Những câu hỏi liên quan
MT
Xem chi tiết
LC
5 tháng 1 2019 lúc 19:08

Cái xứ sở lạ lùng trong câu ca dao trên đã chỉ ra sự khác biệt đến kinh ngạc so với những vùng đất quê hương Thuận Quảng: địa hình, địa thế cảnh quan tự nhiên cũng khác; mưa nắng, khí hậu thủy văn cũng lạ và đặc biệt là thú dữ - nhất là cọp và sấu lềnh khênh. Họ phải tiêu diệt sấu tiêu diệt cọp để làm chủ khai hoang.Nhưng họ sợ sấu sợ cọp. Họ tôn thờ gọi sấu là thần còn coi hổ là ông.

Bình luận (0)
NM
5 tháng 1 2019 lúc 22:45

Sự có mặt của lưu dân Việt trước năm 1698 ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định là cơ sở quan trọng cho việc các chúa Nguyễn thực hiện những kế hoạch của mình khi mở mang quốc gia về phía Nam.

Trong những lớp di dân đến khai khẩn, người Việt đến Đồng Nai khá sớm. Trong vốn văn hóa dân gian của người Việt, vùng đất Đồng Nai được nhắc đến trong nhiều ca dao. Tùy thuộc vào nội dung bài hay câu ca dao mà những thế hệ di dân thuở đầu phản ánh vùng đất Đồng Nai qua nhiều góc nhìn khác nhau, gắn liền với những sự kiện, chuyện tích liên quan...

Có lẽ, câu ca dao quen thuộc nhất, được nhiều người hay nhắc đến là:

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Câu ca dao này nhắc đến địa danh Nhà Bè - chuyện tích cảm động về nhân vật Thủ Huồng xưa làm bè ở ngã ba sông để làm từ thiện, tích đức. Nơi ngã ba sông ấy chia đôi đường để đi đến Gia Định hay Đồng Nai. Đất Đồng Nai như mời gọi những ai muốn đến, muốn về.

Xứ sở Đồng Nai của một thời, muôn ngàn khó khăn đối với những người di dân thuở khai khẩn, được thể hiện trong câu ca:

Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

Thế nhưng, vùng đất rộng người thưa ấy qua một thời được khai khẩn đã trở thành vùng đất mới đầy hứa hẹn. Người di dân đến đây tìm được nguồn lợi và mưu cầu về một cuộc sống tốt hơn. Không những thế, xứ sở này được họ khai phá trở thành một nơi danh tiếng:

Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai

Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.

hay:

Hết gạo thì có Đồng Nai

Hết củi thì có Tân Sài chở vô.

hoặc:

Đồng Nai gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó thời không muốn về.

Vùng Đồng Nai trở nên danh tiếng khi trở thành vùng có nước ngon, gạo nhiều. Đồng Nai trở thành một nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả vùng đất phương Nam, được nhắc đến trong câu: "Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang". Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (năm 1820) có viết: "Bà Rịa là đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu...".

Đồng Nai có con sông lớn, nước ngọt, trong xanh. Phát tích từ cao nguyên Langbian, sông Đồng Nai vượt qua bao thác ghềnh, núi đồi để hòa biển Đông. Những nơi dòng sông đi qua để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ Cát Tiên đến thác Trị An, làng Tân Triều...

Đồng Nai nguồn mọi cao sang

Chảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm.

Hàng Sâm là một địa danh của thác Trị An, ngọn thác cuối cùng trên dòng chảy sông Đồng Nai. Thác Trị An gắn liền với những truyền thuyết lý thú.

Danh xưng Đồng Nai còn được nhắc đến như một đối sánh với đất kinh kỳ "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai". Hình ảnh của sông Đồng Nai đi với chùa Thiên Mụ vang danh xứ Huế như một điều thề hứa vững chắc:

Bao giờ cạn nước Đồng Nai

Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

Hơn ba trăm năm có lẻ, Biên Hòa xưa - Đồng Nai nay, trải qua bao biến thiên lịch sử đã ghi lại nhiều dấu ấn trong diễn trình hình thành và phát triển. Trên vùng đất này, nhiều địa danh, di tích, vùng đất, con sông, bến nước, làng quê, cù lao... với tên gọi, đặc điểm riêng được nhắc đến nhiều trong những bài ca dao thân thuộc.

- Nước Đồng Nai sóng dồi lên xuống

Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi.

- Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch

Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá trạch đỏ đuôi.

- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà

Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân

Cá buôi sầu huyết Phước An

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An...

Những bài ca dao ấy là một phần trong di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này giúp chúng ta hiểu biết thêm về Đồng Nai hiện nay.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
20 tháng 12 2023 lúc 20:48

D. Cảnh vật thiên nhiên còn hoang sơ.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
7 tháng 9 2023 lúc 13:34

Bài ca dao này thể hiện sự tình cảm và tình yêu thương của tác giả dành cho làng quê. Em cảm nhận được sự thanh bình và tươi mát của làng quê thông qua hình ảnh lũy tre xanh và sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Cảnh vật bên bờ vải nhãn hai hàng và sông cá lội từng đàn tung tăng càng làm cho làng tôi trở nên sống động và đáng yêu hơn.

Bình luận (0)
MV
Xem chi tiết
GB
13 tháng 12 2021 lúc 16:01

D

Bình luận (0)
H24
13 tháng 12 2021 lúc 16:01

d

Bình luận (0)
TL
13 tháng 12 2021 lúc 16:01

c

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
TD
5 tháng 3 2015 lúc 7:43

danh thuc ong day day

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
MN
27 tháng 11 2021 lúc 15:49

Em tham khảo:

''Việt Nam'' hai tiếng em luôn mang trong mình, là nơi em sinh ra, là nơi cho em biết thế nào là hai tiếng quê hương. Việt Nam, quê hương em không chỉ đẹp bởi màu xanh của bầu trời, màu ngọc của dòng sông, mà nơi quê hương em còn đẹp từ những vùng miền, cho tới đồng bằng khác nhau. Từ sắc xanh của bầu trời, từ cái thân thuộc của những cảnh vật '' xóm làng, đồng ruộng, rừng cây'' cho đến ''non cao gió dựng, sông đầy nắng chang'', tất cả đã họa lên một Việt Nam trù phú, đẹp đến lạ thường. Em hiểu nơi đây bao bác nông dân vẫn miệt vườn, ngày ngày đội nắng đội mưa, tạo nên những mùa bội thu, tạo nên cơn mưa ngọt chín mùa vụ trên quê hương em. Thật đúng là, có nơi đâu đẹp hơn đất Việt, có nơi đâu đẹp hơn chính con người Việt Nam, chân chất, thật thà, hiền lành. Em thầm cảm ơn vì đã được lớn lên trên mảnh đất này, cảm ơn Việt Nam, đất nước, con người-nơi đã cho em hai tiếng ''quê hương''.

Bình luận (0)
PT
27 tháng 11 2021 lúc 15:52

Qua đoạn thơ của Lê Anh Xuân, ta thấy, mặc dù chỉ đoạn thơ ngắn như vậy nhưng tác giả đã nói lên được những vẻ đẹp, những tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Việt Nam của ta. Những câu từ trông rất độc đáo nhưng thực chất rất giản dị đã làm bài thơ trở nên như một kiệt tác hội họa.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LL
6 tháng 4 2022 lúc 20:07

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế – nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.

Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.

Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã dạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.

Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.

Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lí giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yêu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.

Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.

Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.

Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.

Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.

Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế – ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.

Dài nhỉ chúc pạn học tốt

 

Bình luận (0)
PM
Xem chi tiết
PM
3 tháng 4 2022 lúc 9:41

Ai giúp mình đi! Mình cần gấp, mai mình học rồi!

Bình luận (0)