Tập làm văn lớp 7

TT

Biểu cảm về câu:

Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um

NN
5 tháng 1 2018 lúc 9:53

Sự có mặt của lưu dân Việt trước năm 1698 ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định là cơ sở quan trọng cho việc các chúa Nguyễn thực hiện những kế hoạch của mình khi mở mang quốc gia về phía Nam.

Trong những lớp di dân đến khai khẩn, người Việt đến Đồng Nai khá sớm. Trong vốn văn hóa dân gian của người Việt, vùng đất Đồng Nai được nhắc đến trong nhiều ca dao. Tùy thuộc vào nội dung bài hay câu ca dao mà những thế hệ di dân thuở đầu phản ánh vùng đất Đồng Nai qua nhiều góc nhìn khác nhau, gắn liền với những sự kiện, chuyện tích liên quan...

Có lẽ, câu ca dao quen thuộc nhất, được nhiều người hay nhắc đến là:

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Câu ca dao này nhắc đến địa danh Nhà Bè - chuyện tích cảm động về nhân vật Thủ Huồng xưa làm bè ở ngã ba sông để làm từ thiện, tích đức. Nơi ngã ba sông ấy chia đôi đường để đi đến Gia Định hay Đồng Nai. Đất Đồng Nai như mời gọi những ai muốn đến, muốn về.

Xứ sở Đồng Nai của một thời, muôn ngàn khó khăn đối với những người di dân thuở khai khẩn, được thể hiện trong câu ca:

Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

Thế nhưng, vùng đất rộng người thưa ấy qua một thời được khai khẩn đã trở thành vùng đất mới đầy hứa hẹn. Người di dân đến đây tìm được nguồn lợi và mưu cầu về một cuộc sống tốt hơn. Không những thế, xứ sở này được họ khai phá trở thành một nơi danh tiếng:

Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai

Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.

hay:

Hết gạo thì có Đồng Nai

Hết củi thì có Tân Sài chở vô.

hoặc:

Đồng Nai gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó thời không muốn về.

Vùng Đồng Nai trở nên danh tiếng khi trở thành vùng có nước ngon, gạo nhiều. Đồng Nai trở thành một nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả vùng đất phương Nam, được nhắc đến trong câu: "Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang". Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (năm 1820) có viết: "Bà Rịa là đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu...".

Đồng Nai có con sông lớn, nước ngọt, trong xanh. Phát tích từ cao nguyên Langbian, sông Đồng Nai vượt qua bao thác ghềnh, núi đồi để hòa biển Đông. Những nơi dòng sông đi qua để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ Cát Tiên đến thác Trị An, làng Tân Triều...

Đồng Nai nguồn mọi cao sang

Chảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm.

Hàng Sâm là một địa danh của thác Trị An, ngọn thác cuối cùng trên dòng chảy sông Đồng Nai. Thác Trị An gắn liền với những truyền thuyết lý thú.

Danh xưng Đồng Nai còn được nhắc đến như một đối sánh với đất kinh kỳ "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai". Hình ảnh của sông Đồng Nai đi với chùa Thiên Mụ vang danh xứ Huế như một điều thề hứa vững chắc:

Bao giờ cạn nước Đồng Nai

Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

Hơn ba trăm năm có lẻ, Biên Hòa xưa - Đồng Nai nay, trải qua bao biến thiên lịch sử đã ghi lại nhiều dấu ấn trong diễn trình hình thành và phát triển. Trên vùng đất này, nhiều địa danh, di tích, vùng đất, con sông, bến nước, làng quê, cù lao... với tên gọi, đặc điểm riêng được nhắc đến nhiều trong những bài ca dao thân thuộc.

- Nước Đồng Nai sóng dồi lên xuống

Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi.

- Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch

Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá trạch đỏ đuôi.

- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà

Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân

Cá buôi sầu huyết Phước An

Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An...

Những bài ca dao ấy là một phần trong di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này giúp chúng ta hiểu biết thêm về Đồng Nai hiện nay.

Bình luận (1)
H24
5 tháng 1 2018 lúc 9:56

Buổi đầu khai hoang đất Đồng Nai, một vùng đất mà vào thế kỷ XVIII được tác giả Phủ Biên tạp lục miêu tả là "Từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm” đó là xứ sở hoang vu:

Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội trên giồng cọp um.

