Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
WF
23 tháng 12 2018 lúc 13:01

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Bình luận (0)
WF
23 tháng 12 2018 lúc 13:01

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

Bình luận (0)
WF
23 tháng 12 2018 lúc 13:02

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Bố cục:

   + Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:

   +

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   +

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tham khảo thêm:

Phân tích một số câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ..."

Bình luận (0)
WF
24 tháng 12 2018 lúc 11:26

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người

Bình luận (0)

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (siêu ngắn)

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
UN
11 tháng 4 2021 lúc 15:29

picacso

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
9 tháng 5 2021 lúc 21:58

Các họa sĩ nổi tiếng là :

Edouard Manet

Paul Cézanne

Henry Matisse

Edgar Degas

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MC
Xem chi tiết
TH
29 tháng 11 2018 lúc 21:32

Bình luận (0)
TH
29 tháng 11 2018 lúc 21:32

Bình luận (0)
TH
29 tháng 11 2018 lúc 21:33

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 3 2021 lúc 19:59

Thời gian 

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DV
29 tháng 3 2021 lúc 20:00

Thời gian

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9 năm 1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11 năm 1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Tháng 10 năm 1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

Tháng 12 năm 1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
YN
29 tháng 3 2021 lúc 20:10

Thời gian sự kiện:

- Năm 1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn ( Thanh Hóa ) và tự xưng là Bình Định Vương

- Năm 1421: Quân Minh huy động mười vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh

- Năm 1423: Nghũa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

- Năm 1424: Nghĩa quân rời miền núi Thanh Hóa tiến vào Nghệ An

- Năm 1425: Giải phóng Tân Bình - Thuậ Hóa

- Tháng 9 năm 1426: Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

- Tháng 11 năm 1426: Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

- Tháng 10 năm 1427: Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, chiến tranh kết thúc

- Tháng 12 năm 1426: Hội thề Đồng Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GL
Xem chi tiết
H7
12 tháng 12 2018 lúc 14:12

Mỗi trườn một khác bạn ạ

Bình luận (0)
SM
Xem chi tiết
ND
21 tháng 9 2018 lúc 21:22

hột vịt - trứng vịt

thơm - dứa

tía/ thầy/ ba/bọ - bố

má/ u/ bầm - mẹ

chén/ tô - bát

nón - mũ

heo - lợn

mô - đâu

răng - sao/thế nào

rứa - thế/thế à

giời - trời

Màn = Mùng
Mắc màn = Giăng mùng
Bố = Tía, cha, ba, ông già
Mẹ = Má
Quả quất = Quả tắc
Hoa = Bông
Làm = Mần
Làm gì = Mần chi
(dòng) Kênh = Kinh 
Ốm = Bệnh
Mắng = La, Rày
Ném = Liệng, thảy
Vứt = Vục
Mồm = Miệng
Mau = Lẹ, nhanh
Bố (mẹ) vợ = Cha vợ, ông (bà) già vợ
Lúa = thóc
Kính=kiếng

Bình luận (0)
KM
21 tháng 9 2018 lúc 21:23

Từ ngữ địa phương-Từ ngữ toàn dân:
thơm- dứa;
bẹ, bắp- ngô;
mè đen- vừng đen;
đậu phộng- lạc;
bông- hoa;
trái- quả;
lê ki ma - trứng gà
sa pu chê - hồng xiêm
Quả tắc-Quả quất
thóc - Lúa

Hok tốt

# MissyGirl #

Bình luận (0)
CG
21 tháng 9 2018 lúc 21:25


Bên phải là từ ngữ toàn dân :
Màn = Mùng
Mắc màn = Giăng mùng
Bố = Tía, cha, ba, ông già
Mẹ = Má
Quả quất = Quả tắc
Hoa = Bông
Làm = Mần
Làm gì = Mần chi
(dòng) Kênh = Kinh 
Ốm = Bệnh
Mắng = La, Rày
Ném = Liệng, thảy
Mồm = Miệng
Mau = Lẹ, nhanh
Bố (mẹ) vợ = Cha vợ, ông (bà) già vợ
Lúa = thóc
Kính=kiếng

Vứt = Vục

Bình luận (0)
OO
Xem chi tiết
NT
15 tháng 12 2017 lúc 20:19

Ai nỡ cắt dây chị dây em

Anh em như thể chân tay

Cha mẹ sinh con trời sinh tính

Chị ngã em nâng

Chim có tổ, người có tông

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ

Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ

Con có cha như nhà có nóc

Con hơn cha là nhà có phúc

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì

Thuận vợ thuận chông tát bể đông cũng cạn

Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng

K cho mk nhé

Bình luận (0)
H24
15 tháng 12 2017 lúc 20:11

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay tuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, một tay hái dầu.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

́́́́́́́́́́

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đắng cay cũng thể ruột rào

Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng.

Đói lòng ăn trái ổi non

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa

Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Dẫu rằng da trắng tóc mây

Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

Vợ ta dù có quê mùa

Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

Đã rằng là nghĩa vợ chồng

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

Đói no một vợ một chồng

Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.

Đôi ta là nghĩa tào khang

Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.

Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

Em ơi nhớ về một đời người như nhớ về cả rẵng cây

Dì ruột thương cháu như con

Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông

Bình luận (0)
NT
15 tháng 12 2017 lúc 20:21

Anh em như thể chân tay

Em ngã đã có chị nâng

Chim có tổ người có tông

Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới chân tu

Anh em bát máu sẻ đôi

Em thuận anh hòa là nhà có phúc

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
TM
14 tháng 12 2021 lúc 20:04
Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. ...Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong. ...Ơn thầy soi lối mở đường. ...
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PD
14 tháng 12 2021 lúc 20:04

Tình nghĩa thầy trò có chắc bền lâu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
14 tháng 12 2021 lúc 20:04

sang sông phải bắc cầu kiều

muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa