Những câu hỏi liên quan
TA
Xem chi tiết
HT
10 tháng 12 2021 lúc 21:11

Tham khảo:

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

 

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.

Bình luận (0)
H24
10 tháng 12 2021 lúc 21:13

Tham khảo

 

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

 

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

Bình luận (0)
MH
10 tháng 12 2021 lúc 21:11

Tham khảo

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

 

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
HP
21 tháng 9 2021 lúc 22:57

Tham khảo:

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của công nghệ trong cuộc sống, nó không chỉ làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn mà còn tạo ra những giống cây mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Một trong những giống cây được cải tạo năng suất đáng kể đó chính là cây lúa nước.

 

Cây lúa là loại lương thực vô cùng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó gắn bó với người dân ta từ lâu đời, là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cũng là cây lương thực xuất khẩu hàng đầu của nước nhà. Lúa nước là loại cây thân cỏ, ưa nước, gieo trồng trên đất phù sa và có nhiều giống loại khác nhau. Chu kì sinh trưởng của chúng trung bình là bốn tháng, không quá dài nên bà con nông dân có thể tranh thủ thâm canh hai vụ một năm để tăng năng suất.

Một cây lúa nước trưởng thành trung bình có độ cao 80cm, toàn thân màu xanh và rỗng hoàn toàn ở bên trong. Lá lúa dài, hình lưỡi liềm nhỏ bao quanh thân lúa. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nên không cắm quá sâu xuống đất điều này đòi đất phù sa phải đủ màu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Từ ngọn của cây lúa, đến thời điểm chín muồi sẽ trổ bông rồi nặng dần xuống thành hạt. Hạt lúa mọc thành chùm, khi còn non thì mềm mại, có màu xanh thoảng hơi sữa còn được người dân gọi là đòng đòng, khi già nó chuyển thành màu vàng, nặng dần và chúi đầu xuống phía dưới. Khi bấm vào hạt lúa thấy cứng và các hạt tròn, mẩy đều như nhau màu vàng ươm thì cũng là lúc lúa được thu hoạch.

Để có được những hạt lúa căng tròn người ta mang những hạt thóc giống được tuyển chọn kĩ càng đi ngâm trong nước ấm và ủ thóc trong thời gian thích hợp. Sau khi hạt thóc nảy mẩm đủ tiêu chuẩn, ta mang chúng đi gieo xuống những luống đất được chuẩn bị sẵn từ trước. Sau khoảng một tháng, từ những hạt mầm đó sẽ nảy nở thành những cây mạ xanh mướt, tuy nhiên chúng lại ở rất sát nhau nên không thể sinh trưởng thật tốt. Lúc này, người nông dân nhổ những cây mạ đó lên và đem đi cấy xuống những mảnh ruộng phù sa nhiều nước được làm đất kĩ. Độ cao của cây mạ thích hợp để cấy dài khoảng một gang tay người lớn. Người ta cầm bó mạ và lấy khoảng 4 - 8 cây, tùy tay người cấy cắm xuống ruộng đất phù sa thẳng hàng ngang và dọc, mỗi khóm cách nhau trung bình từ 20 - 30cm. Cây lúa non sẽ thích nghi dần với mảnh đất mới và hút phù sa từ đó để lớn lên, phát triển thành cây lúa và ra bông. Mỗi hạt lúa mang trong mình một giọt sữa thơm tho, tinh túy của trời đất, giọt sữa ấy đông đặc lại dần trở thành những hạt gạo. Khi những hạt lúa trở nên chắc chắn (bấm tay vào cứng và khó vỡ), vỏ bên ngoài màu vàng ươm thì cũng là lúc người nông dân thu hoạch.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây lúa nước trong đời sống từ xưa đến nay. Nó không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta mà còn làm nên nền kinh tế nước nhà. Cho dù mai sau đất nước có phát triển hiện đại như thế nào nhưng cây lúa nước vẫn mãi giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân.

Bình luận (4)
NH
Xem chi tiết
NA
10 tháng 12 2021 lúc 8:20

THAM KHẢO

 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Bình luận (0)
HT
10 tháng 12 2021 lúc 8:20

Tham khảo:

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Bình luận (0)
H24
10 tháng 12 2021 lúc 8:21

Tham khảo:

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.

Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
TD
27 tháng 2 2023 lúc 20:01

Có cần mình giúp ko

 

 

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
P4
17 tháng 9 2021 lúc 22:50

 

Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với cánh cò bay lả bay la, với dòng sông vắt ngang qua mơ màng, với khói lam chiều từ ống bếp nhà ai đầy mờ ảo. Và có một biểu tượng quen thuộc cho nét thanh bình của vùng đất nông thôn. Đó chính là con trâu.

Trâu Việt Nam vốn có gốc gác từ loại trâu rừng, sống hoang dã, sau đó được con người thuần hóa và dần dần thân thiết như bây giờ và đa phần chúng đều thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bởi vậy chúng ta vẫn hay bắt gặp chúng đằm mình thư thái trong các đầm hoặc những quãng sông nông. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật có vú. Màu đặc trưng của nó là màu xám đen, khác hẳn với bò là màu vàng nâu dù cả hai là họ hàng với nhau. Trâu có một thân hình vạm vỡ như một thanh niên trai tráng nhưng chiều cao lại thấp. Chiếc bụng của nó phình ra to hơn cả thân hình. Lúc nó đi cái bụng cứ ngúc nga ngúc nguẩy. Trên đầu của nó có một chiếc sừng ngắn, hình lưỡi liềm. Điều đặc biệt là trâu không có hàm răng trên. Nó gắn với câu chuyện của dân gian "Trí khôn của ta đây", vì trâu mải lăn ra cười mà va phải tảng đá nên gãy hết răng. Đó chỉ là cách lý giải vui nhộn còn theo sự nghiên cứu khoa học, hàm trên của trâu đã được thay bằng một tấm nệm để thuận tiện hơn trong quá trình xử lí thức ăn. Trâu cũng là loài động vật nhai lại và sức ăn cũng như sức chứa của nó khá là lớn. Trâu sinh sản không nhiều, hai năm mới có một đứa hoặc ba năm được hai đứa là nhiều bởi thời gian mang thai của nó rất dài thường rơi vào khoảng hơn ba trăm ngày.

Trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Từ sáng sớm tinh mơ, nó đã cùng các chú các bác ra đồng làm việc. Trâu có sức kéo tốt nên thường phụ trách công việc cày bừa. Những đồng ruộng trở nên tơi xốp hơn dưới đường cày của trâu. Ngoài ra chúng còn giúp người dân kéo một số đồ dùng. Thịt trâu cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn. Thịt trâu còn được coi là đặc sản với giá thành không hề rẻ. Trâu còn cung cấp da, sừng để làm đồ thủ công mỹ nghệ trưng bày trong nhà cửa. Chính vì những tác dụng của nó, trâu được coi là người bạn, là tài sản quý mà người nông dân dày công chăm sóc. Xét đến cùng, trâu đem đến cho gia đình ở vùng quê thôn dã những giá trị kinh tế để cải thiện đời sống.

Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.

Để chăm sóc một con trâu vừa dễ cũng vừa khó. Thức ăn cho trâu đa số là cỏ nhưng chúng không phải loài động vật ngắn hạn như vịt gà mà nuôi một con trâu trung bình phải mất vài năm. Người dân cũng phải chú ý tiêm phòng đầy đủ, khi có dấu hiệu ốm phải gọi bác sĩ thú ý đến kiểm tra. Những mùa mưa rét, gió bão những người nông dân lại kiếm rơm rạ, dự trữ thức ăn để bảo vệ gia súc quý giá của mình.

Con trâu vẫn luôn là người bạn, một tài sản mà người nông dân Việt Nam luôn trân quý!

Đây bạn nhé !

Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết
TH
4 tháng 12 2016 lúc 21:37

Bài làm

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

thuyet-minh-ve-non-la-viet-nam

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Bình luận (1)
SK
26 tháng 12 2019 lúc 20:55

Đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là tà áo dài duyên dáng và chiếc nón lá nghiêng nghiêng. Hình ảnh chiếc nón lá quen thuộc và gần gũi với đời sống người phụ nữ, không chỉ giúp che mưa, che nắng mà đó còn là một nét đẹp giản dị.

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ, bình dị đã có từ rất lâu đời, và cho đến tận ngày nay nó vẫn là một món đồ không thể thiếu đối với người dân lao động, đặc biệt là những người phụ nữ chất phác, cần cù, quanh năm với công việc ruộng đồng.

Nhìn bên ngoài, chiếc nón chỉ là một hình chóp, có cấu tạo hết sức đơn giản, chỉ vài tấm lá cọ, vài mảnh tre, cộng thêm những sợi chỉ màu là đã có ngay một chiếc nón lá mát rượi, duyên dáng. Nhưng để có được một chiếc nón hoàn chỉnh, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay của những người đan nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, đan nón, cho đến trang trí,… Đó là cả một lòng tâm huyết, sự yêu nghề và những kinh nghiệm quý báu được truyền từ đời này sang đời khác.

Để làm ra một chiếc nón đẹp và tinh xảo, đòi hỏi người làm phải chọn tỉ mỉ nguyên liệu từ ban đầu. Lá làm nón phải là những tàu lá cọ đã già, dày và có màu đậm, đặc biệt chiếc lá phải lành lặn, tròn đều. Công đoạn tiếp theo là phơi lá cho khô, thường thì phơi từ 2-3 nắng, nếu lá không được phơi kĩ thường sẽ có những đốm đen, những vệt xám và không có màu trắng đẹp. Tre dùng để đan nón thường được chẻ nhỏ, sau đó gọt sạch cho thật mềm mịn không bị xước, rồi được uốn thành những vòng tròn theo thứ tự từ nhỏ đến to dần. Những chiếc sợi tre tuy nhỏ, nhưng được coi như là khung xương của chiếc nón lá, là yếu tố tạo nên hình hài cho chiếc nón và giữ cho chiếc nón luôn được thật chắc chắn. Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lá cọ và nan tre, lá được đan vào nón một cách khéo léo thông qua những đôi tay cần mẫn của những người nghệ nhân làm nón. Và hơn hết để tạo nên vẻ đẹp cho chiếc nón, làm cho chiếc nón lá có hồn hơn, khâu trang trí là không thể thiếu. Những chiếc nón sau khi được đan xong, thường được trang trí những họa tiết bắt mắt như những mảnh hình xinh xắn về non nước Việt Nam, hay những loài hoa sặc sỡ sắc màu, thêm vài sợi chỉ màu buộc quanh để tô thêm vẻ đẹp quyến rũ cho chiếc nón lá. Và người ta không quên buộc thêm những chiếc quai bằng vải hoặc lụa. Cuối cùng những chiếc nón được đem ra phơi ngoài nắng một lần nữa để được chắc chắn hơn.

Chiếc nón lá là một vật dụng hết sức quen thuộc với người dân lao động Việt Nam, nó có thể che nắng che mưa rất hiệu quả, với tính năng gọn nhẹ, không thấm nước nó càng trỏ nên hữu dụng với mọi người. Ngoài ra, sau những giờ làm việc mệt nhọc, những trưa hè nóng bức chiếc nón lá cũng như một chiếc quạt, nhẹ nhàng mang từng cơn gió mát rượi về, những bác nông dân làm ruộng đồng, những người phụ nữ vất vả như cũng bớt đi nắng mưa, vơi đi chút mệt nhọc nào đó. Chiếc nón lá như một một người bạn giúp san sẻ bớt những gánh nặng của cuộc đời lam lũ.

Không chỉ có thế, ngày nay, chiếc nón lá còn là một phần của thời trang hiện đại. Chiếc nón lá luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bên tà áo dài thướt tha, chiếc nón lá như tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ duyên dáng, hiền lành, chăm chỉ.

Chiếc nón lá gần gũi và hữu dụng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Hình ảnh chiếc nón lá đã đi vào từng câu thơ, khúc hát, nó không chỉ là nét văn hóa mà là dáng hình thân thương đầy duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
TN
30 tháng 3 2022 lúc 11:28

Tham Khảo

Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xào. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác... Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.