Cái xứ sở lạ lùng trong câu ca dao trên, cũng như một số câu ca dao khác, đã chỉ ra sự khác biệt đến kinh ngạc so với những vùng đất quê hương Thuận Quảng: địa hình, địa thế cảnh quan tự nhiên cũng khác; mưa nắng, khí hậu thủy văn cũng lạ và đặc biệt là thú dữ - nhất là cọp và sấu lềnh khênh. Trong khi đó, người đi khai hoang Thuận Quảng vào đây vốn chỉ sở đắc những trình độ kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, công cụ lao động thô sơ; đi lại trên sông rạch chủ yếu bằng ghe nan, xuồng nhỏ; để chống với thú dữ thì roi gậy, dao, búa, bẫy, rọ và khá hơn là có chút ít võ nghệ... Nói chung, vào buổi đầu khai hoang, tương quan giữa con người và tự nhiên, nói riêng ở đây là giữa con người với thú dữ - tiêu biểu là cọp và sấu, là chưa nghiêng hẳn về bên nào: một mặt, họ phải diệt sấu, săn cọp để làm chủ rừng hoang sông rạch và mặt khác, họ sợ sấu, sợ cọp. Tình trạng trong tâm thức của họ có tính chất bi kịch là do sự mâu thuẫn giữa đòi hỏi tất yếu của lịch sử và việc chưa đủ khả năng thực tế để thỏa mãn những đòi hỏi ấy. Do chưa có đủ khả năng diệt thú dữ nên họ lập miễu thờ cọp, tôn cọp làm "Sơn quân chi thần Hổ", "Chúa xứ sơn lâm", "Thần Hổ" gọi cọp bằng ông, coi sấu là thần, sợ loài sấu "thành quỉ"... Các truyện kể về việc Bầu cọp làm Hương cả biểu hiện thành nghi lễ "Bầu Ông" khá phổ biến ở các đình làng Đồng Nai đã cho thấy khía cạnh này của tâm lý người dân khai hoang.

a) Loại truyện này, về cơ bản là giống nhau trong hầu hết các trường hợp và chúng chỉ khác nhau ở các yếu tố chủ định về tên người, tên đất. Chúng tồn tại như một thần tích về cọp và dẫn đến điều cấm kỵ là ở các thôn làng ấy tuyệt nhiên không có ai cả gan đứng ra làm Hương cả. Nói cách khác, tập hợp các truyện Ông Cả Cọp là một môtip truyện dân gian đã được hình thành trên tâm thức tôn trọng luật lệ sơn lâm: Chúng tôi đến đây lập nghiệp, nhưng chúng tôi biết là "rừng nào cọp ấy" nên xin ông cứ làm chủ, làm cả và chúng tôi chỉ là kẻ bậc dưới, mong ông hiểu cho mà đừng làm hại. Đó là tâm thức của lớp lưu dân mới đặt chân đến vùng đất hoang vu đến nỗi "con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh".

Một quan niệm phổ biến trong dân gian Nam bộ đặc biệt là ở vùng Long Thành - Nhơn Trạch là người ta phân biệt hổ ra hai loại:“cọp” và "hạm". Cọp là loại hổ mà theo sự xác tín, là trên trán của nó có chữ "nhâm" (?); đó là "hổ thần": không bao giờ ăn thịt người. Trong thực tế, phổ biến hơn hết, hổ thần được thờ là "bạch hổ" (cọp trắng). Truyện Ông Tăng chủ, đệ tử của Phật Thầy Tân An, đã nhờ bạch hổ đi trừ con hạm ở núi Bà Đội Om (An Giang) là một truyện tiêu biểu cho quan niệm này. Hạm là từ dùng để chỉ những con hổ ăn thịt người, đó là thứ cọp đã thành ma quỉ, thành tinh. Người ta cũng cho rằng, cọp là chúa xứ sơn lâm với khả năng nghe được tất cả những lời nói của dân chúng trong vùng. Nói cách khác, người ta tin rằng bất cứ ai nói lời xúc phạm đến cọp thì đều bị cọp trừng trị. Lại có một điều xác tín khác: cọp khi đã ăn thịt một người nào đó, thì vong hồn của nạn nhân đó bị cọp khống chế để trở thành "ma trành" có nhiệm vụ mách bảo những điều tốt xấu cho cọp, làm cho những con cọp này trở nên tinh quái đặc biệt. Các mảnh truyện kể về con "cọp ba móng" ở miền Đông Nam bộ hồi chín năm kháng chiến đều khẳng định điều này. Nói cách khác, trong dân gian người ta đã gán cho cọp những thuộc tính “siêu đẳng”: hoặc thần thánh hoặc ma quái. Và trong cuộc đối đầu giữa người và cọp đa phần đều sợ cọp, chỉ có những con người đặc biệt gan dạ mới đánh cọp.

