Những câu hỏi liên quan
QN
Xem chi tiết
MH
14 tháng 12 2021 lúc 20:13

Tham khảo

Làm người ăn tối lo mai. Việc mình hồ dễ để ai lo lường.Nước lã mà vã nên hồ. ...Giàu người ta chẳng có tham. ...Có khó mới có miếng ăn. ...Đói thì đầu gối phải bò. ...Dù ai nói ngã nói nghiêng. ...Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.
Bình luận (0)
TT
14 tháng 12 2021 lúc 20:14
Làm người ăn tối lo mai. Việc mình hồ dễ để ai lo lường.Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Đây là câu ca dao rất hay nói về tính tự lập, tự chủ. Thành quả có được nhờ chính bản thân mình, chính sự nỗ lực của mình mới đáng quý, đáng trân trọng.Giàu người ta chẳng có tham. Khí thì ta liệu ta làm ta ăn.Có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho: Đói thì đầu gối phải bò. Cái chân hay chạy cái giò hay đi.Dù ai nói ngã nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.
Bình luận (0)
HH
14 tháng 12 2021 lúc 20:15

1 ) còn cha gót đỏ như son đến khi cha thác gót con đen xì

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
13 tháng 11 2021 lúc 9:28

Thất bại là mẹ thành công.

Tham khảo

Giải thích: Cách nói “Thất bại là mẹ thành công” ý muốn nói rằng để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiền” dạy dỗ con người trưởng thành.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
H24
28 tháng 12 2020 lúc 21:40

ăn cháo đá bát

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
CH
14 tháng 9 2016 lúc 18:44

TỤC NGỮ
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
CA DAO
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bình luận (0)
PN
21 tháng 9 2016 lúc 20:53

- Áo rách cốt cách người thương. 
- Ăn có mời, làm có khiến. 
- Giấy rách phải giữ lấy lề. 
- Đói cho sạch, rách cho thơm. 
- Cười người chớ vội cười lâu 
Cười người hôm trước hôm sau người cười. 
- Kính già yêu trẻ. 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. 
- Người đừng khinh rẻ người. 
- Quân tử nhất ngôn. 
- Vô công bất hưởng lợi. 
- Thuyền dời bến nào bến có dời 
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn. 
- Bụt không thèm ăn mày ma. 
- Rượu ngon bất luận be sành 
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may. 
- Biết thì thưa thớt 
Không biết thì dựa cột mà nghe. 
Kỉ luật: 
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước. 
- Đất có lề, quê có thói. 
- Nước có vua, chùa có bụt. 
- Ở quen thói, nói quen sáo. 
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn. 
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn. 
- Bề trên ở chẳng kỉ cương 
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
- Dột từ nóc dột xuống. 
- Nhà dột tại nóc. 
- Đục từ đầu sông đục xuống. 
- Tôn ti trật tự. 
Đạo đức: 
- Cái nết đánh chết cái đẹp. 
- Có đức gửi thân, có nhân gửi của. 
- Dạo chơi quán cũng như nhà 
Nhà tranh có ngãi hơn toà nhà cao. 
- Giàu nhân nghĩa hãy giữ cho giàu 
Khó tiền bạc chớ cho là khó. 
- Thức lâu mới biết đêm dài 
Ở lâu mới biết lòng người có nhân. 
- Gĩư quần áo lúc mới may 
Gĩư thanh danh từ lúc trẻ. 
Đoàn kết, tương trợ: 
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. 
- Cả bè hơn cây nứa. 
- Chết cả đống còn hơn sống một người. 
- Chung lưng đấu cật. 
- Một hòn chẳng đắp nên non 
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn. 
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng. 
- Dân ta nhớ một chữ đồng : 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. 
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức. 
- Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Lá lành đùm lá rách. 
- Miếng khi đói bằng gói khi no.

Bình luận (0)
SB
11 tháng 9 2018 lúc 17:31

Ca dao nói về tính tự trọng
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tục ngữ nói về tính tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TN
6 tháng 12 2016 lúc 18:32

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Cau 2:Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến

. Câu 3:Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

câu4:người có tính tự lập sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Họ xứng đáng được mọi người kính trọng

 

Bình luận (0)
IT
Xem chi tiết
NN
15 tháng 1 2022 lúc 22:35

Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con người

Thương người như thể thương thân. ...Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...Một giọt máu đào hơn ao nước lã ...Lá lành đùm lá rách. ...Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. ...Chị ngã, em nâng. ...Nhường cơm, sẻ áo. ...Yêu nhau chín bỏ làm mười.

/HT\ 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
7 tháng 10 2021 lúc 21:51

TL 

tự tìm trên google nhé 

Chúc em học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DL
Xem chi tiết
MN
29 tháng 1 2021 lúc 21:59

Tham khảo nhé em: 

Xin chào đồng hương Hưng Yên:

1. Con cò mà đậu cành tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

Sáng mai mẹ cõng chợ Bần

Mọi người mới hỏi sao chân cò què

Cò rằng cò đậu ngọn tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn

Xác thù chất đống máu loang đầy đồng

3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi

Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri

4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên

Cây đa Đông Tảo còn in hận thù

5. Ai vào mảnh đất Đường Hào

Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây

6. Chớ tham đồng bạc con cò

Bở cha ***** đi phò thằng tây

Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u

7.Lính vua, lính chúa, lính làng

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra

Giá vua bắt lính đàn bà

Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.

8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:

Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.

Trường kỳ tao đánh ngày đêm

Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời

Văn Giang chẳng phải đất chơi.

Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
DH
27 tháng 12 2017 lúc 21:02

thua keo này ta bày keo khác

trời sinh voi, trời sinh cỏ

ai đội đá mà sống cả đời

ba cái vui thì trẻ , ba cái bẽ thì già

Bình luận (0)
NT
28 tháng 12 2017 lúc 11:11

- Có bột mới gột nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

- Có cứng mới đứng đầu gió.

- Thua keo này ta bày keo khác.

Tick mình nha chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
DH
18 tháng 12 2016 lúc 22:17

1. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

2. Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi

3.Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
GW
21 tháng 9 2021 lúc 22:21

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
21 tháng 9 2021 lúc 22:45

Trả lời :

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?

Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.

~ HT ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CV
Xem chi tiết
IP
11 tháng 4 2023 lúc 20:29

- Ví dụ: "Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng"

- Vào thời điểm hoa gạo rụng xuống là lúc bắt đầu của mùa hạ cũng là thời điểm hoạt động của đom đóm. Câu ca dao nói về tập tính hoạt động của đom đóm vào mùa hạ.

Bình luận (0)