Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
LH
19 tháng 1 2023 lúc 18:01

Xã hội thời Lý ngày càng phân hóa

+ Vua, quan lại quý tộc là tầng lớp thống trị, có nhiều đặc quyền

+ Địa chủ ngày càng tăng và có thế lực

+ Nông dân chiến đa số, là lực lượng sản xuất chính

+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông

+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất 

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
NH
12 tháng 11 2016 lúc 16:20

hiện tượng đó là trái đất sắp đâm vào mặt trăng

Bình luận (1)
NM
25 tháng 11 2016 lúc 20:25

hư cấu đâm vào niềm tin àh bạn

Bình luận (0)
NM
25 tháng 11 2016 lúc 20:26

hihangaingungngoamhaha

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TD
30 tháng 11 2016 lúc 20:48

1. Thơ :

Mùa xuân con én đưa thoi

Thiền quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

( Truyện Kiều - Nguyễn Du )

2. - Thời tiết : ấm áp , có mưa phùn

- Sinh hoạt : rộn rã , tấp nập

- Cảnh vật : lộng lẫy , đa sắc màu

- Ấn tượng của em : những lễ hội với nhiều trò chơi hay và độc đáo

Chúc bn hc tốt ( đây là mk tự lm - k đúng thì đừng gạch đá nhá )

 

Bình luận (32)
PT
1 tháng 12 2016 lúc 10:36

1. Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.

Và tựa hoa tươi cánh nở dần
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.

Từng gã thư sinh biếng chải đầu
Một mình mơ ước chuyện mai sau
Lên kinh thi đỗ làm quan Trạng
Công chúa cài trâm thả tú cầu.

Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
Những bà tóc bạc hiền như phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.

Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tựu dưới hoa tươi
Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
Một áng thơ đề nét chẳng phai.

 

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."

2. Nét riêng quê hương mình:
- Thời tiết: ấm áp/ se lạnh/ dễ chịu/ ẩm ướt,...
- Sinh hoạt: rộn ràng/ ồn ào/ đoàn tụ,...
- Cảnh vật: xinh đẹp/ nhiều màu sắc/ sống động,...

- Ấn tượng sâu sắc nhất: không khí ấm áp vì được đoàn tụ bên gia đình mình, mọi người quây quần trò chuyện bên nhau với mâm ngũ quả, thức ăn,... Được chúc những lời ngọt ngào, may mắn,...

 

Bình luận (0)
NL
13 tháng 12 2016 lúc 19:27

1,

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…

 

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.

Thơ Hàn Mặc Tử

2, - Thời tiết: nắng, khá nóng

- Sinh hoạt: Ồn ào, tấp nập

- Cảnh vật: Nhiều màu sắc

- Ấn tượng của em: Loài hoa mai và không khí mùa xuân

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
KT
28 tháng 2 2018 lúc 21:57

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền - cô giáo đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầy đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chỉ biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.

Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao. Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô

Bình luận (0)
HN
28 tháng 2 2018 lúc 21:56

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DM
5 tháng 11 2021 lúc 10:18

-Phụ nữ xưa: 

+ Đời sống: khổ cực, khó khăn, không được coi trọng, mù chữ từ nhỏ,...

+Phẩm hạnh: Trong sáng, "Công,dung, ngôn,hạnh"...

-Phụ nữ ngày nay:

+Đời sống:Hiện đại, xóa bỏ tục lệ " Trọng nam khinh nữ", bình đẳng giới, cuộc sống bớt khó khăn, cực khổ, đa số đều biết chữ, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước....

Bình luận (1)
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 16:29

Tham khảo: Giới thiệu đôi nét về làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)

* Yêu cầu số 1: Mô tả đôi nét về làng nghề

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.

- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.

- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

* Yêu cầu số 2: Đề xuất biện pháp bảo tồn:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

- Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Bình luận (0)
GN
Xem chi tiết
H24
30 tháng 3 2022 lúc 18:15
tham khảoNhã nhạc cung đình Huế ...Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...Dân ca quan họ Bắc Ninh. ...Ca trù ...Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. ...Hát Xoan. ...Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. ...Đờn ca tài tử Nam Bộ
Bình luận (0)
NP
30 tháng 3 2022 lúc 18:26

tham khảo

Nhã nhạc cung đình Huế Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Dân ca quan họ Bắc Ninh. Ca trù Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Hát Xoan. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .Đờn ca tài tử Nam Bộ

Bình luận (0)
NN
30 tháng 3 2022 lúc 18:50

A) 5 di sản văn hóa vật thể : 

+ Phố cổ Hội An.

+ Chùa Một Cột.

+ Vịnh Hạ Long.

+ Chùa Bái Đính.

+ Thành Nhà Hồ.

5 di sản văn hóa phi vật thể : < bạn tham khảo 5 ý này nhé >

+ Hát Xoan

+ Ca trù.

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ.

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh.

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

B)

Vài nét về di sản văn hóa ở quê hương em < Hưng Yên > : Quê em , di sản văn hóa nổi tiếng , chắc có lẽ là khu di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung . Nơi đây nhiều điều nổi bật và đa dạng. Khu di tích được ghi vào Di sản văn hóa Quốc Gia thế giới. Có thể thấy, khu di tích này rất nổi tiếng, là con người Hưng Yên thì đều biết đến. Và ở đây cũng là nơi giáo dục cho trẻ, hiểu biết rộng về di tích nơi đây.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
NT
9 tháng 8 2023 lúc 23:34

Mẹ em là người hiền lành khi ở nhà nhưng khi làm việc là rất nghiêm túc

Bác em là một người nóng tỉnh nhưng rất tốt bụng

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DN
22 tháng 12 2021 lúc 14:19

A

Bình luận (0)
NT
22 tháng 12 2021 lúc 14:20

Chọn A

Bình luận (0)
H24
22 tháng 12 2021 lúc 14:20

B

Bình luận (0)