thế nào là cuộc cách mạng cô sản( thành phần lãnh đạo, mục đích , động lực , kết quả).
Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
#Tham khảo
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN | |
Mục tiêu | - Xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc). - Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản. |
Giai cấp lãnh đạo | - Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…) |
Động lực cách mạng | - Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng. - Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để. |
Kết quả, ý nghĩa | - Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. |
Vậy vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?
Tham khảo:
- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
- Mục tiêu: Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ: Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ.
+ Nhiệm vụ dân tộc là: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung.
1. nêu những nét chung về phong trào yêu nước ở Việt nam đầu thế kỉ XX trên các mặt mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh?
2. Nêu mục đích, thành phần lãnh đạo, kết quả, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa vũ trang cuối tk XIX đầu thế kỉ XX?
Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản Thời gian Lãnh đạo Lực lượng Hình thức vận động Nhiệm vụ Kết quả ý nghĩa
Nhận xét về xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX về: Mục đích, mục tiêu; Thành phần lãnh đạo; Phương thức hoạt động; Lực lương tham gia
Khởi nghĩa Yên Thế
- Thời gian tồn tại
- Địa bàn
- Căn cứ chính
- Lãnh đạo
- Mục đích
- Thành phần tham gia
- Cách đánh
- Tính chất
- Những diễn biến chính
- Kết quả
- Nguyên nhân thất bại
P/s : Ai ko làm cảm phiền đừng spam, cô giáo bảo đọc sách mà đọc toàn thấy diễn biến không thấy mấy cái kia nên nhờ mn xíu :>
- Thời gian tồn tại : 1884 - 1913
- Địa bàn : Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang
- Căn cứ chính : Tuyên Quang , Lạng Sơn , Hải Phòng , Bắc Giang , Bắc Ninh , Thái Nguyên, Vĩnh Yên
-Lãnh đạo : Đề Thám
-Mục đích : Tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mỉnh trước chính sách cướp bóc và bình định của thực dân Pháp
- Thành phần tham gia : Sĩ phu , nông dân
- Cách đánh : Vừa đánh , vừa rút lui , giảng hòa với địch đồng thòi tích lũy lương thực
- Tính chất : Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc
- Những diễn biến chính : Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.
Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.
- Kết quả : Thất bại
- Nguyên nhân thất bại : Do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
So sánh 3 cuộc cách mạng gồm: ( lực lượng cách mạng , giai cấp lãnh đạo , hình thành , kết quả) Tui cần gấp nha
Cách mạng Tư sản Hà Lan | Cách mạng Tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ | |
Lực lượng cách mạng | - Giai cấp Tư sản, quần chúng nhân dân | - Giai cấp Tư sản, quần chúng nhân dân | - Giai cấp Tư sản, quần chúng nhân dân |
Giai cấp lãnh đạo | - Quý tộc mới và giai cấp Tư sản | - Quý tộc mới và giai cấp Tư sản | - Giai cấp Tư sản, Chủ nô |
Hình thức | - Cuộc chiến giành độc lập | - Nội chiến | - Chiến tranh giành độc lập |
Kết quả | - Hà Lan giành được độc lập. - Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu. - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. | - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thoát khỏi sự thống trị của phong kiến.
| - Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ, một quốc gia mới - Hợp chúng quốc Mĩ ra đời. - Năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi. |
Lập bảng tóm tắt các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ và Pháp (về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức, kết quả và tính chất cách mạng).
Đề bài: - Hoàn thành bảng thống kê về: Cách mạng tư sản Anh; Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ; Cách mạng tư sản Pháp; Nội chiến ở Mĩ
+) Nêu : giai cấp lãnh đạo, hình thức, nhiệm vụ/mục tiêu, kết quả, tính chất của các cuộc cách mạng đó
(mình đang cần gấp)
refer
Cách mạng tư sản | Thời gian | Sự kiện |
Cách mạng tư sản Anh | Tháng 4 - 1640 | Sác-lơ I triệu tập Quốc hội. |
Tháng 8 - 1642 | Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. | |
1642 - 1648 | Nội chiến giữa Quốc hội với nhà vua. | |
Tháng 1 - 1649 | Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng đạt tới đỉnh cao. | |
Năm 1653 | Nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng. | |
Tháng 12 - 1688 | Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập. | |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cuối năm 1773 | Sự kiện “chè Bô-xtơn” thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ. |
Đầu tháng 9 - 1774 | Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a | |
Tháng 4 - 1775 | Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ. | |
Tháng 5 - 1775 | Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập “Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy. | |
Ngày 4 -7 - 1776 | Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chủng quốc Mĩ ra đời. | |
Ngày 17 - 10 - 1777 | Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh. | |
Năm 1781 | Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc. | |
Năm 1783 | Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. |
refer
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII |
Nhiệm vụ, mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển. | - Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Lãnh đạo | Quý tộc mới, tư sản. | Tư sản , chủ nô. | Tư sản. |
Hình thức | Nội chiến. | Cách mạng giải phóng dân tộc. | Nội chiến, chiến tranh vệ quốc. |
Kết quả, Ý nghĩa | - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. | - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. - Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. |
Tính chất | Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. | Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. | Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để. |