Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
VA
8 tháng 11 2015 lúc 10:48

Ta thấy được rằng Lí Bạch là một con người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước sâu nặng, biết trân trọng cái đẹp, cá tính hào phóng, mạnh mẽ.

NHỚ **** MÌNH NHA!

Bình luận (0)
DM
8 tháng 11 2015 lúc 10:50

Đây là trang Toán chứ có phải Văn đâu ! OLM xóa đi !

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LP
28 tháng 12 2016 lúc 21:04

... ‘Xa ngắm thác núi Lư’, ‘Đường đi khó’, ‘cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’là những bài thơ tuyệt tác của Lí Bạch cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng của Lí Bạch. Đây là bản dịch thơ:

‘Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ Cố hương’

Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn có 20 chữ nhưng đã tạo nên một bức tranh thủy mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình.

Đêm về khuya càng trở nên thanh tĩnh. Không gian bốn bệ vắng lặng. Không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu. Cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông. Nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng:

‘Đầu giường ánh trăng rọi’

Cả một không gian ngập tràn ánh trăng. Ánh sáng rọi vào đầu giường. Hình như trâng đã đánh thức thi nhân dậy. Thật cảm động, trăng đến khơi gợi một nguồn thơ và trăng là chất liệu tạo nên vần thơ dào dạt.

Ánh trăng sáng quá, tải khắp không gian, bao phủ khắp mặt đất. Câu thơ thứ hai biểu hiện một trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân vừa tỉnh giấc vừa nhìn trăng. Tràng đẹp và thơ mộng. Đêm đã sang canh, êm đềm thanh tĩnh. Chỉ có trăng và 128

nhà thơ. Thế rồi, Thi tiên Lí Bạch ‘ngẩng đầu’ ngắm trăng. Trăng với thi nhân như đôi bạn tri âm gặp nhau, nhìn nhau cảm động không nói lên lời. Cả ba câu thơ đầu đều tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh với tâm trạng ngỡ ngàng và bồi hồi của thi nhân. Câu 1 và 3 tả trăng bằng trực giác, câu 2 tả trâng bằng cảm giác. Một không gian nghệ thuật vừa thực vừa mộng, huyền ảo lung linh:

‘Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng’

Lúc bấy giờ, Lí Bạch đang sống nơi đất khách quê người. Giữa đêm khuya thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân. Ba câu thơ đầu gợi tả một tâm trạng: nỗi buồn cô đơn của khách li hương.

Hai câu thơ 3 và 4 được cấu trúc theo phép đối:

‘Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương’

Hai tư thế: ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’-, hai tâm trạng: ‘nhìn’ và ‘nhớ’-, hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê: ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. Hai hình ảnh ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’ đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng. ‘Cốhương’ là quê cũ thân yêu; ‘nhớ cố hương’ là nhớ tới gia đình, nhớ tới người thân thương ruột thịt, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ lại những thăng trầm một đời người... Ta từng biết, Lí Bạch quê ở Ba Thục, thuở nho thường leo len núi Nga - Mi để ngắm trăng và múa kiếm. Lớn lên, ông mang theo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm hiệp khách đi chu du mọi phía chân trời góc bể, chan hòa với gió trăng và tình bằng hữu... Vì thế, ánh trăng ‘đêm nay’ là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man mác.

‘Ánh trăng’và ‘cố hương’ gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình, hòa quyện thành một liên tưởng thấm thía, cảm động, nâng cánh cho hồn thơ bay lên. Trăng lênh láng tràn ngập. Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt.

Có thể nói ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là một bài thơ trâng tuyệt bút. Lí Bạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh ‘ánh trăng’ miền đất lạ để biểu hiện tâm tình: nổi buồn nhớ cố hương.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng hoa lệ, cảm xúc mênh mang, gợi lên bao nỗi buồn đẹp - tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp văn chương của bài thơ trăng này. Lí Bạch đã để lại hàng trăm bài thơ trăng. Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng li hương, ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng, chắc sẽ bồi hồi xúc động khi đọc bài thơ này của Thi tiên Lí Bạch

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2019 lúc 17:52

Giống nhau:

●    Lí Bạch và Hạ Chi Trương là hai người bạn vong niên và hai bài thơ Tĩnh dã tứ, Hồi hương đều bộc lộ tình cảm tha thiết, sâu nặng của họ với quê hương mình

Khác nhau:

●    Bài “Tĩnh dạ tứ” được viết khi Lí Bạch đang xa quê hương, trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng sáng đã gợi nỗi nhớ khắc khoải về quê hương. Đó là cách biểu lộ tình cảm trực tiếp của Lí Bạch bằng ngôn từ chắt lọc, nhẹ nhàng và thấm thía nỗi niềm nhớ quê

