Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
LS
23 tháng 3 2022 lúc 21:16

Tham khảo

Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến. 

Tiến bộ: đã có những luật bảo vệ và tôn trọng phụ nữ.

Bình luận (1)
KS
24 tháng 3 2022 lúc 5:27

Tham khảo

Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến. 

Tiến bộ: đã có những luật bảo vệ và tôn trọng phụ nữ.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TN
15 tháng 4 2022 lúc 19:07
- Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ *Nội dung: - Bảo vệ quyền lợi của vua,hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị,địa chủ phong kiến.
Bình luận (0)
TT
15 tháng 4 2022 lúc 19:10

*Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức thời Lê Sơ:

-Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

- Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ

*Điểm tiên tiến của bộ luật Hồng Đức

-Bảo vệ quyền lợi,địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

-Chú trọng vào việc bảo vệ lãnh thổ đất nước

 

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
H24
13 tháng 4 2021 lúc 19:27

Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ

 

Bình luận (0)
MN
13 tháng 4 2021 lúc 19:27

Ý 1:

Nội dung cơ băn của bộ luật Hồng Đức là:          

 + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc          

 + Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến        

   + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển khinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ

Ý 2:

 

Đề cao vai trò người phụ nữ
Khuyến khích dân sản xuất
Đề cao tinh thần nho giáo  ( yêu nước, ...)
Có tính chất nhân đạo
Đề cao việc học và tuyển chọn nhân tài
Có những chính sách quan tâm tới dân  ( chia đất đai không cho quan lại quá nhiều, ...)

Bình luận (0)
H24
13 tháng 4 2021 lúc 19:35

chào charahiha

 

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
ND
4 tháng 5 2022 lúc 18:49

tham khảo cụ này này ;v
https://hoc24.vn/cau-hoi/noi-dung-chinh-cua-luat-gia-long-va-luat-hong-duc-neu-diem-giong-nhau-cua-2-bo-luat-nay-bo-luat-hong-duc-duoc-bien-soan-va-ban-hanh-duoi-thoi-vua-na.6056051
 

Bình luận (0)
HN
4 tháng 5 2022 lúc 18:52

bạn tham khảo nha

Nội dung chính của Luật Gia Long và Luật Hồng Đức?

-Luật Gia Long quy định rất ngặt và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng nhận tiền của hối lộ, bắt dân phải nộp tiền… nếu như ai bị mắc vào mức nào thì căn cứ vào luật mà xử đoán. Những viên quan nào đến mức bị tước bỏ bằng, sắc, cáo của vua ban và bị xóa tên trong sổ bộ quan là bị bãi chức hoàn toàn.

-Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến. 

Nêu điểm giống nhau của 2 bộ luật này? 

.-Điểm giống nhau : 

bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;...

Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Bộ Luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 - 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức.

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (0)
QV
Xem chi tiết
DL
2 tháng 5 2022 lúc 10:15

1. n/d chính :

Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.

2 . Điểm giống nhau : 

bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;...

Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

3.  Năm 1488, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều chia làm 16 chương.

 

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
H24
3 tháng 3 2020 lúc 13:43

Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là:

Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ Bảo vệ chủ quyền quốc gia Khuyến khích phát triển kinh tế Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

* Điểm tiến bộ trong bộ luật này là đã có quyền lợi cho phụ nữ, vì những bộ luật khác không có quyền lợi gì cho phụ nữ, trong khi đó họ là những con người chính trong sản xuất, lao động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
3 tháng 3 2020 lúc 14:49

1.

Đây là bộ luật hoàn chính đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chú ; bảo vệ chủ quyền quốc gia ; khuyến khích phát triển kinh tế ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

* Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ
- Khuyến khích dân sản xuất
- Đề cao tinh thần nho giáo ( yêu nước, ...)
- Có tính chất nhân đạo
- Đề cao việc học và tuyển chọn nhân tài
- Có những chính sách quan tâm tới dân ( chia đất đai không cho quan lại quá nhiều, ...).

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
3 tháng 3 2020 lúc 13:27

Bạn tìm trong sách gk lịch sử 7 tr96 phần 3 đoạn 2

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KV
Xem chi tiết
TA
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

3,

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

4,

 Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là:

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ của bộ quốc triều hình luật (Hồng Đức) thời Lê Sơ : 

- Bộ luật Hồng Đức mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại

- Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức

+ Tính nhân đạo đối với người phạm tội

+ Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

+ Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

+ Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác



 

Bình luận (0)
SH
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

REFER

C3

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

*Nhận xét:

-Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

C4

* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :

- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ

- Khuyến khíc dân sản xuất

- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )

- Có tính chất nhân đạo

- Đề cao việc học và tuyển nhân tài

- Có những chính sách quan tâm tới dân

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

Bình luận (0)
LY
Xem chi tiết
QD
8 tháng 1 2017 lúc 17:41

Giống nhau :

