Những câu hỏi liên quan
1G
Xem chi tiết
H24
1 tháng 5 2018 lúc 9:42

Ca Huế trên Sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô Huế, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Vì thế, du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài, lăng tẩm, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm trên bồng bềnh sông nước Hương Giang. Đây là nhu cầu chính đáng của du khách, đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.
Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sỹ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên Sông Hương “...Em cạn lời cho anh dứt nhạc/Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông Hoàng, bà Chúa... Thật là một điều ngộ nhận.

Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa, tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính qui trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn. Thế nên đò hát trên Sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn. Tuỳ vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông.

Trong khoang đò hát không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều, thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như, cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng, xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như: Nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như: thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường bắt đầu thả đò từ Chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ, thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Chính cái thú chơi nghệ thuật đặc sắc, tinh tế, tao nhã này mà ca Huế trên sông đã được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử trên đất thần kinh này.

Bình luận (2)
CN
1 tháng 5 2018 lúc 11:17
Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?

Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.

Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?

Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!

Vài bài Hò Huế nổi danh:

Hò mái nhì
Ưng Bình Thúc Giạ (soạn lời)

Biết đâu là cầu Ô Thước?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long.
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương.
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe?
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngước,
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại chảy lên ngàn, anh ơi!
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng.
Bên làng Thợ Lộc, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương, dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiềc thuyền tình ngửa nghiêng.
Bình luận (0)
CN
1 tháng 5 2018 lúc 11:18

1. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần làm sáng tỏ.
- Giới thiệu qua về ca Huế.

2. Thân bài:
a. giới thiêu chi tiết về các làn điệu dân ca Huế:
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam......
- hò ơ, hò ô, xay lúa,...
- giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm....

b. Nghe ca Huế trong khung cảnh:
- Trên dòng sông Hương
- về khuya
- Gió mơn man dìu dịu,

c. Các ca công:
-còn rất trẻ
- nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp.
- Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng.

d.
- Điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bị ai, vương vẫn như nam ai, nam bình, quả phụ, - - - nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
- Điệu Bắc: pha cách điệu Nam ko vui, ko buồn như tứ đại cảnh.
- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...
- lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- Không gian: như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
=> thưởng thức ca Huế là 1 thú vui tao nhã.

3. Kết bài.
- Nêu lại luận điểm đã làm rõ ở trên.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
H24
2 tháng 8 2015 lúc 11:11

bạn viết dấu đi

Bình luận (0)
NM
20 tháng 3 2016 lúc 11:34

Đề nghị viết dấu.


 

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
NP
4 tháng 2 2018 lúc 15:33

Minh khong biet cau nay

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NK
22 tháng 2 2016 lúc 18:10

Dãy số có 2 chữ số chia hết cho 3 là:[12,15,....,99] 

Khoảng cách của từng số hạng là 3

Số số hạng là: (99-12):3+1=30(số)

Vậy có 30 số có 2 chữ số chia hết cho 3

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TL
24 tháng 10 2018 lúc 20:03

Cho hình bình hành ABCD, tia phân giác của góc D và góc B cắt AB và CD tại M và N

a, chứng minh góc AMD = góc ABN

b, Chứng minh tứ giác DMBN là hình bình hành

c, tia phân giác của góc A cắt DM và BN tại H và G, tia phân giác của góc C cắt DM và BN tại E và F Chứng minh tứ giác HEFG là hình chữ nhật

Bình luận (0)
NT
1 tháng 6 2022 lúc 23:00

a: Xét tứ giác AECF có

AF//CE

AF=CE

Do đó: AECF là hình bình hành

b: Xét ΔDHC có

E là trung điểm của DC

EI//HC

Do đó: I là trung điểm của DH

=>DI=IH(1)

Xét ΔAIB có

F là trung điểm của AB

FH//AI

Do đó: H là trung điểm của BI

=>BH=HI(2)

Từ (1) và (2) suy ra DI=IH=BH

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
KM
24 tháng 10 2017 lúc 19:41

the cũng không biết

Bình luận (0)
PB
Xem chi tiết
TT
1 tháng 12 2015 lúc 20:17

Xet 1 so tu nhien khi chia cho 10 

=> Co the xay ra 10 truong hop ve so du (1)

Ma cac so tu nhien tu 11 den 21 gom (21-)+1=11 so 

Biet moi so cong voi dung so thu tu cua no duoc 1 tong 

=> co 11 tong , moi tong deuco gia tri la 1 so tu nhien (2)

Tu (1) va (2) => trong 11 tong tren chac chan co 2 tong co cung so du khi chia cho 11

Vay hai tong co hieu chia het cho 10 

**** nhe

Bình luận (0)