ống thuốc bạc ...trông mà thích mắt”
- kẻ hầu người hạ ...
- Ham mê ván bài tổ tôm .
- Hắn hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra ,nước tràn lênh láng ,nhà cửa trôi băng
,kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn....
3, Kết bài
Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay .
Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm , tán tận lương tâm .
Ta thấy được nhà nước ta quan tâm đến đê điều , đời sống của nhân dân.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
BT
29 tháng 3 2019 lúc 21:13

I.Dàn ý:

a.Mở bài :

- Gới thiệu Phạm Duy Tốn, văn bản Sống chết mặc bay.

-Đánh giá khái quát thành công của nhan đề.

b. Thân bài :

Ý1:Giải thích nhan đề/

Ý2: Giải thích vì sao PDT lại đặt nhan đề ấy?

- Phù hợp với chủ đề:

+ Phê phán thái độ quan lại thời xưa

+ Bày tỏ thái độ cảm thông cho người dân.

Ý3: Biểu hiện của nhan đề Sống chết mặc bay

- Tình cảnh sống chết của nhân dân

- Thái độ của viên quan phụ mẫu

Ý4; Tác dụng của nhan đề

-Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc

- Bộc lộ thái độ của tác giả với nhân dân

c.Kết bài :Đánh giá tài năng của PDT qua nhan đề

II. Bài làm :

Phạm Duy Tốn là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể cloại truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn Sóng chết mặc bay được xem là bông hoa đầu mùa và cũng là tác phẩm thành công nhất của ông .

Nhan đề Sống chết mặc bay có ý nghĩa rất hay và tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.Nhan đề được bắt đầu từ câu tục ngữ ''Sống chết mặc bay-Tiền thầy bỏ túi''.Nó nói lên thái độ vô trách nhiệm , không lo lăng đến tính manggj của người khác mà chỉ quan tâm đến đồng tiền của các thầy lang ngày xưa.

PDTốn chọn nhan đề này bởi nó xuất phát từ chủ đề của tác phẩm .Tác phẩm lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan loại ko lo đến sự ssống chết của nhân dân.Nhan đề còn hiện rõ lên hình ảnh của viên quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng thực chất chỉ lo chơi cờ bạc .. Thé mới biết cái ''lòng lang dạ sói'' vô nhân tín của viên quan. Nhan đề SCMB góp phần vạch trần nguyên hình , bản chất táng tận lương tâm của con người mất hết nhân tính, góp phần lên án và tố cáo của tác giả đối với bọn quan lại xưa .Không nhữn thế nhan đề còn góp phần hoàn chỉnh cấu trúc và hình thức, ca ngợi tài năng viết truyện ngắn và tư tưởng nhân đạo của nhà văn . Đó chính là lòng thương người , cảm thôg cho nhân dân đồng thời phê phán thái độ của bạn quan lại lúc bấy giờ .

Nhan đề SCMB đã góp phần tạo ấn tượng cho người đọc, giợ ssự hứng thú và sự khám phá , suy ngẫm sâu sắc.SCMB đã lên án gay gắt tên quan phủ ''lòng lang dạ sói'' và bày tỏ niềm cảm thươngtrước cảnh ''nghìn sầu muôn thảm' của ndân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Nhan đề SCMB đã cho em thêm cảm thông trước tình cảnh của người dan xưa và sự căm ghét đối với bon quan lại thời phong kiến

Bình luận (1)
H24
29 tháng 3 2019 lúc 21:36
Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay".
Bình luận (1)
TP
29 tháng 3 2019 lúc 21:36

1, Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỷ XI X , Có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
.
- Xây dựng các chi tiết , tình huống tương phản ,tăng cấp rất đặc sắc , đặc biệt bức tranh về thái độ vô trách nhiệm
của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng Sống chết mặc bay”.
2, Thân bài :
- Giải thích : Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô
trách nhiệm của bọn thầy lang , thầy cúng trong xã hội cũ
- Sống chết mặc bay” nhanđề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan
lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng
điếm ,bài bạc .
- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hìnhảnh :
+ Cảnh dân chúng cứu đê ...
+ Cảnhtên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : Bên cạnh ngài , mé tay trái , bát yến hấp
đường phèn , để trong khay khảm , khói bay nghi ngút , tráp đồi mồi chữ nhật để mở , trong ngăn bạc đầy những
trầu vàng ,cau đậu ,rễ tía , hai bên nào ống thuốc bạc ...trông mà thích mắt”
- kẻ hầu người hạ ...
- Ham mê ván bài tổ tôm .
- Hắn hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra ,nước tràn lênh láng ,nhà cửa trôi băng
,kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn....
3, Kết bài
Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay .
Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm , tán tận lương tâm .
Ta thấy được nhà nước ta quan tâm đến đê điều , đời sống của nhân dân.

Bình luận (1)
TA
Xem chi tiết
H24
20 tháng 4 2018 lúc 21:45

Mở bài:

- Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài:

- Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.

- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.

- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 4 2018 lúc 21:45

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

Bình luận (0)