Những câu hỏi liên quan
OM
Xem chi tiết
NC
22 tháng 11 2016 lúc 15:43

1)Thành cơ thể của thủy tức gồm hai lớp tế bào.

2)Thành ngoài gồm 4 loại tế bào

-Tế bào mô bì cơ: hình trụ có rễ, chứa nhân ở phía ngoài và chứa tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của cơ thể ở phía trong, vừa giữ chức năng bảo vệ của mô bì vừa tạo thành một tầng co rút theo chiều dọc của cơ thể.

-Tế bào gai: phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất trên tua miệng, giữ nhiệm vụ tấn công và tự vệ.

-Tế bào cảm giác: hình thi nằm xen giữa các tế bào mô bì cơ, có tơ cảm giác hướng ra ngoài còn gốc phân nhánh ở trong tần keo.

-Tế bào thần kinh: hình sao, có các rễ liên kết với nhau trong tần keo tạo thành hệ thần kinh mạng lưới đặc trưng của ruột khoang. Mạng lưới này liên kết với rễ của tế bào cảm giác và với gốc của tế bào mô bì vơ và các tế bào gai tạo thành một cung phản xạ, tuy còn đơn giản nhưng xuất hiện lần đầu ở động vật đa bào.

-Tế bào trung gian: là loại tế bào chưa phân hóa cơ bé, nằm ngay trên tầng keo, có thể hình thành tế bào gai để thay thế chúng sau khi hoạt động hoặc tạo nên tế bào sinh dục.

*Thành trong giới hạn khoang vị cho tới lỗ miệng, gồm hai loại tế bào:

-Tế bào mô bì cơ tiêu hóa: có các tơ cơ ở phần gốc xếp thành vành theo hướng thẳng góc với hướng của tơ cơ trong tế bào mô bì cơ của thành ngoài. Khi hoạt động chúng tạo thành một tầng co rút đối kháng với tầng co rút của thành ngoài. Phần hướng vào khoang vị của tế bào này có 1-2 roi, có khả năng tạo chân giả để bắt các vụn thức ăn nhỏ tiêu hóa nội bào.

-Tế bào tuyến: nằm xen giữa các tế bào mô bì cơ tiêu hóa, với số lượng ít hơn. Chúng tiết dịch tiêu hóa vào trong khoang vị và tiêu hóa ngoại bào. Như vậy ở ruột khoang có sự chuyển tiếp giữa tiêu hóa nội bào, kiểu tiêu hóa của động vật đơn bào, sang tiêu hóa ngoại bào, kiểu tiêu hóa của động vật đa bào. Thức ăn của thủy tức nước ngọt phần lớn là giáp xác nhỏ.

Bình luận (1)
BT
22 tháng 11 2016 lúc 18:11

1. thành cơ thể thủy tức gồm 2 lớp :

-Lớp trong cơ thể thủy tức gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.-Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Bình luận (1)
BT
22 tháng 11 2016 lúc 18:11

2.

-Lớp trong cơ thể thủy tức gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.-Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Bình luận (0)
BP
Xem chi tiết
NN
1 tháng 1 2018 lúc 20:01

Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.

Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

Bình luận (0)
VN
1 tháng 1 2018 lúc 20:20

Các cơ quan trong ống tiêu hóa :

- Miệng : làm thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt

- Họng : Tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn

- Thực quản : tham gia đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa

- Dạ dày : làm thức ăn nhuyễn, được đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn protein được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin

- Tá tràng : tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn

- Ruột non : phân giải protein, gluxit, lipit thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được

- Ruột già : hấp thụ nước và thải phân

- Ruột thẳng : tham gia đưa chất bã trong thức ăn xuống hậu môn

- Hậu môn : thải phân ra ngoài

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LA
6 tháng 5 2018 lúc 16:43

Vai trò : + Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết
+Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý trong cơ thể


Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
DH
8 tháng 3 2021 lúc 21:02

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế: dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Các loại nhiệt kế đã học : 

- Nhiệt kế rượu: để đo nhiệt độ khí quyển.- Nhiệt kế thủy ngân: để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.- Nhiệt kế y tế: để đo nhiệt độ cơ thể con người

Các thang đo nhiệt độ phổ biến : Xen-xi-ut và Kenvin

Kí hiệu Xenxiut : oC, Kenvin : K

Bình luận (0)
TT
8 tháng 3 2021 lúc 21:03

- Nguyên lý hoạt động là sự giãn nở vì nhiệt cuả chất lỏng bên trong nhiệt kế. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng: sự giãn nở vì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế thường gặp là: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu. ... + nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.

- Nhiệt kế y tế: Dùng để đo cơ thể người

- Nhiệt kế dầu: Dùng để đo nhiệt độ của dầu khi đang nguội hoặc khi đang sôi

- Nhiệt kế thủy ngân: Dùng để đo nhiệt độ trong thí nghiệm

 

Bình luận (0)
H24
8 tháng 3 2021 lúc 21:06

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng: sự giãn nở vì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế đã học : + Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng Thí Nghiệm+ Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. + Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.

Kí hiệu Xenxiut : oC, Kenvin : K

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TG
1 tháng 5 2019 lúc 12:59

Cây có hoa có 2 loại cơ quan

- Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá

+ Rễ: Hút nước và muối khoáng, hô hấp

+ Thân: hô hấp, vận chuyển các chất,...

+ Lá: Thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp

- Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt thực hiện chức năng duy trì và phát triển nòi giống

Bình luận (0)
HY
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
AD
11 tháng 11 2018 lúc 19:37

1.Thân củ:
Có 3 loại thân biến dạng :

- Thân củ nằm trên mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ su hào, khoai tây,....

2.Thân rễ:

- Thân rễ nằm trong mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ gừng, nghệ,....

3.Thân mọng nước:

- Thân mọng nước mọc trên mặt đất

- Dự trữ nước quang hợp

- VD:Xương rồng, cành giao, nha đam....

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
AD
11 tháng 11 2018 lúc 19:37

Có 3 loại thân biến dạng :

1.Thân củ:

- Thân củ nằm trên mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ su hào, khoai tây,....

2.Thân rễ:

- Thân rễ nằm trong mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ gừng, nghệ,....

3.Thân mọng nước:

- Thân mọng nước mọc trên mặt đất

- Dự trữ nước quang hợp

- VD:Xương rồng, cành giao, nha đam....

Bình luận (0)