Những câu hỏi liên quan
LA
Xem chi tiết
DA
23 tháng 12 2018 lúc 11:07

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Bạn tự tóm tắt nhé!

Bình luận (0)
NK
23 tháng 12 2018 lúc 11:07

Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ đem đến sự giải trí cho người đọc mà truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng còn mang đến một bài học ý nghĩa cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì. Qua câu chuyện, chúng ta rút ra được rằng không nên kiêu căng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta không những không kiêu căng mà còn phải không ngừng học hỏi vì trong cuộc sống có những chuyện chúng ta không ngờ tới. Dù có học bao nhiêu đi chăng nữa, kiến thức vẫn là vô hạn để cho chúng ta tiếp tục mở mang nó.

Bình luận (0)
NK
23 tháng 12 2018 lúc 11:07

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
DN
1 tháng 11 2016 lúc 20:04

1/ Nguyên nhân, khái niệm, nội dung, ý nghĩa phong trào văn hóa Phục hưng ( Tk XIV - XVII)

2/ Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt đã diễn ra như thế nào?

3/ Nhà Lý đã chủ động tấn công quân Tống trước để phòng vệ như thế nào?

4/ cách đánh giặc của lý thường kiệt có gì đặc biêt?

P/s: mình k pk đề của bạn có giống của mình k nữa

Bình luận (1)
CN
1 tháng 11 2016 lúc 20:02

- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà đòi huênh hoang

- Khuyên người ta phải cố gắng mở rộng hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo

Chúc bạn học tốt ! ok

Bình luận (0)
NT
29 tháng 10 2018 lúc 17:57

Bài học từ truyện "Ếch ngooiif đáy giếng" :

- Dù hoàn cảnh sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng , ngộ nhận về mình mà phải cố gắng vươn lên .

- Không được kiêu ngạo , chủ quan , coi thường xung quanh ví kiêu ngạo , chủ quan đếu phải trả cái giá rấ đắt .

Thấy đúng thì tick nha !!!!!!!!!!! <3

Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
CT
1 tháng 11 2016 lúc 20:24

câu chuyện chế diễu những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.Khuyên chúng ta nên mở rộng tầm hiểu biết của mình không được chủ quan ,kiêu ngạo.

Bình luận (2)
PA
1 tháng 11 2016 lúc 20:15

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

 

 

Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.

Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu truyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.

Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.

Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngộtL, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.
Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp".
Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung"

Bình luận (2)
PA
1 tháng 11 2016 lúc 20:18

z bn lấy đoạn này nhé

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời.

 

Bình luận (4)
NH
Xem chi tiết
NM
30 tháng 10 2016 lúc 16:02

- Bài học :

+ Phải biết nhìn xa trông rộng,dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

+ Không được chủ quan,kiêu ngạo,coi thường đối tượng xung quanh.

- Ý nghĩa bài học :

Nhắc nhở ,khuyên nhủ mọi người không được chủ quan ,kiêu ngạo,huênh hoang mà phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LV
26 tháng 11 2016 lúc 19:48

Từ nội dung bài " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học là :

Dù môi trường sống có hạn hẹp tù túng vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mìnhKhi môi trường sống thay đổi cần khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi Không đc chủ quan , kiêu ngạo nếu ko sẽ phải trả giá đắt , có khi là cả tính mạng

Chúc bn hok tốt !

Bình luận (2)
TD
26 tháng 11 2016 lúc 20:25

Từ truyện Ếch ngồi đáy giếng ,em rút ra bài học :

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

Bình luận (0)
PL
27 tháng 11 2016 lúc 9:33

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

Bình luận (5)
HA
Xem chi tiết
HA
27 tháng 10 2019 lúc 19:36

cậu hãy kể một người như mình gợi ý nè

+ VD: một banj học sinh tự cho mình là xinh đẹp,học giỏi luôn đc bạn bè và mọi ng yêu quý nên cho mình là giỏi giang,cuối cùng bị điểm thấp hơn các bn nên ko biết để mặt đi đâu

cậu hãy tự làm như ý của mình

nếu làm đc thì hãy gọi mọi ng tk cho mình nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NM
Xem chi tiết
AK
13 tháng 12 2020 lúc 18:48

lưu ý viết có dấu nha

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
CT
26 tháng 10 2017 lúc 9:21

con ếch đáng ghét ỉ

Bình luận (0)
H24
26 tháng 10 2017 lúc 9:22

Trong câu chuyện ếch ngồi đáy giếng mà em đã học.Chúng ta rút ra một

Bình luận (0)
NS
26 tháng 10 2017 lúc 14:55

ếch ngồi đáy giếng là 1 truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú.ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ ,tầm thường .nơi sống là ở đáy giếng,một nơi chật hẹp,tối tăm,khép kín.mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé,tầm thường :vài con nhái,con cua,con ốc bé nhỏ mà thôi.môi trường sống ấy,quan hệ ấy nơi "vương quốc đáy giếng đã làm cho ếch tự cao,chủ quan và kiêu căng.tiếng kêu của ếch chỉ "ồm ộp trong đáy giếng nhưng lũ cua con,ốc,nhái thì vô cùng hoảng sợ.vì sống lâu ngày trong hoàn cảnh ấy,tật sấu phát triển rất nhanh thành canh "bệnh" trầm trọc.tầm nhìn thì nhỏ bé,cạn hẹp .điểm nhìn thì mù mờ,chủ quan.do đó,nằm ở đáy giếng,ngồi ở đáy giếng mà ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung.đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao,tự đại,nó cho mình oai như một vị chúa tể.ếch đã tự ru mình ngủ trong vương quốc đáy giếng không phải một ngày mà là nhiều ngày.

ở đời,ai có thể ngủ yên mãi trong đời chât!ếch cũng thế thôi.một trận mưa to đã làm cho nước giếng dềnh lên tràn bờ.như một cuộc "mở cửa".môi trường sống của ếch đã thay đổi.từ đáy giếng,ếch bò lên,bơi lên bờ giếng,rồi ếch ra ngoài.môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.thế nhưng cách sống của ếch vẫn như xưa.thái độ sống vẫn chủ quan,coi thiên hạ chỉ bằng nửa con mắt.bầu trời rộng lớn thế,bao la thế nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé và bình thường.

trước đây nơi đáy giếng,ếch chỉ biết có cua, nhái, ốc nhỏ bé mà thôi.lên mặt đất,môi trường sống thay đổi,quan hệ trong cuộc sống đã thay đổi rất nhiều,xung quanh ếch là muôn loài,là toàn dân thiên hạ,có những tên "khổng lồ" rất đáng sợ như trâu,bò...thế nhưng ếch lại "nghênh ngang" chủ quan không thèm để ý đến xung quanh. cái giá thật đắt mà ếch phải trả đã xẩy ra.ếch đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.đó là kết cục thật đau đớn và đáng thương.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LV
26 tháng 10 2016 lúc 12:50

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuỵện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích

Chúc bn hok tốt!

Bình luận (0)
DK
7 tháng 11 2016 lúc 20:32

Ếch ngồi đáy cức

 

Bình luận (0)
AN
8 tháng 12 2017 lúc 21:55

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Chú ếch

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Ếch con

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Bình luận (0)