Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
4 tháng 11 2018 lúc 4:55

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

 

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

   + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

   + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Lãnh thổ kinh tế

- Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
7 tháng 8 2018 lúc 8:56

Đáp án D

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước.(SGK/82 Địa lí 12)

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
8 tháng 10 2019 lúc 4:25

Đáp án D

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (SGK/82 Địa lí 12)

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
21 tháng 1 2018 lúc 4:44

Đáp án cần chọn là: C

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
18 tháng 4 2018 lúc 5:23

Đáp án cần chọn là: C

* Xu  hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư  nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% - Năm 2005

- Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn  định

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
24 tháng 6 2018 lúc 6:15

Đáp án A

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
10 tháng 9 2019 lúc 3:06

Hướng dẫn: SGK/83, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
11 tháng 5 2018 lúc 14:54

   - Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

   - Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.

   - Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
21 tháng 7 2018 lúc 11:49

   Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

   Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

   Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...

Bình luận (0)
TK
10 tháng 3 2022 lúc 20:57

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động vì:

- Nguồn lao động phân bố không đều sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển không đồng đều với nhau
- Đô thị hoá không phù hợp và không cân đối thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm cho nông thôn mất đi 1 phần lớn nhân lực => Gây sức ép về vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống người dân, cũng như gây ra các tệ nạn xã hội ở các thành thị.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay:

- Xu hướng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm sút mạnh mẽ

- Các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng.
 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch.

Bình luận (0)