Những câu hỏi liên quan
NK
Xem chi tiết
EW
21 tháng 12 2016 lúc 21:23

1, hoa đơn tính

2, hoa đực

3, hoa cái

Bình luận (1)
BT
22 tháng 12 2016 lúc 0:07

1. hoa đơn tính

Bình luận (0)
BT
22 tháng 12 2016 lúc 0:08

2. hoa đực

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
LD
5 tháng 4 2016 lúc 19:47

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần. 

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

Bình luận (0)
DQ
5 tháng 4 2016 lúc 19:50

… ngày… tháng… năm…

Bạn Na-ka-ru-ma thân mến!

Mình tên là Nguyễn Ngọc Ái Phương học sinh lớp 3A trường Tiểu học Ngô Gia Tự, thị xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hôm thứ hai tuần rồi, mình thấy bạn xuất hiện trên tivi qua làn sóng VTV3 với một gương mặt dễ thương. Bạn đã vẽ được một bức tranh thật có ý nghĩa về nội dung “Tác hại của chất phóng xạ” từ hai quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ đã ném xuống trên đất bạn hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn lao: phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ được sống trong hạnh phúc hòa bình. Mình rất thích môn vẽ Na-ka-ru-ma ạ! Bạn cũng là một cô bé đang vượt lên trên số phận của mình đấy. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như chúng mình, nhưng ý chí và nghị lực của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Bức thư này, mình muốn bày tỏ sự cảm phục của mình đối với bạn và muốn làm quen với bạn, để từ đây chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này Na-ka- Na-ka-ru-ma nhé! Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trong nghệ thuật hội họa. Bạn gái làm quen  (Kí tên) Nguyễn Ngọc Ái Phương

Bài làm 2

… ngày… tháng… năm… Bạn Abdul-Wahid-Ati thân mến! Tên mình là Hoàng Gia Phát học sinh lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu thành phố Mĩ Tho, Tiền Giang, Việt Nam. Bây giờ bạn đã khỏe lại chưa? vết thương ở đùi chắc đã lên da non rồi phải không? Cầu mong cho bạn mau khỏe để trở lại trường. Bạn ơi, cả thế giới đang hướng về Iraq, Tổ quốc của bạn để theo dõi tình hình chiến sự ở bên đó từng ngày đấy! Tối nào mình cũng xem ti vi và mong gặp lại bạn xuất hiện trên tivi lần nữa. Tội nghiệp cho bạn! Chiến tranh tàn khốc do Mĩ phát động đã cướp đi cha mẹ cậu, những người thân thích của cậu và hàng ngàn những người dân vô tội Iraq, để lại những đứa trẻ bơ vơ côi cút trên thế gian này. Đất nước Việt Nam mình trước đây cũng thế, cũng bị Mĩ xâm lược và chúng đã giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội của nước mình. Hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh như trẻ em Iraq bây giờ. Chính vì thế, mình rất cảm thông cho bạn, thương bạn và các bạn trẻ thơ Iraq. Mình viết thư này, trước là chia sẻ nỗi mất mát đau thương của bạn và những trẻ em Iraq, sau là muốn làm quen với Abdul-Wahid-Ati, để từ đây, chúng mình sẽ có điều kiện thư từ cho nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. Hãy vượt lên trên đau thương mất mát mà phấn đấu học tập bạn nhé! Mình tin ngọn lửa chiến tranh trên đất nước bạn cũng sẽ tắt trong nay mai- Hòa bình sẽ’đến với các bạn! Hạnh phúc sẽ đến với các bạn! Đó chính là ước mơ của toàn thể trẻ thơ trên toàn thế giới. Hãy viết thư cho mình bạn nhé! Bạn mới  (Kí tên) Hoàng Gia Phát 

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
TS
12 tháng 1 2019 lúc 23:31
https://i.imgur.com/gUtq7if.jpg
Bình luận (0)
KM
13 tháng 6 2019 lúc 16:00

Về tổng quan của địa phương .

Hoằng Hoá là một huyện đồng bằng ven biển, diện tích rộng , dân số đông, có đường quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt bắc nam chạy qua, phía tây nam giáp thành phố Thanh Hoá, phía đông nam giáp thị xã Sầm Sơn,có diện tích tự nhiên 22,456 ha với gần 250.000 người gồm 49 xã, Thị Trấn và 361 thôn, nhân dân Hoằng Hoá vốn giàu truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học. Từ xưa đến nay, có biết bao thế hệ con em Hoằng Hoá đã trưởng thành và giữ nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và nhà nước trên nhiều lĩnh vực từ cấp Tỉnh đến Trung ương.

Về trường học.

Tổng số các trường của 3 bậc học trong huyện:148 trường.

Trong đó: Mầm Non: 49 trường; Tiểu học: 49 trường; THCS: 49 trường và 01 TTGDTX - DN.

Bình luận (0)
TH
29 tháng 8 2024 lúc 19:35

trường tớ nè

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
HN
11 tháng 3 2018 lúc 11:09

l;skfedhn;k aiyh mla[ hursdknla[t4 9ha

odaiFEm lwehNF V;DFPJ

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết

Làm đẠI THOI NHÉ

Tên tôi là Trâm và tôi từ tỉnh Bình Định. Tôi hiện đang học Tài chính và Kinh tế tại Đại học Văn Lang. Tôi lớn lên tại quê nhà Bình Định và khi tôi 18 tuổi tôi chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh để học đại học. Năm ngoái, tôi đã đi đến thành phố Đà Nẵng để tham gia chương trình giao lưu của trường. Trong thời gian giao lưu, tôi đã đi phượt với một số phượt thủ đến từ các thành phố khác, đi đến các tỉnh, thành phố xuyên Việt Nam. Đó là một trải nghiệm thú vị. Tôi nghĩ rằng mình đã rất may mắn để có thể sống ở các vùng khác nhau trên đất nước mình và nhờ đó có thể mở rộng kiến thức của tôi.

Tôi có một niềm yêu thích mạnh mẽ trong ngành ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Lý do là tôi muốn tận dụng những mục tiêu chi tiết của tôi và áp dụng các kỹ năng và kiến thức mà tôi đã đạt được trong suốt khóa học của mình vào công việc. Tôi thấy bản thân mình như một người sống có mục tiêu, định hướng và tôi luôn muốn hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Tôi chứng minh điều này thông qua làm việc nhóm trong các dự án khác nhau với nhiều loại người khác nhau, trong đó tôi đều có thể thực hiện tốt.

Thế mạnh của tôi là thái độ của tôi, tôi thích những thách thức và tôi có thể làm được điều đó. Tự thúc đẩy bản thân, tự xử lý kỷ luật, làm việc nhóm tốt và tôi có thể hòa nhập với môi trường làm việc nhóm. Tôi là một người biết lắng nghe và học hỏi nhanh chóng.

Điểm yếu của tôi là tôi không thể bất kỳ một sự nhu nhược trong công việc

Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tôi muốn có một nền tảng như công việc này , nơi tôi có thể phát triển sự nghiệp của mình cùng với phát triển công ty.

Mục tiêu lâu dài của tôi là tôi muốn trở thành một trong những lý do cho sự thành công của công ty và tôi muốn thấy công ty trở thành một biểu tượng cho các công ty khác.

Tôi muốn là một phần của công ty bạn để phát triển bản thân mình hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng và sử dụng khả năng của mình để phục vụ cho cả công ty bạn và khách hàng của bạn.

Đó là tất cả về tôi thưa ông. Cảm ơn đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời như vậy.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TP
17 tháng 11 2016 lúc 11:24
MB:
Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá Việt Nam không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam.
TB:
* Hình dáng
: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh đầu.
Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá , phơi lá, chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ.
* Nguyên liệu và cách thực hiện:
+Nguyên vật liệu: Mo nan làm nón, dây móc, lá lụi, khuốn nón, vòng tròng bằng tre, sợi guột.
+Quy trình làm nón:
- Lá chằm nón được làm từ lá mây, lá cọ … lá phải tươi, mang về rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho lá khô nhưng vẫn giữ được xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2 -> 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá phẳng phiu.Hay có nơi người ta đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Chọn lựa kỉ lại lá lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng 50cm.
-Nón chằm bằng các nan tre uốn thành hình từng vòng tròn nhỏ dần lên đến đỉnh.Vòng nón được chuốt tròn đầu đặn, chỗ nối không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng trong suốt.
-Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước. - Việc cuối cùng là thắt và khâu nón khi lá đặt trên các vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng cột bằng tre để hoàn chỉnh nón. Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải đầu tăm tắp.
- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai.
- Nón khâu xong còn được đem hơi diêm sinh cho thêm trắng và tránh bị mốc.
- Ở Việt nam có các vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón làng Chuông (Hà Tây), nón làng Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huế … Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá lớp lá trên gồm 20 chiếc lá ở giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu mỏng, lớp ngoài gồm khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được baì thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, …
* Công dụng:
-Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
-Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam (nước ta là vùng nhiệt đới nắng, nóng, mưa nhiều).
- Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng … đồng thời cũng để làm duyên cho con gái.
- Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình chữ …
- Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba, nụ cười của cô gái -> Hình ảnh quảng bá cho nghành du lịch Việt Nam. Ngày nay có nhiều kiểu nón được biên1 tấu cho phù hợp với thời trang nhưng nón vẫn mang nết đẹp riêng đầy hấp dẫn.
KB:
Yêu mến, tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn vị trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn tiện dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét của người Việt Nam cần phải được giữ gìn.
  
Bình luận (0)
LD
17 tháng 11 2016 lúc 13:28

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Trước hết, nón là một đồ dùng rất “thực dụng”. Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn… tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ…

Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương… Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che…”. Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận…

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ “nón thúng quai thao”); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước

Bình luận (0)
NM
9 tháng 12 2016 lúc 13:14

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

 

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Bạn có thể dựa vào bài trên để dễ dàng hoàn thành bài viết nhưng cần chú ý:

Ngôi kể.Lời lẽ phù hợp.Giới thiệu về bản thân cần thích hợp.Ở phần Kết bài có thể nêu cảm nhận và vai trò của mình trong hiện tại và tương lai:Buồn rầu cho số phận mình sau này ...Lo lắng không thể thấy được sự nâng niu mình như khi vừa sinh ra ...

Chúc bạn làm bài tốt!

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết
TL
21 tháng 12 2018 lúc 20:31

- Em ko đồng ý vs suy nghĩ của Hoa

- Dù quê ta còn nghèo khó nhưng chúng ta vẫn phải có lòng tự hào về quê hương, mình là người con ở đó. Và để không còn cảm thấy tự ti, xấu hổ về quê mình thì chính Hoa hãy học hành thật giỏi, sau này trở về quê hương, xây dựng nơi đó ngày càng giàu đẹp hơn.

Bình luận (1)
BA
21 tháng 12 2018 lúc 20:30

MK KO BIET VI MK LA NG HOI MA HIHIok

Bình luận (0)