tóm tắt văn bản : thái sư trần thủ độ
văn:
kể 1 câu chuyện về thái sư trần thủ độ nhờ vào bài tập đọc thái sư trần thủ độ
“Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: Bệ hạ còn thơ ấu- mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. TháiTông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng : Quả có đúng như những lời hắn nói thật”. Xong, đem tiền, lụa mà thưởng cho.
Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ rằng: “Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư?”. Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: ”Ngươi ở chức thấp mà gia được luật pháp, ta còn trách gì được nữa”. Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.
Có lần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc Mẫu xin riêng cho một người được làm chức câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!”. Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng, Thủ Độ tâu: An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trát sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm tể tướng nhưng mọi việc đều để ý chu tất, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”.
Lời bàn :
Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời!
Chú thích
- Linh Từ Quốc Mẫu (gọi tắt là Quốc Mẫu) hay công chúa nói đến trong ghi chép trên chính là bà Trần Thị Dung vợ của Trần Thủ Độ. Bà vốn là con gái của Trần Lý, từng là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, nhà Lý đổ, bà bị giáng là Thiên Cực công chúa và đem gả cho Trần Thủ Độ. Do có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, khi mất, bà được phong là Linh Từ Quốc Mẫu.
- Chức câu đương: chỉ là một chức dịch nhỏ ở xã
Đề bài: Hãy tóm tắt biến động gia đình của Trần Hưng Đạo (tui đã tìm cái này trên gg bạn nào tóm tắt giúp tui với) Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vua Thái Tông vì thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết.[8] Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn. Khi 19 tuổi, Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu công chúa Thiên Thành (không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông). Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương (khuyết danh), nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương, cũng không rõ tên). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Bản thân Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào khuê phòng của công chúa rồi thông dâm với nàng.[9] Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Quốc Tuấn. Vua hỏi việc gì, Thụy Bà trả lời: "Quốc Tuấn ngông cuồng, đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo bắt giữ rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần Thái Tông xin lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bất đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để bồi hoàn sính vật cho Trung Thành vương.[9] Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".[10] Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy trí tưởng tượng Viết tiếp kết thúc vui cho câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ
Kể lại câu chuyện : Thái sư Trần Thủ Độ
Tham khảo/:
Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt cho nên xung quanh ông có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đối với nhà Trần, Trần Thủ Độ là người có công đầu. Ông đã đem hết lòng trung thành tận tụy, tài năng và mưu trí của mình để giúp các vua Trần phát triển cơ nghiệp, chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngày nay, chúng ta cần có thái độ công bằng và sự phân tích kĩ càng để đánh giá, đề cao phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của Thái sư Trần Thủ Độ.
Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông.
Mở đầu bài viết, tác giả tóm tắt vài dòng về cuộc đời và sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ:
Giáp Tí, năm thứ 7.
Mùa xuân, tháng giêng.
Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71) ; truy tặng Thượng phụ Thái Sư Trung Vũ Đại Vương.
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.
Ở phần sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình tiết (câu chuyện nhỏ) phản ánh bốn khía cạnh về nhân cách cao quý của ông.
Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật là ở chỗ nhà viết sử đã xây dựng nên những tình huống giàu kịch tính, biết lựa chọn các chi tiết đắt giá. Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đều có những xung đột được đẩy dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gây thú vị cho người đọc. Từ đó; người đọc có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật và tự rút ra những bài học sâu sắc.
Chuyện người hặc tội (người vạch tội) ấm ức tâu lên vua Trần Thái Tông là Thái sư lấn át quyền hành của vua: Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao ? là tình huống thứ nhất sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Trần Thủ Độ với nhà vua. Tác giả đẩy mâu thuẫn ấy lên cao trào bằng chi tiết nhà vua chủ động đem người hặc đi theo tới gặp Thái Sư để đối chất. Trần Thủ Độ không phân trần, biện bạch và trừng trị mà ngược lại, ông nhận lỗi ngay và còn ban thưởng cho người hặc tội. Câu trả lời của Thái sư gây bất ngờ lớn cho nhà vua: Đúng như lời người ấy nói.
Trần Thủ Độ có sự khác biệt với mọi người trong cách hành xử. Thông thường, người ta ghét kẻ dám vạch ra tội lỗi hoặc phê phán, chỉ trích sai lầm của mình, còn Trần Thủ Độ không chối mà công nhận ngay hành vi của mình và còn lấy tiền lụa thưởng cho bề dưới. Điều đó thể hiện thái độ thẳng thắn nhận lỗi, nghiêm khắc với bản thân và sự độ lượng của bậc chính nhân quân tử. Lời nói và hành động của ông trong sự việc này có tác dụng khích lệ cấp dưới hãy trung thực, dũng cảm, mạnh dạn tố cáo sai lầm của người khác, kể cả cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc.
Tình huống thứ hai không liên quan đến quyền lợi của sơn hà xã tắc mà chỉ là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bà ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chi tiết phu nhân cho rằng mình bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.
Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt Người quân hiệu kia chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tôn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền.
Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả. Trần Thù Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.
Như vậy là Trần Thủ Độ luôn có ý thức giữ gìn sự công bằng, không chấp nhận thói chạy chọt, đút lót, dựa dẫm, nhờ vả để tiến thân.
Tình huống thứ tư là vua muốn phong tướng cho An Quốc, anh trai của Trần Thủ Độ, Tưởng Trần Thủ Độ sẽ mừng rỡ mà tạ ơn vua nhưng tác giả lại khiến người đọc ngạc nhiên đến bất ngờ khi Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày ý kiến: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?
Vì có tầm nhìn xa trông rộng nên ông đã lường trước được những phiền toái sẽ xảy ra khi cả hai anh em đều nắm giữ trọng trách. Điều đó sẽ đẩy nhà vua vào tình thế khó xử. Câu trả lời trên cho thấy Thái sư Trần Thủ Độ có tinh thần chí công vô tư, vượt khỏi quan niệm phổ biến trong xã hội là: Một người làm quan, cả họ được nhờ.
Những tình huống đầy kịch tính nêu trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi và nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết, không mảy may tư lợi cho bản ,thân và gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và gánh nặng trách nhiệm hầu như đè lên vai ông, vì vua còn nhỏ tuổi. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết về Thái sư Trần Thủ Độ dù cố tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đầy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. Ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.
Viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy trí tưởng tượng Viết tiếp kết thúc vui cho câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ
Thái sư Trần Thủ Độ sinh năm nào, mất năm nào?
A. 1194 – 1264
B. 1192 – 1262
C. 1190 – 1260
D. 1196 – 1266
1.Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào?
Thái sư Trần Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng có tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn, ca ngợi. Ông thẳng thắn, nghiêm nghị, không bao che cho những người làm sai hay chức lớn hơn, luôn bảo vệ công lý.
Thái sư Trần Thủ Độ là một người yêu nước , mặc dù là chú của Hoàng Thượng nhưng không vì thế mà coi thường phép nước ông là một người chính trực làm sai thì ông sẽ nhận, chúng ta cần phải học tập tấm gương của Thái sư Trần Thủ Độ yêu nước, chăm chỉ học tập để thành người có ích cho đất nước Việt Nam chúng ta.
Trong bài Thái sư Trần Thủ Độ,chuyên quyền có nghĩa là gì?
Dưới đây là bài đọc:
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Bài học nhân cách từ câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ
Cổ nhân có câu: Vi nhân nan, tức là làm người khó. Quả là khó thật vì trên đời không ai toàn vẹn cả (Nhân vô thập toàn). Tuy vậy, trong sử sách nước ta vẫn cố những gương sáng muôn đời về phẩm chất cao quý, xứng đáng để mọi thế hệ suy ngẫm và học tập. Các tác giả của cuốn Đại Việt sử lược đã dành những bài viết ca ngợi Thái phó Tô Hiến Thành và Thái Sư Trần Thủ Độ, hai vị quan thuộc hàng trụ triều đình nổi tiếng là thanh liêm, cương trực.
Tô Hiến Thành giữ chức Tể tướng dưới triều vua Lí Anh Tông, kiêm chức Thái phó giúp việc cho Thái tử Lí Cao Tông. Năm sinh của ông chưa được xác định rõ, còn năm mất là 1179. ông là người có nhân cách lớn, một lòng vì dân vì nước.
Có một câu chuyện kể rằng trước khi băng hà, vua Lí Anh Tông dặn dò Tồ Hiến Thành hãy phò tá Long Cán – hoàng tử thứ sáu – lên nối ngôi. Lúc đó Long Cán mới ba tuổi, cho nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều giao cho Thái phó Tô Hiến Thành đảm nhiệm. Thái hậu (mẹ vua) lại muốn phế Long Cán để lập Long Sương (thái tử đã bị truất quyền nối ngôi) làm vua nên nhân lúc Tô Hiến Thành đi sứ, bèn sai người mang vàng lụa đến nhà gặp bà vợ, nhờ nói lại ý đó với ông. Nghe vợ hói xong, Tô Hiến Thành khảng khái trả lời: Ta ở ngôi Tể tướng, nhận lời cố thác của Tiên vương để phò ấu chúa. Nay nhận đồ hối lộ của người mà mưu phế lập, thiên hạ sẽ nói ta như thế nào? Giá như mọi người đều là kẻ bưng tai bịt mắt không biết, thì ta biết lấy tời lể nào để trả lời Tiên Vương ở dưới suối vàng?
Lời đáp của Thái phó Tô Hiến Thành chứa đựng bài học về lòng trung thành tuyệt đối. Vua Lí Anh Tông đã hoàn toàn tin tưởng ở ông nên mới giao trọng trách cho ông. Nay dù Tiên Vương đã mất, nhưng Tô Hiến Thành vẫn không thể phụ lòng tin ấy, muối mặt nhận hối lộ để người đời phỉ nhổ, bêu riếu và đắc tội với anh hồn Tiên Vương.
Dùng cách hối lộ không được, Thái hậu chuyển sang dùng áp lực. Bà mời Tô Hiến Thành đến và bảo rằng: ông đối với nước nhà, có thể gọi là trung đấy! Song, tuổi ông đã xế chiều mà thờ ấu chúa thì việc làm của ông ai người biết đến? Chi bằng, lập vua trưởng thành thì người đó sẽ đem ơn đức mà ban cho. ông giữ được phú quý lâu dài há chẳng nên ư? Như vậy là miếng mồi phú quý lâu dài đã được bà tung ra nhằm lung lạc lòng trung của Tô Hiến Thành. Nhưng ông đã dám phủ nhận ý kiến của Thái hậu, giữ vững sự trung tín của mình: Bất nghĩa mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi, lời di chúc của Tiên vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời. Rồi ông phản ứng gay gắt bằng hành động rảo bước ra ngoài.
Ông không chỉ bảo vệ ấu chúa Lí Cao Tông (tức Long Cán) bằng lí lẽ mà còn bằng hành động quyết liệt là ra lệnh cho quan lại cấp dưới hãy hết sức vì vương thất, không ăn ở hai lòng và tuyên bố: kẻ nào trái lệnh ta sẽ bị giết phơi ngoài chợ.
Lúc lâm bệnh nặng, quan Thái phó Tô Hiến Thành được quan Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Trong khi đó thì Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc, không lúc nào rảnh rang để đến thăm. Thái hậu hỏi Tô Hiến Thành: Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông? ông trả lời không do dự: Người mà ngày thường thần biết, chỉ có Trung Tá mà thôi. Thái hậu trách ông sao không nghĩ đến công lao hầu hạ của Vũ Tán Đường mà tiến cử ông ta, thì Tô Hiến Thành vẫn một mực khẳng định: Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ, phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa? Điều đó cho thấy thái độ của Tô Hiến
Thành về việc công, việc tư rất rõ ràng và theo quan điểm của ông thì người gánh vác trọng trách của đất nước dứt khoát phải thực sự có tài, có đức.
Suy nghĩ và lời nói của Tô Hiến Thành đã đạt đến mức độ cặn kẽ, thấu đáo, có lí, có tình. Với ông, bề tôi phải đặt chữ trung lên hàng đầu, sau đó là chữ tín. Bất trung, bất tín thì không xứng là bậc chính nhân quân tử, mà chỉ là hạng giá áo túi cơm hèn hạ mà thôi.
Nếu ở nhà Lý có Tô Hiến Thành kiên trung, thì ở nhà Trần có Trần Thử Độ cương trực, thao lược.
Trần Thủ Độ tuy ít học nhưng thông minh, sáng suốt hơn người. Nhờ có công lớn lập ra nhà Trần nên ông được phong chức Thái sư – chức quan cao nhất trong triều, có quyền tham gia ý kiến trong mọi việc chính sự. ở ông, nổi bật nhất là tính cách thẳng thắn, trung thực và không vụ lợi. về quyền lực mà nói, thì Thái Sư hơn cả vua Trần Thái Tông thời bấy giờ.
Có người tâu lên nhà vua trẻ tuổi rằng Trần Thủ Độ lấn lướt, lạm quyền. Vua hỏi, Thái sư không chối mà khẳng định là đúng như lời người ấy nói. Sau đó còn ban thưởng tiền bạc, gấm vóc cho anh ta. Vua Trần Thái Tông coi Trần Thủ Độ (chú ruột) như cha nên vô cùng tin tưởng, cho rằng nếu Thái sư có làm như vậy thì cũng chỉ vì lo cho dân, cho nước mà thôi.
Thói thường, một người làm quan, cả họ được nhờ nhưng Trần Thủ Độ thì không như thế. Bà vợ ông xin cho một người cháu họ chức câu đương (chức dịch nhỏ ở xã, chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân), Trần Thủ Độ phản đối khéo bằng cách ra điều kiện phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác, khiến anh ta sợ hãi xin thôi, ông làm thế để răn đe những kẻ hay nhờ vả. Đặc biệt hơn, khi vua Thái Tông ngỏ ý muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ chân thành đáp: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghĩ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao ?
Câu nói ấy đã phản ánh nhân cách cao đẹp và tầm nhìn xa rộng của Thái sư – người có tài kỉnh bang tế thế. Trần Thủ Độ đã lường trước được tất cả những điều không hay sẽ xảy ra khiến nhà vua lâm vào tình cảnh khó xử, nếu như cả hai anh em ông đều giữ những chức vụ trọng yếu trong triều đình. Can ngăn nhà vua bằng lời lẽ tâm huyết, chính trực như thế, Thái sư Trần Thủ Độ đã thể hiện đạo đức chí công vô tư của một vị quan liêm khiết, xứng đáng là bậc trung thần hiếm có trong lịch sử.
Từ những gương sáng như Tô Hiến Thành, Trần Thủ Độ... chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Chính lí tưởng vì nước vì dân là cơ sở nền tảng chi phối tư tưởng, đạo đức, suy nghĩ và hành động của hai danh nhân đó. Tên tuổi, sự nghiệp và phẩm giá cao đẹp của các ông được lưu truyền muôn thuở trong sự kính phục và yêu mến của nhiều thế hệ người Việt.