Truyện cử cọp làm Hương cả là một cách biểu hiện của việc thờ cọp; còn việc đánh cọp đó là những mẫu chuyện vừa thực vừa hư. Sau đây là loại truyện đánh cọp rất đời: Sự tích Ông Bò - Ông Hứa:

Ông Bò dẫn gia đình đến khai hoang khoảnh rừng nay thuộc Tân cang - Phước Tân (Biên Hòa), nhưng năm nào cũng vậy, ruộng rẫy của ông cũng bị cọp phá hoại. Năm nọ, trước khi đi cày cấy, Ông Bò làm lễ cúng và hứa rằng nếu vụ mùa thu hoạch được tốt đẹp thì ông sẽ tạ lễ cho cọp cô con gái đương thì của ông. Quả nhiên năm đó ruộng của ông không bị cọp phá nên bội thu. Như đã khấn hứa, ông dẫn con gái ra dâng cho cọp. Chúa cọp dẫn lũ cọp ra "nhận" lễ vật. Vô phước cọp gặp phải cô gái võ nghệ cao cường, đánh chết cọp chúa và đuổi lũ cọp kia chạy vào rừng.

Truyện kể, sau hôm đó, ông Bò chở lúa và đưa cả nhà bỏ ruộng nơi ấy mà đi, không dám ở lại. Do sự tích này, mà vùng đất này có tên là "Ông Bò Ông Hứa". (1)

Sự tích Ông Bò Ông Hứa, khá giống với truyền thuyết về địa danh Mồ Thị Lư ở U Minh (2) khiến cho nhập ra rằng đây là môtip truyện dân gian có phần định hình trong truyện kể về cọp ở Nam bộ; và qua đó đã hé thấy sự nhập nhằng giữa việc diệt cọp và việc tôn thờ cọp, coi cọp là một thú dữ linh thính. Tính chất huyền hoặc như vậy cũng thể hiện rõ trong sự tích kể về nguồn gốc của Am Chư vị ở chùa Hóc Ông Che (Hiển Lâm tự, Hóa An Biên Hòa):

Thuở nọ, nguyên đây là một khu rừng rậm rạp, đầy thú hoang, chim chóc tụ về dày đặc. Ở đó, có một con cọp hung dữ làm hại rất nhiều người, nhưng nó quá khôn lanh nên không ai trừ khử được. Khu rừng thâm u lại càng hoang vắng hơn và chẳng mấy ai dám léo hánh vào đó.

Thuở đó, ở vùng Tân Khánh - Bà Trà (nay thuộc Bình Dương) là người giỏi võ nghệ có tiếng và ở Tân Ninh (Dĩ An) cũng có một thầy võ ở miệt dưới theo quê vợ, lập nghiệp ở đây. Cả hai tâm đầu ý hợp, kết nghĩa làm anh em, thân thiết như ruột thịt. Do vậy, đám học trò của họ cũng qua lại luyện tập võ thuật, luyện bùa gồng, phù phép triệu âm binh, âm tướng phòng khi hữu sự. Võ bùa là một môn võ thời thượng hồi đó...

Khi biết được con cọp dữ hại người ở Hóc Ông Che, thì hai ông thầy võ quyết đưa đồ đệ đến đó để tìm cọp mà giết đặng giúp dân. Họ chia làm ba cánh sạt rừng đi sâu vào trong lùng cọp. Người và thú đánh nhau từ sáng cho đến mịt tối không phân thắng bại. Đám học trò bị yếu sức bị dạt ra. Còn lại hai thầy võ quần nhau với cọp: tay vung roi miệng hô thần chú gọi âm binh âm tướng trợ lực đến quá khuya...

Sáng hôm sau, dân chúng kẻ dao người gậy nổi mõ inh ỏi cùng đám học trò xông vào trợ lực. Nhưng hỡi ôi, khi vào đến nơi, hai ông thầy võ bị cọp vồ nằm chết trên vũng máu, bên xác con cọp dữ.

