Những câu hỏi liên quan
NA
Xem chi tiết
BN
20 tháng 1 2018 lúc 16:45

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Bình luận (0)
ND
20 tháng 1 2018 lúc 17:23

Nhân vật Dế Mèn là nhân vật dũng cảm . Sau những sóng gió , cuối cùng cậu cũng trưởng thành . Cậu trở thành hiệp nghĩa , biết tương thân tương ái . Cậu biết chịu những phong ba , biết đối phó . Khác hẳn với Mèn lúc vừa được mẹ đưa ra hang , khác hẳn với tên Mèn hung hăng , cậy sức lúc trước .

Bình luận (0)
CG
21 tháng 1 2018 lúc 9:55

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.  

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
KN
19 tháng 9 2023 lúc 19:35

Em cảm thấy chú Vẹt là một người chỉ biết lấy lại những tiếng nói của người khác mà không tự tập cho mình tiếng nói riêng. Để rồi khi đi thi thì chú ta chả có cái gì để thi cả mà chỉ toàn nhớ lại những tiếng nói của những người khác để thi và nhận lại những lời mắng nhiếc từ phía của những con vật thấy tiếng nói của mình bị con vẹt mang lên thi là tiếng nói riêng của nó.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
PL
4 tháng 2 2022 lúc 10:26

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

Bình luận (1)
NC
Xem chi tiết

     "Bài học đường đời đầu tiên" miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ: Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài đến tận chấm đuôi; đầu to, nổi từng tảng; hai cái răng đen nhánh; sợi râu dài, uốn cong. Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sử dụng hệ thống tính từ kết hợp so sánh, Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và rất đẹp. Vì Mèn chỉ là một chàng dế mới trưởng thành, chưa trải sự đời nên tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Trong một lần dại dột bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt- một anh bạn hàng xóm, để rồi về sau có hối cũng không kịp. Nhưng cũng từ lần đó mà Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bình luận (0)
MN
15 tháng 2 2021 lúc 23:25

Tham khảo:

Câu 1:

 Đoạn trích " Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết " đôi càng tôi mẫm bóng", " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt", " Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi".Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách,  thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vạt Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý  vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.

Câu 2:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! 

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
H24
2 tháng 10 2021 lúc 10:11

Tham khảo:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Bình luận (0)
H24

Tham khảo:

 

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
H24
24 tháng 9 2021 lúc 20:18

Tham khảo:

Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.

Bình luận (0)
MN
24 tháng 9 2021 lúc 20:18

Em tham khảo:

Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
TD
22 tháng 9 2021 lúc 22:32

cứu với

 

Bình luận (0)
H24
22 tháng 9 2021 lúc 22:33

Tham khảo:

Trình bày theo cách diễn dịch.

undefined

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
8 tháng 10 2021 lúc 19:56

Tham khảo:

Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
DB
28 tháng 10 2021 lúc 16:05

Tham Khảo:

https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ngan-6-den-8-cau-bay-to-suy-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-so-dua-a94546.html

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2018 lúc 21:01

# Về dế Mèn :

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

hok tốt# =.=

Bình luận (0)