 

Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đủ hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn.

Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng.

Mùa Thu trời ui ui, ăn canh chua đỡ buồn. Có khách sang trọng đãi món canh chua cá bông lau, khách cũng thích. Gặp đứa bạn thân, nấu lẩu chua cá điêu hồng nó “ô kê” liền. Nuôi người thân già yếu, miệng mồm lạt lẽo khó ăn, nấu tô canh chua lươn cho ngọt, ăn được chén cơm, mau hết bệnh.

Tuy là món ăn hàng ngày nhưng muốn nấu ngon phải biết nêm nếm vừa miệng và rau đệm biết dùng đúng cách. Chẳng hạn, lâu lươn nấu với bắp chuối mới đúng điệu. Cá lóc, cá thác lác... nên có rau chút, cà bắp, thơm. Cá linh nấu với bông điên điển hay bông so đũa... Chất chua có thể là me vắt, me trái, lá giang, lá me, khế chua hoặc cơm mẻ... Chất chua muốn dịu thì phải có khóm, cà chua, lá giang có vị chua dịu hơn me. Cơm mẻ là cơm nguội để lên men, tạo nhiều vi sinh, chất lên men chua rất dịu, dùng nấu canh chua lươn, luộc thịt trâu, thịt chó,...

Rau bổi bỏ vào cũng phải theo thứ tự, lớp lang, rau nào lâu chín cho vào trước, có loại nấu lâu sẽ dai, mất ngon như rau nhút, kèo nèo... Có quá nhiều rau bổi để nấu canh chua, mỗi món có hương vị riêng, có cách nấu riêng, tùy theo ý thích mà pha chế. Nông thôn thì có bắp chuối, chuối cây, bông điên điển, so đũa, kèo nèo, đọt choại, rau ngổ, rau muống, rau nhút... Ở chợ có giá sống, bạc hà, cà chua, khóm, rau muống,... Rau thơm như ngò gai, rau om, rau quế góp phần làm cho nồi canh chua có mùi thơm rất riêng, rất hấp dẫn.

 

Món lẩu chua để đãi khách nấu khá công phu. Phải lấy nước ngọt từ xương heo, xương gà để làm nước súp, sau đó luộc cá điêu hồng hay cá bông lau cho chín rồi vớt ra, nếu dùng hải sản thì tôm, mực tươi, cá thác lác vo viên xếp sẵn trên đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Rau bổi cũng vậy, không để sôi lâu vừa mất chất, vừa mất ngon, thỉnh thoảng bỏ vào lẩu hành phi, ớt và rau thơm để giữ vị thơm của món ăn. Nước lẩu pha cho đúng vị chua, ngọt (không chua quá mà cũng không ngọt quá, ngược lại, pha lơ lớ ăn rất chán, không ra mùi vị gì cả).

Ở miền Tây, khi trời vừa sa mưa là mùa của cá linh, lẩu chua cá linh bông điên điển là món ăn khoái khẩu nhất. Cả nhà xúm xít quanh cái lẩu bốc hơi nóng, nước lẩu được các bà nội trợ pha chế độ chua ngọt rất vừa miệng, rồi thì rổ rau đồng gồm bông điên điển, kèo nèo, rau muống... được nhúng vào cùng với những con cá linh trắng phau, mềm ụm, béo ngậy. Chẳng mấy chốc mà rổ rau vơi dần và nồi cơm gạo mới cùng cạn đáy.

Lẩu chua ăn với bún, canh chua ăn với cơm, canh chua thường kèm với món cá rô kho tộ, nếu không có cá kho tộ thì ăn với tép rang thịt ba rọi cũng được. Vừa qua, có cuộc thi đầu bếp giỏi do các nhà hàng lớn trong thành phố tổ chức, món canh chua bông điên điển đã đứng đầu bảng. Thế mới biết, món ăn đứng hàng "top ten” không phải “nem công, chả phụng” mà có khi chỉ là những món ăn quen.

Bình luận (0)
LS
30 tháng 3 2022 lúc 11:54

Tham Khảo

Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xào. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác... Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.

 

Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đủ hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn.

Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng.

Mùa Thu trời ui ui, ăn canh chua đỡ buồn. Có khách sang trọng đãi món canh chua cá bông lau, khách cũng thích. Gặp đứa bạn thân, nấu lẩu chua cá điêu hồng nó “ô kê” liền. Nuôi người thân già yếu, miệng mồm lạt lẽo khó ăn, nấu tô canh chua lươn cho ngọt, ăn được chén cơm, mau hết bệnh.

Tuy là món ăn hàng ngày nhưng muốn nấu ngon phải biết nêm nếm vừa miệng và rau đệm biết dùng đúng cách. Chẳng hạn, lâu lươn nấu với bắp chuối mới đúng điệu. Cá lóc, cá thác lác... nên có rau chút, cà bắp, thơm. Cá linh nấu với bông điên điển hay bông so đũa... Chất chua có thể là me vắt, me trái, lá giang, lá me, khế chua hoặc cơm mẻ... Chất chua muốn dịu thì phải có khóm, cà chua, lá giang có vị chua dịu hơn me. Cơm mẻ là cơm nguội để lên men, tạo nhiều vi sinh, chất lên men chua rất dịu, dùng nấu canh chua lươn, luộc thịt trâu, thịt chó,...

Rau bổi bỏ vào cũng phải theo thứ tự, lớp lang, rau nào lâu chín cho vào trước, có loại nấu lâu sẽ dai, mất ngon như rau nhút, kèo nèo... Có quá nhiều rau bổi để nấu canh chua, mỗi món có hương vị riêng, có cách nấu riêng, tùy theo ý thích mà pha chế. Nông thôn thì có bắp chuối, chuối cây, bông điên điển, so đũa, kèo nèo, đọt choại, rau ngổ, rau muống, rau nhút... Ở chợ có giá sống, bạc hà, cà chua, khóm, rau muống,... Rau thơm như ngò gai, rau om, rau quế góp phần làm cho nồi canh chua có mùi thơm rất riêng, rất hấp dẫn.

 

Món lẩu chua để đãi khách nấu khá công phu. Phải lấy nước ngọt từ xương heo, xương gà để làm nước súp, sau đó luộc cá điêu hồng hay cá bông lau cho chín rồi vớt ra, nếu dùng hải sản thì tôm, mực tươi, cá thác lác vo viên xếp sẵn trên đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Rau bổi cũng vậy, không để sôi lâu vừa mất chất, vừa mất ngon, thỉnh thoảng bỏ vào lẩu hành phi, ớt và rau thơm để giữ vị thơm của món ăn. Nước lẩu pha cho đúng vị chua, ngọt (không chua quá mà cũng không ngọt quá, ngược lại, pha lơ lớ ăn rất chán, không ra mùi vị gì cả).

Ở miền Tây, khi trời vừa sa mưa là mùa của cá linh, lẩu chua cá linh bông điên điển là món ăn khoái khẩu nhất. Cả nhà xúm xít quanh cái lẩu bốc hơi nóng, nước lẩu được các bà nội trợ pha chế độ chua ngọt rất vừa miệng, rồi thì rổ rau đồng gồm bông điên điển, kèo nèo, rau muống... được nhúng vào cùng với những con cá linh trắng phau, mềm ụm, béo ngậy. Chẳng mấy chốc mà rổ rau vơi dần và nồi cơm gạo mới cùng cạn đáy.

Lẩu chua ăn với bún, canh chua ăn với cơm, canh chua thường kèm với món cá rô kho tộ, nếu không có cá kho tộ thì ăn với tép rang thịt ba rọi cũng được. Vừa qua, có cuộc thi đầu bếp giỏi do các nhà hàng lớn trong thành phố tổ chức, món canh chua bông điên điển đã đứng đầu bảng. Thế mới biết, món ăn đứng hàng "top ten” không phải “nem công, chả phụng” mà có khi chỉ là những món ăn quen.

Bình luận (0)
ON
Xem chi tiết
TA
27 tháng 2 2022 lúc 14:38

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

Bình luận (0)
L9
Xem chi tiết