Những câu hỏi liên quan
TL
Xem chi tiết
NN
21 tháng 4 2021 lúc 20:37

* Nguyên nhân thất bại của pt Cần vương:

- Mang t/c địa phương chưa quy tụ thành 1 khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp.

- Vũ khí thô sơ.

- Lực lượng nhỏ yếu.

- Chưa có đường lối, chiến thuật đúng đắn.

* Nguyên nhân thâts bại của KN Yên Thế :

- Chính quyền pk cấu kết với Pháp cản trở hoạt động của KN.

- Chưa liên kết với các pt yêu nước khác, còn mang tính tự phát.

-Giai cấp lãnh đạo là nông dân nên chưa có đường lối, hệ tư tưởng lãnh đạo đúng đắn.

=> Bài học: 

- Tập hợp các pt thành 1 khối thống nhất để trở nên lớn mạnh.

-Cần có đường lối chính trị đúng đắn.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TL
5 tháng 1 2021 lúc 12:14

* Nguyên nhân: 

– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt

 – Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

* Bài học: 

- Đề cao tinh thần cảnh giác vởi kẻ thù

- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm

* Trách nhiệm: 

Luôn đoàn kết với bạn bè

- Phải cảnh giác với những người xấu

Bình luận (0)
HY
8 tháng 3 2022 lúc 8:50

* Nguyên nhân: 

– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt

 – Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

* Bài học: 

- Đề cao tinh thần cảnh giác vởi kẻ thù

- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm

* Trách nhiệm: 

Luôn đoàn kết với bạn bè

- Phải cảnh giác với những người xấu

Bình luận (0)
NU
9 tháng 3 2022 lúc 9:31

* Nguyên nhân: 

– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt

 – Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

* Bài học: 

- Đề cao tinh thần cảnh giác vởi kẻ thù

- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm

* Trách nhiệm: 

Luôn đoàn kết với bạn bè

- Phải cảnh giác với những người xấu

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
TT
12 tháng 12 2017 lúc 20:58

Bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước là ko đc chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình để tránh khỏi trường hợp nội bộ ko thống nhất để cùng nhau đánh giặc

Bình luận (0)
PA
13 tháng 12 2017 lúc 13:14

Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại mội cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.

Đọc "An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Qui, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu - một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn "kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia.

Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.

Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại dân, hại nước. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ và hạnh phúc của nàng. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ - con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Nhưng vì sao Mị Châu quá mê muội ? Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay : "Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại : “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.

Và chính cái dấu lông ngỗng của nàng đã đẩy hai cha con vào bước đường cùng. Tại sao trong cái giây phút nguy hiểm ấy, quân Đà đang tiến đánh cha mình mà nàng vẫn còn cả tin đến mê muội, đem rắc lông ngỗng trên đường đi làm dấu hiệu báo cho giặc để rồi cuối cùng nàng nhận được từ cha một cái chết đau đớn tột cùng, một cái chết chất chứa bao niềm căm hận, tủi cực, một cái chết cùng bao điều thức tỉnh muộn màng từ cả cha nàng và nàng. Liệu Mị Châu có đáng phải chịu hình phạt ấy không ? Thật khó khăn và đau xót cho vua An Dương Vương vì nhát kiếm chém con ấy là ranh giới giữa tình yêu nước mãnh liệt và tình yêu con tha thiết.

Nhưng tất cả đều đã muộn. Cảnh “quốc phá gia vong”, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chỉ còn mây khói đâu chỉ do mình sự mê muội của Mị Châu mà còn do sự chủ quan khinh địch, mất cảnh giác của chính nhà vua nữa.

Vậy người xưa muốn nói gì cho thế hệ đời sau qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” ? Phải chăng chỉ là lời kể suông về câu chuyện mất nước của vua An Dương Vương ? Không, truyền thuyết ấy chính là một bài học kinh nghiệm lớn lao trong việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác cao trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Chuyện cũng là bài học sâu sắc cho những người đang yêu và sẽ yêu. Hãy đừng vì quá yêu mà trở nên mê muội, mù quáng để rồi dẫn đến sự lợi dụng, dối trá trong tình yêu. Hãy luôn sống chân thành với trái tim mình, dành cho nhau tình cảm xuất phát từ đáy lòng. Đừng bao giờ chà đạp lên tình yêu của người khác như Trọng Thuỷ – một con người mưu mô, tham vọng không biết tôn trọng giá trị đích thực và vĩnh hằng trong cuộc sống.

Người xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết lịch sử đầy cảm động, xót xa. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình .

Bình luận (0)
M7
Xem chi tiết
TB
7 tháng 3 2023 lúc 21:25
Thứ nhất: Tính chất địa phương

Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thứ hai: Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo

Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Thứ ba: Quan hệ với nhân dân

 Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Thứ tư: Mâu thuẫn với tôn giáo

Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Thứ năm: Mâu thuẫn sắc tộc

Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Thứ sáu: Vũ khí

Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Thứ bảy: Lực lượng chênh lệch

 Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Thứ tám: Tinh thần chiến đấu

Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Bình luận (1)
TC
7 tháng 3 2023 lúc 21:51

https://luathoangphi.vn/nguyen-nhan-that-bai-cua-phong-trao-can-vuong/

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
HN
5 tháng 1 2021 lúc 21:16

-Do chủ quan(chủ quan trước hành xử của quân địch,cứ nghĩ là Triệu Đà thuật lòng làm hoà,...)và độ quá tự tin vào lực lượng của mình(quá tự tin vào nỏ thần,tự mãn với chiến thắng,..)

-Thiếu tinh thần cảnh giác với kẻ thù(để Trọng thủy vài cùng đánh trái nỏ thần,chia rẽ nội bộ,các tướng giỏi phải bỏ về quê,ko có chuẩn bị kĩ lưỡng,thận trọng trước trận đánh,...)

-Nội bộ ko đoàn kết,ko thống nhất cùng nhau chống giặc,để lộ bị mật của mình trước kể địch,yêu con mù quáng,.. 

Bình luận (0)
HN
5 tháng 1 2021 lúc 21:16

-Do chủ quan(chủ quan trước hành xử của quân địch,cứ nghĩ là Triệu Đà thuật lòng làm hoà,...)và độ quá tự tin vào lực lượng của mình(quá tự tin vào nỏ thần,tự mãn với chiến thắng,..)

-Thiếu tinh thần cảnh giác với kẻ thù(để Trọng thủy vài cùng đánh trái nỏ thần,chia rẽ nội bộ,các tướng giỏi phải bỏ về quê,ko có chuẩn bị kĩ lưỡng,thận trọng trước trận đánh,...)

-Nội bộ ko đoàn kết,ko thống nhất cùng nhau chống giặc,để lộ bị mật của mình trước kể địch,yêu con mù quáng,.. 

Bình luận (0)
KT
11 tháng 1 2021 lúc 19:48

quá tin tưởng vào quân đội của mình

k đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù

.......

Bình luận (0)
0H
Xem chi tiết
LD
24 tháng 2 2022 lúc 19:55

*Nguyên nhân

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

* Bài học: 

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

Bình luận (0)
LS
24 tháng 2 2022 lúc 19:53

Tham khảo

 

Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

→ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

→ Củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

→ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”.

→ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân.

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 2 2022 lúc 19:53

tham khảo :

Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù

 

Bình luận (1)
VT
Xem chi tiết
PD
22 tháng 12 2020 lúc 19:47

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:

- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.

- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
30 tháng 3 2023 lúc 20:02

( Tham Khảo ) 
 Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt.

Bình luận (0)
ND
30 tháng 3 2023 lúc 20:45

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Bài học kinh nghiệm:Phong trào Cần Vương tuy thất bại; nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách để duy trì và phát triển một phong trào sao cho vừa lớn mạnh nhưng phải chắc chắn, vững vàng. Từ cách tổ chức, liên kết tất cả mọi lực lượng, bảo đảm an toàn thông tin đến đường lối chiến thuật, trang bị vũ khí... mọi điều đạt và chưa đạt ở Cần Vương đều sẽ cho ta những kinh nghiệm để có thể áp dụng, hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời sự kết thúc của Cần Vương cũng cho cho thấy xu hướng xã hội tất yếu và phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam rồi đây sẽ không thể tiếp tục đi theo con đường phò vua giúp nước một lòng trung thành, hệ tư tưởng Tôn Quân của nền chính trị phong kiến quân chủ sẽ không thể tiếp tục được áp dụng cho những cuộc cách mạng sau này nữa, thay vào đó là một hệ tư tưởng, một con đường lãnh đạo hoàn thiện, vững chắc hơn; và lịch sử Việt Nam rồi sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những phong trào, những con đường hoàn toàn mới ấy.

Bình luận (0)
DD
30 tháng 3 2023 lúc 22:49

Các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

Thứ nhất: Tính chất địa phương

Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.

Thứ hai: Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo

Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.

Thứ ba: Quan hệ với nhân dân

 Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.

Thứ tư: Mâu thuẫn với tôn giáo

Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Thứ năm: Mâu thuẫn sắc tộc

Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Thứ sáu: Vũ khí

Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.

Thứ bảy: Lực lượng chênh lệch

 Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.

Thứ tám: Tinh thần chiến đấu

Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

   
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
1 tháng 6 2017 lúc 14:05

Đáp án: A

 

Bình luận (0)