●    Còn “Hồi hương ngẫu thư”, được viết khi tác giả đặt chân về quê hương sau bao năm xa quê. Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của nhà thơ. Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa chân thực đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LH
15 tháng 11 2017 lúc 6:58

Nguyên văn chữ Hán của bài thơ là:
 
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
 Dao khan bộc bố quái tiền xuyên
 Phi lưu trực há tam thiên xích
 Nghi thị Ngăn Hà lạc cửu thiên
 
Nghĩa là:
 
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
 Xa trông dòng thác trước sông này
 Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
 Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
 
Nắng rọi lên đỉnh núi chiếu lên làn hơi nước buổi sớm mai khiến sương khói ánh lên một màu tía bao phủ lấy dòng thác. Nguyên văn chữ Hán “tử yên” có nghĩa là khói tím. Câu thơ vẽ nên một khung cảnh lung linh huyền ảo phảng phất màu huyền bí chốn thần tiên. Trong cái mơ màng của khói sương và màu sắc hiện lên hình ảnh một dòng thác mạnh mẽ, dữ dội:
 
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
 Phi lưu trực há tam thiên xích”.
 
Nhà thơ dùng từ "quải” nghĩa là "treo" tạo nên một câu thơ đầy sức gợi: Dòng thác đổ từ trên xuống như tấm vải treo rủ từ trên xuống mềm mại và thật quyến rũ lòng người. Câu thơ lấy cái tĩnh của từ "quải" để tả cái động của dòng nước “phi lưu trực há" thật độc đáo. Từ "phi" có nghĩa là bay rất nhanh, rất mạnh. Dòng nước lao nhanh như bay từ trên xuống tung bụi nước trắng xóa: “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Vậy ra, dai lụa được "treo" giữa mây trời kia không hề mong manh, yêu đuối chút nào. Ẩn sâu trong vẻ mềm mại ấy là một sự dữ dội đến kinh ngạc. Đến đây tác giả có cảm giác dòng thác là dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Ngân Hà là dòng sông của trời, dòng sông sao tuyệt mĩ, nơi ấy tỉ tỉ ngôi sao đua nhau lấp lánh sáng. Điều mà tác giả "nghi thị" ngỡ là vô lí nhưng lại không hẳn vậy. Thác núi Lư bắt nguồn từ đỉnh hương Lô sương khói thần tiên, vậy ngọn thác là đâu không thể thấy rõ, chỉ biết nó tuôn ra từ những áng khói tím mơ màng kì bí.
 
 Đỉnh Hương Lô là nơi “treo" giữ cái dòng thác lạ lùng ấy, nó có vẻ mềm mại của một dải lụa nhưng lại có cái dữ dội, phóng khoáng mang linh hồn của chốn đại ngàn rừng núi. Từ đỉnh núi, thác “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Lí Bạch đã dùng lối nói phóng đại để nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng thác. Vậy thì, điều mà nhà thơ "nghi thị" ngỡ rằng đó là dòng sông Ngân tuột khỏi mây mà rơi xuống hẳn cũng có lí lắm chứ! Ngôn ngữ của "thi tiên" quả là điêu luyện.
 
Bằng tâm hồn hào phóng tự do, lòng yêu thiên nhiên và sự sáng tạo tuyệt vời, "thi tiên" Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh cạnh dòng thác ở núi Hương Lô thật hùng vĩ và tuyệt đẹp!

Bình luận (0)
H24
14 tháng 11 2017 lúc 21:21

Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng. Thơ ông có nhiều bài rất hay về chiến tranh, tình yêu, tình bạn và đặc biệt là về vẻ đẹp của những phong cảnh thiên nhiên. Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư” là bài thơ hay về cảnh thiên nhiên như thế.

Lý Bạch tính tình phóng khoáng. Ông thường đi thăm thú nhiều nơi và đến đâu ông cũng để lại những áng thơ tuyệt bút. Khi ông đến Hương Lô, một ngọn núi cao ở phía tây bắc của dãy Lư Sơn, ông cũng hạ bút viết những câu thơ tươi sáng.                        

Cảnh Hương Lô được quan sát từ xa vào buổi sáng. Vì thế mà toàn cảnh trông giống như một bức tranh sơn thủy kỳ vĩ lớn lao. Hương Lô đã có mây mù bao phủ, lại có bọt khí từ thác nước bay lên. Nó gặp đúng lúc mặt trời hồng chiếu rọi vì thế mà những làn khói mới sinh màu đỏ tía. Cảnh đã đẹp và kỳ vĩ lại thêm sự thơ mộng, kỳ ảo lung linh. Câu thơ thứ nhất đã là một cái nhìn sáng tạo. Thế nhưng đến câu thơ thứ hai, chúng ta mới thấy nhà thơ Lý Bạch thật tài hoa. Chính vì tác giả đứng từ xa mà dòng thác thực sự hiện lên chẳng khác nào một dòng sông đang dựng ngược và treo ngay trước mặt. Câu thơ đúng như một sự sáng tạo đầy táo bạo và ngẫu hứng của thi nhân. Hai câu thơ đầu bao quát toàn cảnh Hương Lô với những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo. Thế nhưng vẻ đẹp của dòng thác và vẻ đẹp tâm hồ của nhà thơ còn bay bổng hơn ở những câu sau .                       

