Viết đoạn văn chứng minh luận điểm chính của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Hãy tìm luận điểm chính từng đoạn trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta
luận điểm:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
dựa vào văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sự hiểu biết của em. Hãy viết 1 bài văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đâu là luận điểm chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? |
| A. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. |
| B. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
| C. Lòng yêu nước thương dân của Bác. |
| D. Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta. |
| Đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? |
| A. Sử dụng hình ảnh so sánh, điệp ngữ, liệt kê với mô hình “từ... đến...”. |
| B. Sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ. |
| C. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ. |
| D. Sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh, liệt kê với mô hình “từ... đến...”. |
Dựa vào văn bản"tinh thần yêu nước của nhân dân ta"của HCM, viết đoạn văn chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp
refer :
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
tham khảo:
Từ xưa đến nay đất nước ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc mình. Đó là một truyền thống lâu đời, mạnh mẽ và trường tồn. Bất kì ai trong chúng ta cũng ấp ủ và chứa chan tinh thần ấy. Bởi vậy, Bác Hồ đã khẳng định “Nhân dân ta ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Lòng yêu nước ấy là một nguồn sức mạnh tinh thần, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và kiên định. Nó thôi thúc, nung nấu cho con người ta trở nên dũng cảm hơn, kiên cường hơn, đoàn kết với nhau hơn. Chính bởi lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà dân tộc ta suốt cả nghìn năm qua, dù đối mặt với bao sóng gió, bao kẻ thù lớn mạnh cũng không hề đầu hàng hay thất bại. Lãnh thổ củ ta, lịch sử của ta, ngôn ngữ của ta vẫn mãi trường tồn.
Tinh thần yêu nước ấy được cảm nhận rõ ràng nhất chính là trong những năm tháng máu lửa. Khi mà kẻ thù ngoại xâm lăm le cướp đi những mảnh đất đã “chôn rau cắt rốn” biết bao thế hệ người dân ta. Chúng mượn những danh nghĩa sáo rỗng để đòi cướp đi nền hòa bình mà bao đời nhân dân ta gìn giữ. Trước chúng - những kẻ thù lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều lần như giặc Pháp, giặc Mĩ, giặc Mông-Nguyên… Chúng ta đã kiên cường đứng lên, lao ra trận mạc, bất chấp tất cả để chiến đấu. Từ già trẻ gái trai, ai ai cũng đứng lên chống giặc. Kẻ ra tiền tuyến giết địch, kẻ ở hậu phương chăn nuôi, trồng cấy. Ai ai cũng một lòng quyết đoàn kết chống giặc. Điều gì đã tạo nên kì tích ấy? Đó chính là tinh thần yêu nước.
Không chỉ ở trong thời chiến, mà ngay cả thời bình, tinh thần yêu nước ấy cũng vẫn mạnh mẽ vô cùng. Chỉ là thay vì cháy hừng hực, thì nó lại âm ỉ ở trong tim ta. Điều đó hiện diện qua lớp trẻ ngày nay hăng say lao động, cống hiến cho tổ quốc, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng căng dặn. Các em học sinh học tập và rèn luyện ngày đêm, các cô chú công nhân, nhân viên làm việc quên ngày tháng. Nhờ vậy mà nước ta ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và cả văn hóa nữa. Biết bao lần cái tên Việt Nam đã được gọi tên trên các đấu trường trí tuệ quốc tế, trong các tổ chức kinh tế văn hóa lớn. Niềm tự hào ấy khiến người dân ta ai cũng hạnh phúc vô bờ. Đó chính là điều mà chỉ có tinh thần yêu nước mới đem lại được.
Thời gian trôi qua, nhiều giá trị đã bị thay đổi. Nhưng riêng tinh thần yêu nước thì chẳng bao giờ có thể lay chuyển được. Mỗi người chúng ta đều có chung một lòng yêu nước, chỉ là cách thể hiện khác nhau mà thôi. Bởi vì mỗi cá nhân sẽ có một tài năng, một hoàn cảnh khác nhau. Tất cả sẽ được phát huy hết sức mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Ai cũng được góp sức mình để tạo nên làn sóng yêu nước mạnh mẽ, đưa nước ta phát triển không ngừng.
REFER:
Nhân dân Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. Thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.
dựa vào văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta,hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng nhân dân ta có truyền thống yêu nước.
Tham khảo:
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”
(Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
Những trằn trục trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
(Đập đá ở Côn Lôn )
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy - Tô Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:
Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không.
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.
Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tham khảo :
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
Đọc lại đoạn văn thứ ba của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?
Đọc lại đoạn văn thứ hai của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?
Nguyễn Thành Trương ✔️ | |
Thứ 5, ngày 15/03/2018 18:02:00 | |
Chat Online |
Tham khảo nha bn
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược. Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954….. Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước. Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.
Tham khảo:
Thứ của cải quý báu, tinh khiết nhất chính là tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trong văn bản '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác đã làm rõ điều đó. Ngày xưa, từ những điều nhỏ nhặt cho đến lớn lao đều được Bác đưa ra làm dẫn chứng cho những quan điểm của mình. Lòng yêu nước của dân tộc ở ngay thời điểm nào cũng rất nồng nàn, tha thiết. Nhất là khi đất nước đang gặp phải nguy hiểm, khi bị giặc tấn công và xâm chiếm. Tinh thần ấy lại nổi dậy như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, có thể lướt qua và nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Nói tóm lại, nhân dân ta lúc nào cũng yêu nước nhưng có điều không phải ở đâu, thời gian nào cũng được thể hiện ra bên ngoài. Để giữ gìn và phát huy tốt truyền thống yêu nước này chúng ta phải tuyên truyền rộng rãi và tốt đẹp nhất có thể. Giúp cho những người chưa hiểu thì được hiểu và những người đã hiểu sẽ càng hiểu nhiều hơn
1. Cho biết tên tác giả, thể loại, PTBĐ của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
2. Viết lại những câu văn nêu luận điểm chính của văn bản. ( Gợi ý: luận điểm chính nằm trong đoạn văn đầu)
3. Cho biết trong đoạn văn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy chỉ ra nghệ thuật ấy được thể hiện qua những chi tiết nào.
4. Qua đoạn văn đầu, em có cảm nhận gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
5. Đọc lại đoạn văn thứ hai của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?
6. Đọc lại đoạn văn thứ ba của văn bản. Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta tại thời điểm nào? Để chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta, tác giả đưa ra luận cứ nào? Em có nhận xét gì về luận cứ mà tác giả đã đưa? Biện pháp nghệ thuật nào được tác sử dụng trong đoạn này?
7. Đọc lại đoạn văn thứ tư của văn bản. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “các thứ của quý được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” và hình ảnh “các thứ của quý cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”
8. Theo tác giả, để phát huy lòng yêu nước của nhận dân ta, đảng cần làm gì? Vì sao phải làm những điều đó?
1)Tác giả: Hồ Chí Minh.
PTBD: Nghị luận.
2)
Luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2. Viết lại những câu văn nêu luận điểm chính của văn bản“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. ( Gợi ý: luận điểm chính nằm trong đoạn văn đầu)
3. Cho biết trong đoạn văn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy chỉ ra nghệ thuật ấy được thể hiện qua những chi tiết nào.
4. Qua đoạn văn đầu, em có cảm nhận gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?