Em hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về truyện "chiếc lá cuối cùng"
GIÚP MIK VỚI CẦN GẤP LẮM T^T
Em hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu truyện ngắn "chiếc lá cuối cùng"
GIÚP MIK ĐI Ạ MIK CẦN GẤP LẮM T^T
LÀM ƠN RỦ LÒNG THW :'((
"Chiếc lá cuối cùng" (nhan đề gốc tiếng Anh: "The Last Leaf") là một trong những truyện ngắn hay của nhà văn nổi tiếng người Mỹ O. Henry. Truyện lấy bối cảnh ở khuGreenwich Village, Hạ Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ.Truyện ngắn này đã được chuyển thể lên màn ảnh thành một phần trong phim O. Henry's Full House năm 1952 và một phim 24 phút do Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô sản xuất năm 1983.Nội dung tác phẩm: Sue (phiên âm: Xiu) và Johnsy (phiên âm: Giôn-xi) là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cụ Behrman (phiên âm: Bơ-men) là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống sẽ là lúc mình lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman âm thầm thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Behrman lại chết vì bệnh sưng phổi sau một đêm đội mưa đội gió để vẽ hình chiếc lá cuối cùng lên tường nhằm cứu Johnsy. Sau khi Sue được thông báo rẳng Johnsy đã thoát khỏi nguy hiểm, cô lặng lẽ đến bên bạn báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
Giôn-xi ốm nặng và đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng thì cô sẽ chết. Nhưng qua một đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến GGIÔN-XI THOÁT KHỎI CÁI CHẾT. mỘT BẠN GÁI CỦA gIÔN-XI CHO BIẾT CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG LÀ BỨC TRANH HỌA SĨ GIÀ bƠ-MEN ĐÃ BÍ MẬT VẼ TRONG ĐÊM MƯA GIÓ ĐỂ CỨU gIÔN-XI, TRONG KHI CHÍNH CỤ ĐÃ CHẾT VÌ CĂN BỆNH SƯNG PHỔI
Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
GIÚP MIK VỚI CẦN GẤP LẮM T^T
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.
Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là tác phẩm văn học hiện thực phê phán, nói về cuộc sống khốn khổ của những người nông dân nước ta đầu thế kỉ XX khi phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của chị Dậu và gia đình – trong cơn cùng cực, chị phải bán khoai, bán chó và cả đứa con đầy xót thương để có tiền nộp sưu thuế cho chồng. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương XVIII của tác phẩm, thể hiện diễn biến tâm trạng của chị Dậu trước cảnh cai lệ, tay sai đến bắt chồng chị. Từ van xin, nhẫn nhục để cho chúng đánh, chị đã vùng lên phản kháng, không cho bọn tay sai bắt trói anh Dậu. Qua đó thể hiện tấm lòng, tình yêu thương của người vợ tảo tần cũn như sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của chị Dậu. Thông qua văn bản, tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Thể hiện sự đồng cảm, xót xa trước nỗi khốn cùng của người nông dân và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Từ văn bản chiếc lá cuối cùng, em hãy viết 1 đoạn văn trình bày về suy nghĩ ý chí, nghị lực sống của con người trong cuộc sốngMn giúp mình với ạ, tuần sau mình thi nên cần gấp, cảm ơn mn.
Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...
viết đoạn văn giới thiệu về tác giả O Hen-ri và văn bản "Chiếc lá cuối cùng".
Tham khảo
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.
Tham khảo:
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.
Tham khảo:
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.
Viết đoạn văn từ 6 – 8 dòng, trình bày cảm nhận của em về tình người trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen - ri.
Giải giúp mình vs mình cần gấp..Mai mình thi rùi<3
Đề bài:Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn chiếc lá cuối cùng..........................Cần gấp
tk:
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc.
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.
Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
Qua nhân vật Giôn-xi trong truyện "Chiếc lá cuối cùng " e hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý chí ,nghị lực trong cuộc sống
(đoạn văn triển khai theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp )
giúp mik vs h.nay mik nộp
Em tham khảo:
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công mà mỗi con người cần phải rèn luyện chính là ý chí, nghị lực. Vậy thế nào là ý chí? Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.
Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”, nhân vật Xiu đã nói với
Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó
ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống”.
Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo hình thức T-P-H để nêu cảm nghĩ
của em về kiệt tác của cụ Bơ-men; trong đoạn có sử dụng 1 thán từ và 1
câu.
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cụ bơ-men và chiếc lá cuối cùng .
CẦN GẤP Ạ !
tham khảo ạ
Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.