Những câu hỏi liên quan
TH
Xem chi tiết
ND
15 tháng 12 2016 lúc 17:47

Câu 4: Trả lời:

Các ngọn núi đá vôi thường lởm chởm, sắc nhọn. Nước mưa có thể thấm và các kẽ, khe, khoét mòn đá tạo thành cá hang rộng và dài.

Bình luận (0)
ND
15 tháng 12 2016 lúc 17:47

Câu 3: Trả lời:

* Núi trẻ : là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
* Núi già : núi đẫ trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ .

Bình luận (0)
ND
15 tháng 12 2016 lúc 17:49

Câu 1: Trả lời:

ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI:
Là khoảng cách từ một điểm trên mặt đất dọc theo đường dây dọi đến mực nước chuẩn "0". Mặt nước mực chuẩn "0" được quy định trong xây dựng màng lưới trắc địa của từng quốc gia. Bằng phương pháp đo cao hình học, ta có thể biết độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất. Nếu ta biết ĐCTĐ của một điểm, ta có thể biết độ cao của các điểm còn lại. Do các mặt mực nước tại các điểm khác nhau trên mặt đất không song song với nhau (ảnh hưởng của lực li tâm và của sự phân bố vật chất không đều trong vỏ Trái Đất), nên kết quả đo cao hình học phụ thuộc vào tuyến đo. Tuỳ theo cách tính ảnh hưởng của sự không song song đó, ta có ĐCTĐ khác nhau, cụ thể là: độ cao chuẩn, độ cao động học, độ cao trực chuẩn.

ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI:
Độ cao tương đối của 1 điểm là độ cao của điểm đó so với một mốc do ta tự chọn.

Bình luận (1)
TN
Xem chi tiết
BT
21 tháng 2 2017 lúc 20:06

Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 2 2017 lúc 9:46

khu vực đồi núi
-thế mạnh
+khoáng sản: các loại khoáng sản nhất là các khoáng sản quý cần thiết cho phát triển công nghiệp hầu hết tập trung ở miền núi(....)
+thủy điện:có nhiều sông ngòi, độ dốc địa hình lớn giúp cho xây dựng các nhà máy thủy điện, điển hình là khu vực Tây bắc
+rừng:3/4 diện tích là đồi núi nên có điều kiện phát triển lâm nghiệp, trong rừng có nhiều lầm sản quý, thành phần loài phong phú.. tạo cơ sở phát triển kinh tế nông lâm kết hợp
+du lịch: nhiều nơi có phong cảnh đẹp, có khí hậu trong lành mát mể thích hợp cho phát triển du lịch-ngành"công nghiệp không khói" đem lại lợi nhuận cao
-hạn chế
+giao thông:địa hình bị chia cắt mạnh nhiều sông suối hẻm vực , độ dốc lớn gây khó khăn cho giao thông đi lại, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế
+thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, sạt lở đấy, động đất, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại

Bình luận (0)
JJ
Xem chi tiết
LT
4 tháng 2 2018 lúc 20:47

1) Về mùa đông không khí lạnh di chuyển từ lục địa Châu Á di chuyển xuống khu vực miền bắc nước ta, nơi đang có khối không khí ấm, gây ra gió đông bắc mạnh trời trở rét và thời tiết xấu,Gió mùa đông bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc bộ gió có thể mạnh, có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao... đặc biệt những đợt mạnh còn gây ra mưa to, gió lớn, thậm chí dông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên vùng núi cao; nếu kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây trồng, gia súc mà cả con người.

2) Vì mùa hè có khí hậu nóng mà trên núi có khí hậu mát mẻ nên ở nước ta nhiều người đi nghỉ mát ở các khu du lịch thuộc vùng núi

Các khu nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta là: Sa Pa, Mẫu Sơn, Tam Đảo,...

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
NV
8 tháng 11 2017 lúc 17:52

a, nao núng : nung lay, không vững lòng tin ở mk

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
HH
6 tháng 5 2017 lúc 16:37

tổng chiều cao của hai ngọn núi là 

12 + 18 = 30 (m) 

           Đ/s : 30 m

Bình luận (0)
VH
6 tháng 5 2017 lúc 16:36

là 30m nha bạn

Bình luận (0)
NA
6 tháng 5 2017 lúc 16:40

Chiều cao của hai ngọn núi là :30

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
PN
3 tháng 12 2017 lúc 19:59

-khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao

+càng lên cao nhiệt độ giảm,độ ẩm tăng

+thực vật phân tầng theo độ cao

-khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn

+ở vùng núi ôn đới,sườn đón nắng,thực vật nhiều,phát triển ở độ cao lớn hơn sướn khuất nắng

+sườn đón gió ẩm,thực vật đa dạng,phong phú hơn ở bên sườn khuất gió

Bình luận (0)
PV
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
TN
1 tháng 11 2019 lúc 19:10

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

- Các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở châu á là : núi Himalaya‎, núi Pamir, núi Côn Lôn, sơn nguyên Iran, sơn nguyên Tây Tạng, đồng bằng Lưỡng Hà, đồng bằng Hoa Bắc,....

- Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là sự hợp thành của năm quyển:
Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển. Năm hợpphần này không cô lập mà gắn bó chặt chẽ, quy định lẫn nhau, tạo nên đặc trưngcảnh quan cho từng miền, từng khu vực địa lí tự nhiên. Trong đó, mối quan hệ qua lại giữa ba thành tố: địa hình - khí hậu - sông ngòi là rất rõ nét. ( câu này mình làm bừa :v )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KP
Xem chi tiết
H24
27 tháng 6 2020 lúc 18:58

Những thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội mà miến núi nước ta đem lại là :

- Nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều phong cảnh đẹp

- Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm (lim, táu, sến,...)

- Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng (Mộc Châu, Lâm Viên...) tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..

- Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện ( thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La,...)

- Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. (vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cúc Phương, Phong Nha Kẻ Bàng...)

Bình luận (0)
TL
27 tháng 6 2020 lúc 18:58

* Thuận lợi

- 3/4 diện tích đồi núi phát triển các ngành nông và công nghiệp như:

+ Khai thác và chế biến gỗ

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm

+ Trồng chè trên các cao nguyên , đồi.

+ Chăn nuối gia súc

* Khó khăn

- Giao thông vận tải khó phát triển

- Khi thiên tai đến sẽ gây nguy hiểm ở các khu vực núi cao.

Bình luận (0)