Hệ thống hình phạt thể hiện tính dã man tàn bạo, không chỉ đày đọa về thể xác mà cả tinh thần. Hình phạt được áp dụng với mọi loại vi phạm pháp luật không chỉ là chế tài hình sự mà còn áp dụng với cả vi phạm pháp luật dân sự, hành chính hay hôn nhân gia đình .Vì vậy hình phạt này có tính phổ biến. - Ngũ hình của hai bộ luật đều xuất phát từ cổ luật Trung Quốc - Ngũ hình của hai bộ luật đều có 5 hình phạt cơ bản: + Xuy (roi) + Trượng (Gậy) + Đồ ( Làm việc nhẹ) + Lưu (Đi đày) + Tử (Chết) - Về nội dung hình phạt: +Xuy: cả hai bộ luật đều có 5 bậc (khung) từ 10 dến 50 roi, mỗi bậc tăng lên 10 roi bẳng roi mây. Mục đích đều làm cho họ cảm thấy xấu hổ, đau đớn mà bỏ ý định phạm tội lại. Phạm vi áp dụng: cho cả tội phạm nam và nữ. +Trượng: Cả 2 bộ luật dều có 5 bậc (từ 60 trượng dến 100 trượng). Đều có sự khoan hồng đối với phạm nhân nữ hơn so với phạm nhân nam. +Đồ: Đều áp dụng cho cả phạm nhân nam và nữ nhưng vẫn có sự phân biệt công viêc. +Lưu: Có kèm theo trượng. Và đều phân ra thành 3 bậc (nhưng nội dung của chúng lại khác nhau) +Tử: Đều có hình phạt giảo và trảm, đuợc áp dụng độc lập.
Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
H24
13 tháng 3 2021 lúc 20:30

Luật Hồng Đức một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê và của cả Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến bộ luật này người ta thường nghĩ ngay đó là một bộ luật tiến bộ, có kỹ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện, quan tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

Dù biết đó là một bộ luật mang nhiều tiến bộ và đi trước thời đại nhưng khi được đọc tôi thực sự thấy ngạc nhiên vì các điều luật thực sự tiến bộ hơn rất nhiều so với suy nghĩ của tôi. Xin chia sẻ một số điều luật nổi bật cùng bạn đọc để các bạn cùng suy ngẫm.

Điều 11. Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá. 

Mình nghĩ đây thực sự là một quy định rất hay và có thể biến hóa một phần để áp dụng trong thời ký bây giờ. Khi mà chạy án xảy ra phổ biến, chung thân có thể 8, 9 năm là ra tù, giết người đi tù 10 năm sau lại giết tiếp người khác. Thiết nghĩ pháp luật mặc dù không nên quy định là không được ân xá. Nhưng những tội phạm đặc biệt nguy hiểm nên có những quy định về mức cụ thể và một mức ân xá vừa phải thôi. Chứ không phải ân xá tràn lan, có tiền là ân xá và cũng nên xem xét quy đinh tội nhẹ được mức ân xá nhiều hơn tội nặng.

Điều 47. Những người phạm tội tuy tên gọi giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa của việc xét xử hình án: "tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ".

Việc phạm tội vô ý hay cố ý sẽ có thể nói là phương diện hàng đầu khi xem xét hình phạt cho một tội nào đó. Một điều luật thể hiện pháp luật thời bấy giờ đã có cái nhìn rất sâu và cũng rất nhân đạo.

Điều 295. Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ mà lại bỏ rơi họ thì bị bị xử đánh 50 roi, biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công. Nghĩ để mà ngẫm đến mình, Ở thời kỳ phong kiến kinh tế còn rất kém nhưng đất nước lại có quy định thành luật rất cụ thể về việc phải thu nuôi những người đặc biệt khó khăn không thể tự nuôi sống bản thân. Còn bây giờ các chính sách về bảo trợ xã hội vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, người ăn xin nhiều, các trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi sống lang thang ngủ hầm cầu còn rất nhiều. Rồi bớt xén khẩu phần ăn của những người được sống trong các trung tâm bảo trợ khá phổ biến. Thiết nghĩ nhà nước ta đừng đổ lỗi cho thiếu hụt ngân sách, A, B,C để không quan tâm đúng mức tới những trẻ lang thang cơ nhỡ, những số phận bi đát trong xã hội. Không biết có những trẻ lang thang đó sao, không biết có những người phải đi ăn thức ăn ở thùng rác đó sao. Tôi nghĩ không phải, tại sao thu thuế không bỏ sót một ai tất nhiên trừ những trường hợp mang tính bao che, kết hợp ăn chia. Thử nhớ xem thu thuế cho phương tiện tham gia giao thông trước đậy, người ta có bỏ sót bạn không, với bộ máy giúp việc cồng kềnh nào đâu chủ tịch phường, hội phụ nữ, hội thanh niên, ủy ban mặt trận...lại không từng thấy, từng nge những hoàn cảnh, những số phận cơ cực đến bi đát đó sao. Rồi chưa kể tới việc ngân sách trung ương chi 100 về tỉnh còn 80 về huyện còn 60 về xã còn 50 để thực hiện các chính sách xã hội nào đó. Đúng tệ nạn tham nhũng phổ biến và nặng nề nhưng những quy định xử phạt vẫn còn quá xem nhẹ, buông lỏng.

Điều 542. Thầy thuốc chữa bệnh cho người mà cố ý dằng dai hãm bệnh để lấy tiền, thì phải biếm ba tư.

Y đức thầy thuốc luôn là vấn đề nóng của xã hội. Với rất nhiều vấn đề liên quan đến khám chữa bệnh, tới trách nhiệm đội ngũ bác sỹ đối với bệnh nhân, với nạn phong bì và tất nhiên việc cố ý dằng dai để kéo dài việc điều trị bệnh để lấy tiền cũng không phải là hiếm. Thiết nghĩ pháp luật nên có quy định về vấn đề kéo dài thời gian trị bệnh để lấy tiền này chăng.

Người tốt hay người xấu thì thực chất cũng đều có ít nhất một điểm tốt mà chúng ta có thể hoc. Cũng như pháp luật cũng vậy nó có thể là của quá khứ chưa phát triển nhưng khi chú tâm để ý ta cũng có thể thấy những khía cạnh đáng để ta phải tiếp thu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa