Hãy cho biết công lao cua đinh bộ lĩnh trong việc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước
công lao của ngô quyền, đinh bộ lĩnh trong lông cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước
câu này là lịch sử 7 nha
thank you mấy bạn nhiều
Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
1,Hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước
2, Tại sao lại xảy ra Loạn 12 Sứ Quân
3, Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập
Câu 2: Trả lời:
Loạn 12 sứ quân xảy ra khi Ngô Quyền mất. Đất nước lầm than, các quan đại thần đấu đá nhau tranh dành quyền lực. Chia ra làm 12 phé phái. Xung đột với nhau và gây ra sự việc trên.
Câu 3: Trả lời:
Công lao Ngô Quyền:
- Đánh tan quân Nam Hán.
- Xóa bỏ toàn bộ văn hóa thời Bắc thuộc.
- Lập nên kỉ nguyên độc lập của đất nước.
- Thể hiện tình thần đấu tranh dân tộc.
Công lao Đinh Bộ Lĩnh:
- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Tạo tiền để cho đất nước phát triển.
51. Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là
A. đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.
B. dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.
C. đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước.
D. phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc.
Câu 11: Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta là
A đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.
B. dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.
C. đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước.
D. phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc.
1. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
2. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
3. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?
4. Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
5. Tại sao lại xảy ra "Loạn 12 sứ quân" ?
6. Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
1.
Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình.
2.
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta :
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
3.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.
4.
Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
5.
Vì :
Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".
6.
Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
Sau khi dẹp “Loạn 12 sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh làm gì để xây dựng và củng cố đất nước?
đánh giá công lao của đinh bộ lĩnh đối với đất nước trong buổi đầu độc lập
Đinh Bộ Lĩnhđã đưa ra những biện pháp quyết liệt để tái thiết đất nước, tạo nên sự đồng thuận và chính trị ổn định. Quan trọng hơn nữa, công lao của Đinh Bộ Lĩnh đã đánh dấu bước khởi đầu cho sự đoàn kết của nhân dân, khi ông không chỉ giúp họ trở về quê hương sinh sống mà còn tạo điều kiện để họ có thể sản xuất và phát triển.Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Được nhân dân ủng hộ nên ông đánh đâu thắng đó. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư. Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), niên hiệu là Thái Bình.Đất nước thái bình đúng như mong muốn của nhân dân. Dân lưu tán trở về quê cũ. Đồng ruộng trở lại xanh tươi, người người xuôi ngược buôn bán.
Câu 1:Dựa vào kiến thức Lịch sử đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc ta?
Câu 2 :Trình bày những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến?
Câu 3:Nhà Lý không ngừng củng cố xây dựng đất nước em hãy chứng minh điều đó qua chính sách luật pháp và quân đội đối nội đối ngoại của nhà Lý
Các thiên tài giải hộ em với
Câu 2:
- Chữ viết: chữ Phạn là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ văn tự, sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca và là nguồn gốc của chữ Hin-đu.
- Tôn giáo:
+ Đạo Bà Ta Môn với kinh Vê-da là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất.
+ Đạo Hin-đu với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội.
- Kiến trúc: có ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo như là đền chùa độc đáo.
(Tham khảo)
Câu 1 : : có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 2 :
Tư tưởng: đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.
- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại: sử thi, kịch thơ...
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Ko bik câu 3
Thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư được vua trọng bụng vì?
Câu 1: Đánh giá công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước?
Câu 2: Nhà Trần đã xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ra sao? So sánh tổ chức quân đội thời Trần-Lý?
*Mọi người ơi! Nhanh hộ mình nha, mai mình kiểm tra rồi* ❤❤❤
Câu 1:
Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 2:
- Sau khi nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước: một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.
+ Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
+ Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
- Thực hiện chính sách: “Ngụ binh ư nông”.
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông", xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Cử tướng giỏi đóng ở các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
- Dưới thời Trần có nhiều tướng lĩnh giỏi như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,...
So sánh
- Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
- Khác nhau:
+ Quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở các làng, xã.khi có chiến tranh, còn có các quân đội của các vương hầu.
+ Quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+ Quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông
-Mong bạn đánh giá tốt
Ahihi!