Tục truyền, các âm binh âm tướng mà hai thầy võ gọi đến trợ lực, vì chủ chết bất đắc kỳ tử chưa kịp thu hồi lại được nên bơ vơ vất vưởng nơi rừng hoang, hiển lộng làm kinh hãi đến người đời. Vì vậy, về sau, tổ khai ơn chùa Hiển Lâm, đã lập am để thờ gọi là Am chư vị. Nay vẫn còn. (1)

Nói chung, truyện đánh cọp ở Đồng Nai có tính chất thực hiện như một ký sự lịch sử không thấy truyền tụng nhiều, ngoài chuyện diệt cọp Ba Móng hồi chín năm chống Pháp mà đại thể đều lồng trong một sự kiện huyền hoặc. Điều này có khác với tập hợp truyện kể về những người tài nghệ đánh cọp khá phổ biến ở Nam bộ. (2)

Ngoài các loại truyện kể liên quan đến cọp nói trên, ở Đồng Nai cũng có loại truyện kể về Thần cọp tu. Đó là truyện kể về cặp hổ vằn, gọi là Thần hổ, ở núi Chứa Chan, truyện cọp nhường hang đá/ thạch động cho vị thiền sư khai sơn chùa Chơn Tiên, truyện cọp đến nghe các nhà sư tụng kinh vào các dịp rằm ngươn ở Đá Chồng, Định Quán... Nói chung, đây là các mẩu truyện lạ mà qua đó, dường như chúng được khuôn đúc từ quan niệm "thiên nhân tương ứng", theo đó người đạo cao đức rộng thì cả quỉ thần và họng hổ đều kính phục.

Ở một hướng khác, các câu truyện này cũng còn tồn tại quan niệm coi cọp và người có cùng một kiểu thức như nhau, cùng "đồng nhất lý": người có kẻ lành người dữ, cọp cũng con hiền con ác. Tuy nhiên, quan niệm trên được thể hiện rõ rệt hơn là ở loại truyệnBà Mụ Trời. Cốt truyện của các dị bản khác nhau thuộc đề tài này đều khá gần với truyện Bà Mụ Trời ở Tân Chánh được Lương Văn Lựu kể lại trong Biên Hòa sử lược toàn biên (quyển II, trang 282 - 287). Đại thể:

"Một hôm trời vừa sẫm tối, trăng lên. Dưới ánh đèn dầu chai trong nhà, Bà Mụ Trời đang dùng cơm, thình lình có con cọp rón rén đi vào, cúi đầu phủ phục trước mặt. Bà thất sắc, toan bỏ chạy thì bị một con khác xông vào, ngoạm nhẹ thân Bà, nhắc đặt lên lưng con cọp đang nằm. Bà hoảng sợ, chới với, do trực giác tự nhiên, bà vội với tay ôm chầm tới trước thì vừa lúc cọp chậm rãi đứng dậy, thong dong đi ra cửa.

(...) Bà lão điếng hồn, ngất nằm sấp trên lưng cọp, hai tay vẫn ôm ghì trước cổ. Qua một đoạn đường rừng, cọp lớn nằm mọp xuống, thả bà trên một bãi cỏ có dấu dày xéo, ngọn nằm rạp xuống. Lần lần, bà tỉnh lại, nhận thấy gần đó có một con cọp khác đang thở mạnh gầm gừ và lạ thay, bên cạnh lại có bao mo cau đựng dụng cụ hộ sanh của bà. Trông thấy bà, cọp bỗng dứt tiếng rên gầm và cúi đầu phủ phục. Nhờ ánh trăng, bà nhận ra đó là con cọp cái, bụng to đang mấp máy cử động bên trong. Bà hội ý nhớ ra và hiểu đó là cọp cái đang chuyển sanh và cọp đực đã tìm rước bà. Bà yên trí, bớt lo sợ và vội tìm cách đỡ sanh. Bà đã áp dụng như con người sản phụ: cắt rún, chôn nhau, vắt chanh vào mắt, móc miệng lấy nhớt và để cọp con nằm trên lá khô.

Cọp cái trườn đến liếm con ra chiều âu yếm, rồi cúi mọp trước mặt bà như tỏ dấu cám ơn. Sau đó, cọp đực lại cõng bà và mang mo đựng đồ nghề về trả lại tại nhà.

Đêm đi lần vào khuya, mà người nhà bà Mụ và hàng xóm còn thức, chong đèn ngồi bàn tán thì chợt bà lão lộ diện, đem vào không khí vui mừng. Bà thuật lại mọi việc. Nghe xong đám đông đều cười, ai cũng tỏ vẻ hoan hỉ, sau một buổi tối khủng khiếp... chuyện tàn, đèn tắt, mọi người đều đi ngủ.

Sáng ra, người nhà thức trước. Vừa mở cửa ra, bỗng nhìn thấy ngay trước một ***** rừng nằm sóng sượt, mình còn đầy máu tươi. Lại một phen bàn tán. Rốt lại, cùng đoán là cọp đền ơn cho bà Mụ. Về sau, ai cũng quyết vậy vì thỉnh thoảng, trong nửa tháng hoặc vài tháng, qua đêm thâu, sân bà tiếp nhận nào nai, nào hươu bị vồ chết, cả heo nhà cũng có”.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy rằng truyện Bà Mụ Trời (hay thường gọi là Bà Mụ Cọp) phổ biến khá rộng rãi ở các thôn làng Đồng Nai. Cốt truyện, về cơ bản, đều giống nhau và chỉ khác tên người và địa điểm. Xu hướng phổ biến trong hầu hết các trường hợp là sự khẳng định đây là chuyện có thật, thậm chí có người xác định Bà Mụ Cọp trong truyện mà người ấy vừa kể là "bà cố ngoại của vợ mình". Nói cách khác, truyện Bà Mụ Cọp tồn tại trong tâm thức người dân Đồng Nai như một "ký ức lịch sử" hơn là sáng tạo một hư cấu theo một môtip đã định hình và phổ biến mang tính chất vừa thần kì vừa ngụ ngôn minh dụ cho quan niệm về y đức và tinh thần trọng ân nghĩa. Truyện đề xuất một chuẩn mực ứng xử đầy khoan dung, hàm chứa một đạo lý rất dung dị và cũng rất cao đẹp.

Nói chung, truyện kể về cọp ở Đồng Nai, là một chùm truyện đa dạng mà nội dung của chúng là một pha trộn giữa yếu tố thực và ảo. Do đó, một mặt, chúng phản ánh các kỳ tích lớn lao của công cuộc chinh phục tự nhiên hoang dã và mặt khác, lại vẫn chứa cái tâm thức của con người thời mở cõi: Vừa muốn vươn lên làm chủ thiên nhiên vừa bị thiên nhiên đe dọa, thắng bại chưa phân định. Trong sự nhập nhằng của cuộc đấu tranh để tồn tại đó, truyện kể về cọp cũng đã biểu lộ lời giải đáp cho câu hỏi: Tồn tại như thế nào?. Ở các câu chuyện đời ấy đã đề xuất ra phương hướng cơ bản cho đạo làm người. Đó là điểm đặc sắc của tập hợp truyện kể về cọp mà không tìm thấy trong truyện kể về sấu - một trong hai đối thủ của những người khai hoang.

b) Về truyện đánh sấu, Huỳnh Văn Nghệ kể lại trong truyện Sấu Đỏ mũi. Nội dung truyện tóm tắt như sau:

Thuở ấy, ở làng Bình Hóa, huyện Thủ Đồn Sứ (tức Tân Uyên - xưa thuộc Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương) có một thanh niên tên là Năm Hải. Hồi ấy, sông Đồng Nai có rất nhiều sấu đến nỗi muốn tắm giặt phải tốn công phu rào bến thành cái "bến chuồng” nhỏ hẹp, không được bơi lội tự do. Gà, vịt, chó, heo bị sấu bắt thịt hàng ngày. Dân chúng ai cũng oán sấu, nhưng nhiều người dầu bị sấu làm hại cũng không dám oán trách lại còn làm thịt gà vịt để cúng thần sấu.

Hôm nọ, người vợ mới cưới của Năm Hải vừa mới về nhà chồng thì bị sấu bắt trong lúc chị đang ngồi trên cầu rửa bát. Năm Hải hận sấu khôn cùng nên thề là quyết giết cho bằng được con sấu ăn thịt vợ mình mới thôi. Anh đi rèn lưỡi câu, lao, búa để đánh nhau với sấu và anh nghĩ ra cách dùng vịt để câu sấu. Bằng cách ấy, Năm Hải đã giết hàng trăm con sấu, nhưng chưa diệt được con sấu đã ăn thịt vợ mình nên chưa hả dạ...

Bỗng một hôm, Năm Hải gặp được con sấu đỏ mũi rất to. Nó vừa mắc câu thì lôi xuồng anh chạy như thuyền buồm gặp gió to. Anh càng phóng lao vào nó thì nó càng vùng vẫy như điên làm cho cả khúc sông nổi sóng. Anh cố sức ghì sấu lại gần để dùng búa mà chém. Sấu bị đau điếng, vừa giẫy chết, vừa dùng đuôi quật đắm xuồng và bứt đứt dây câu mà chạy. Năm Hải liều chết phóng theo, một tay nắm lấy đuôi nó, một tay dùng ngọn lao cuối cùng của anh mà đâm sâu vào tim sấu. Máu sấu trào ra đỏ sông. Mấy lần nó cố dìm anh xuống tận đáy sông thì mấy lần anh cố kéo nó trồi lên mặt nước. Anh vừa đuối hơi kiệt sức thì đồng bào từ hai bờ sông đã bơi xuồng ra tiếp cứu kịp thời, kéo được con sấu lên bờ...

Mổ bụng con sấu ra, anh Năm Hải bỗng thấy đôi vòng và đôi hoa tai đám cưới của vợ anh còn nguyên trong ấy. Anh khóc kể rất thảm thiết, rồi tổ chức một đám tang, đem chôn những di tích ấy thành một nấm mồ cho vợ anh.

Truyện Sấu đỏ mũi, trong chừng mực nào đó khá gần với truyện con sấu hung dữ ở Vũng Gấm (nay thuộc vùng Phước An, Nhơn Trạch) được Trương Quốc Dung chép trong Thối thực ký văn, viết hồi đầu thế kỷ XIX: Con sấu này rất to lớn, thường quật đuôi làm lật thuyền để bắt người ăn thịt. Người người qua lại khúc sông này đều sợ. Tục truyền, hôm con sấu ăn thịt một ông Tư Bộ nọ, và từ đó, nó trở thành một thứ "ma trành": oan hồn của người bị ăn thịt đã bị nó khống chế buộc làm "trợ thủ" giúp nó trở thành khôn lanh đặc biệt trong việc hại người. Con sấu này hung dữ đến mức thời ấy đã có lời tụng rằng: "dữ như cọp Vườn Trầu, ác như sấu Vũng Gấm".Dị bản của truyện kể về con sấu Vũng Gấm này là truyện kể về địa danh: Sông Ông Kèo, hiểu nơi đó, là nơi hoạt động của con sấu (gọi là Ông) chuyên “kèo” (lôi) người đi ghe xuồng té xuống sông để ăn thịt.

Truyện Sấu mũi đỏ, cũng như truyện Sấu Vũng Gấm (hay sự tích địa danh sông Ông Kèo) là truyện kể mà về cơ bản khá gần vớisự tích Ông Luồng ở sông (Tiên Thủy) (Bến Tre) mà Trịnh Hoài Đức đã có chép trong Gia Định Thành thông chí (1). Điều đó cho thấy rằng ở xứ sở lạ lùng hồi buổi đầu khẩn hoang: "Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um" đó, truyện kể về việc diệt các con sấu dữ ăn thịt người ta là một mẫu đề dân gian phổ biến chung rộng cho cả vùng, ở đó, tính chất hiện thực được thể hiện ở các yếu tố chỉ định về địa danh, nhân danh của từng câu chuyện và làm cho truyện đậm tính chất kí sự lịch sử mặc dù yếu tố huyền hoặc, bắt nguồn từ quan niệm vong hồn kẻ chết oan không được siêu thoát (còn vương vấn trên trần gian thành một thứ ma quỉ cô độc gieo rắc những điều bất tường cho thế nhân), là cơ sở định hướng cho sự ảo hóa các truyện này.

Nói tóm lại, truyện kể về đánh cọp diệt sấu là một tập hợp truyện phản ánh về công tích kỳ vĩ của buổi đầu chinh phục tự nhiên hoang dã của những tập đoàn lưu dân ở vùng đất mới cách nay trên dưới 300 năm. Ở thời điểm đó, những quan niệm làm cơ sở định hướng cho sự ảo hóa trong các sáng tác tự sự dân gian này không phải là tư duy thần thoại hồn nhiên mà là thuyết thiên nhân tương ứng, là quan niệm "duy hồn" đượm màu sắc nhân quả luân hồi của Phật giáo dân gian. Đó cũng là những quan niệm bàng bạc trong các truyện kể về đề tài thế sự.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
RS
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết