Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
MP
12 tháng 11 2018 lúc 15:13

 Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Bình luận (0)
DN
12 tháng 11 2018 lúc 15:10

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

đúng thì tk nha còn ko thì thui

Bình luận (0)

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Học tốt!!!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MP
12 tháng 11 2018 lúc 16:14

Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm của nền văn học Việt Nam. Thơ của bà vô cùng độc đáo với phong cách giản dị, mộc mạc, lời lẽ sâu cay, thể hiện những nét ẩn dụ sâu sắc sắc.

Trong những bài thơ của bà bài thơ "Bánh trôi nước" thể hiện sự châm biếm sâu cay vô cùng độc đáo. Trong hình ảnh bánh trôi, bảy nổi ba chìm chính là thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước để tố cáo tội ác của chế độ cũ đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Một xã hội đầy những bất công, bất bình đẳng "trọng nam khinh nữ" người phụ nữ không có tiếng nói gì trong cuộc sống.

Tác giả mở đầu bằng hai câu thơ quen thuộc thường được dùng trong ca dao dân ca đó chính là hai từ "Thân em"

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Tác giả Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh bánh trôi nước, để miêu tả lên thân phận của người phụ nữ xưa, bị đọa đày trong thân phận người phụ nữ. Chiếc bánh trôi vừa trắng vừa tròn, nhưng lại chịu số phận lênh đênh, sông nước ba chìm bảy nổi, không lúc nào được bình yên.

Nó tựa như vẻ đẹp của người phụ nữ vừa mềm mại, trắng trong, ngọt ngào thủy chung, nhưng lại bị cuộc đời đưa đẩy tới chỗ bấp bênh không có hạnh phúc.

Tác giả đã mượn hình ảnh giản dị mộc mạc, giản dị của chiếc bánh trôi nước trong dân gian để nói lên tâm hồn vẻ đẹp của người phụ nữ. Đó chính là sự tài tình của bà chúa thơ Nôm của chúng ta.

Chỉ với hai câu thơ thôi nhưng tác giả Hồ Xuân Hương đã cho thấy sự tài tình của mình trong nghệ thuật miêu tả vô cùng tinh tế, cách chơi chữ phóng khoáng thể hiện một phong cách thơ vô cùng độc đáo táo bạo của một người nữ sĩ đa tài.

Người phụ nữ xưa sống trong chế độ phong kiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi, nhiều áp bức khi phải khoác lên mình biết bao nhiêu hủ tục lạc hậu, những phong tục tập quán khiến cho người phụ nữ xưa không thể nào sống cho mình mà luôn phải sống theo quan niệm lạc hậu, tam tòng tứ đức. Người phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình, mà luôn phải vâng lệnh người chồng, người cha.

Ngay cả hạnh phúc lứa đôi tương lai của họ, người phụ nữ cũng không có quyền lên tiếng mà phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào bà mai mối, vào cha mẹ hai bên sắp đặt. Nếu may mắn thì được hạnh phúc nâng niu, không thì phải chịu cảnh hồng nhan gian truân.

Ở hai câu tiếp theo trong bài thơ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật thủy chung son sắc:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ vô cùng tài tình thể hiện sự thông minh sắc sảo của bà Hồ Xuân Hương.

Dù số phận của mình có ra sao, có khổ đau hay hạnh phúc thì người phụ nữ xưa cũng phải cam chịu không được định đoạt mà phải nghe theo lời sắp đặt của người khác thể hiện sự bất lực, cam chịu trong số phận của người phụ nữ xưa.

Một xã hội phong kiến vô lý chà đạp lên thân phận người phụ nữ chân yếu tay mềm những người phụ nữ vẫn giữ tấm lòng trinh bạch, son sắc thủy chung của mình. Họ vẫn ngoan hiền cố gắng giữ gìn đức hạnh, đạo vợ hiền, con thảo.

Dù phải chịu nhiều thiệt thòi bất công nhưng tâm hồn lương thiện, trắng trong của người phụ nữ vẫn là một nét tươi sáng thể hiện sự nhân hậu của người phụ nữ nước ta.

Lời bài thơ thể hiện sự quả quyết tự hào nói lên tiếng lòng của người phụ nữ.Nó chính là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với sự độc ác của xã hội cũ, đừng tàn nhẫn với số phận người phụ nữ

Bài thơ "Bánh trôi nước" là bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện tấm lòng trong trắng, trinh bạch của người con gái trong chế độ cũ. Nó để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Bình luận (0)
DN
12 tháng 11 2018 lúc 16:08

rất hay

Bình luận (0)

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Học tốt!!!

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
LT
30 tháng 11 2017 lúc 18:15

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Bình luận (0)
NM
9 tháng 7 2016 lúc 7:54

Đôi bàn tay mẹ đã chăm sóc và nuôi nấng tôi từ thuở tôi vừa lọt lòng. Đôi bàn tay ấy đối với tôi như lòng mẹ. Nó đã bị chai sần vì công việc đồng áng. Đôi bàn tay mẹ giờ không còn búp măng mà thay vào là một màu nâu sẫm,  gầy gầy xương xương. Chính đôi bàn tay ấy đã nuôi nấng tôi không kể những ngày nắng nóng hay mùa đông giá lạnh. Đôi bàn tay mẹ chính là ngọn lửa ấm áp, cơn gió dịu dàng  của lòng tôi. Những ngày tôi vừa lọt lòng là những ngày mẹ mệt nhọc nhất. Mẹ bế ẵm tôi ru tôi ngủ, chăm sóc cho tôi. Mẹ lúc nào cũng lo cho tôi không được ăn ngon không được mặc đẹp. Những đêm mẹ thức trắng để ru tôi ngủ là những đêm tôi không thể nào quên được. Tôi yêu đôi bàn tây mẹ nhất - đôi bàn tay gầy gầy xương xương đã chăm sóc cho tôi từ thuở lọt lòng 

 

Bình luận (2)
DT
9 tháng 7 2016 lúc 8:01

Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.

 

Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.

Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.

Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.

Bình luận (2)
HK
10 tháng 7 2016 lúc 15:45

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta. Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,....Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã.đôi khi đôi bàn tay xạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá của mảnh đất SAPA này.đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được xung họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi.mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp.nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn.Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ.Mẹ cũng nói rằng:
-chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn.Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước


 Hơi lan man thì phải :D

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
SK
15 tháng 12 2019 lúc 20:10

Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ, để không bao giờ quên. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
15 tháng 12 2019 lúc 19:56

@{_Shinobu Kocho_}

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
15 tháng 12 2019 lúc 19:57

@{__Shinobu Kocho__}

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TS
Xem chi tiết
LP
14 tháng 10 2016 lúc 20:17

Mở bài: cảnh đó vào buổi sáng thanh bình 

Thân bài:

+ Khí trời ( êm dịu, mát mẻ , mùa )

+ Những giọt sương còn đọng lại trên lá

+ Nói chung về thiên nhiên ( đv  con người )

+ Hoạt động con người

+ Cảm xúc của bản thân

Kết bài:

Cảm nghĩ chung

Một dàn bài rất ngắn nhưng nó nói lên toàn bộ bài cảnh 

Bình luận (10)
TS
Xem chi tiết
TH
15 tháng 10 2016 lúc 15:32

Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.

Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.

Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.

Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.

Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.

Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi.

Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vời

 
Bình luận (0)
TH
15 tháng 10 2016 lúc 15:34
    Nhân dịp nghỉ hè về thăm Ngoại, mình đã được ngắm nhìn một buổi bình minh rực rỡ và tràn đầy sức sống trên quê hương Đồng Tháp thân yêu.     Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.    Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Mộtngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.    Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?
Bình luận (0)
TH
15 tháng 10 2016 lúc 15:40

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phát thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

 

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
TP
14 tháng 10 2016 lúc 21:28

TĐ:Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng....................

Bình luận (3)
DY
14 tháng 10 2016 lúc 21:09

ak cho cái mb vs kb nha, còn tb thì ak cho e cái ý tường thui

mb:quê hương e bik bao tươi đẹp, vâng, đó là quê .......... của tôi. quê tôi rất đẹp và hoàng hôn và bình minh.nhưng tôi vẫn thích bình minh. vừa nhẹ nhàng, ấm áp, gần gũi

kb:ai cũng có quê hương của mk. hình ảnh cảnh bình minh quê tôi vẫn mãi khắc sâu trong tim tôi. dù tôi có đi xa quê hương chăng nữa thì nò vẫn khắc sâu trong tim tôi

tb:+ hình ảnh ra sao

+e thấy nó ntn

+thấy ở đâu

+cùng ngắm vs ai

+quang cảnh lúc bình minh ra sao

+những thứ xung quanh, e hãy nhìn để khái quát lại

+hãy neu6 cảm nghĩ

Bình luận (1)
DY
15 tháng 10 2016 lúc 8:24

bài văn này khó quá

quá sức tưởng tượng

ak nghĩ ra rồi nhưng ko bik pải  ghi ra sao ms dk

e nhờ cj mai phương anh e nhé

khó quá

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
TP
14 tháng 10 2016 lúc 20:06

Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.

Bình luận (0)