Thật là một sự so sánh rất thần tình. Dòng thác chảy nhưng như là đang bay thẳng xuống. Nó như là một dải lụa trắng tinh ngàn vạn sải treo xuống trần gian từ phía chân trời. Nhưng chưa hết, câu thơ cuối còn là một sự liên tưởng táo bạo hơn. Dòng thác giờ đây không còn là cảnh của trần gian mà nó là dòng sông Ngân bị đánh rơi bởi bàn tay thượng đế. Chữ nghị thị (ngỡ là) dường như được viết bằng cả tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Nó đẩy câu thơ vào giữa hai bờ thực – ảo khiến cho bức tranh phong cảnh mang nhiều nét thơ mộng thần tiên. Cảnh Hương Lô lúc ấy thật đắm say và cuốn hút lòng người. Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ phóng khoáng. Cảnh thiên nhiên được miêu tả toát lên toàn bộ cái khí phách và tâm hồ đầy tài hoa lãng mạn của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta say yêu cảnh đẹp đồng thời cũng xúc động trước tình yêu đằm thắm và sâu sắc của nhà thơ.

Bình luận (0)
NN
14 tháng 11 2017 lúc 21:23

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PD
24 tháng 10 2017 lúc 20:30

So sánh

- “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

- Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

- Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

- Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

- Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

- Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

- Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

- Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.
Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương



- Từ xưa đến nay, có biết bao bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương thắm thiết nhưng có lẽ độc đáo và thú vị chính là bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.

- Nhà thơ rời xa quê hương thuở thiếu niên để đi lập công danh ở chốn quan trường và sau hơn năm mươi năm mới trở về nhà.

- Xa quê lâu như thế nhưng tình yêu quê vẫn luôn sâu nặng trong lòng qua giọng nói vẫn không hề thay đổi khiến người đọc vô cùng cảm phục.

- Và rưng rưng xúc động trước cảnh vật thay đổi của quê hương, tác giả nghẹn ngào khi nghe trẻ nhỏ hỏi khách nơi nào đến chơi.

- Đau lòng xót xa nhớ hình ảnh quê hương thuở ấy và bạn bè với độ tuổi này cũng nữa mất nữa còn chẳng biết ở nơi nao.

- Câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên nhưng chạm vào trái tim thi sĩ vốn mang nặng mối tình sâu đậm với quê hương.

- Nếu thi tiên Lý Bạch nhớ quê khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại nhớ quê khi vừa đặt chân trở về quê cũ.

- Bài thơ ngắn nhưng dạt dào cảm xúc gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua bao thế hế về tình yêu quê hương.

Bình luận (0)
HM
24 tháng 10 2017 lúc 20:22

khác nhau

Bình luận (0)
NM
24 tháng 10 2017 lúc 20:32

mặc dù mình chưa học 2 bài này nhưng mình nghĩ là khác nhau

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
24 tháng 11 2016 lúc 12:33

-Giống nhau về nội dung: Đều biểu hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương
- Khác nhau:
TĨNH DẠ TỨ
- Tình cảm thể hiện khi ở quê hương nhớ về quê nhà
- Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
- Bộc lộ tình cảm ngay khi đặt chân đến quê nhà.
-Biểu cảm gián tiếp.
- Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi.

Bình luận (0)
NH
24 tháng 11 2016 lúc 13:05

Giống

Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết chân thành của Lý Bạch và Hạ Chi Chương .

Khác

Tĩnh dạ tứ

Hồi hương ngẫu thư

Nhà thơ Lý Bạch không ngủ được vì nhớ quê , tình yêu quê hương lúc nào chũng canh cánh trong lòng ông -> tình yêu quê hương được thể hiện khi xa quê .Hạ Chi Chương từ giã triều đình từ giả kinh đô để về quê và khi trở về thì bị coi là khách -> tình yêu quê hương được thể hiện ngay lúc đặt chân tới quê nhà .
Sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê hương của một người phải sống xa quê .Thể hiện một cách thông qua kể và tả , bài thơ thể hiện vừa chân thực sâu sác vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời trần trong khoảng khắc vừa mới đật chân về quê cũ .

Chúc học tốt nha

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
SB
28 tháng 10 2019 lúc 20:31

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mĩ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời. Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơ là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa