MN tham khảo góp ý cho mk nha are you OK
Hãy đặt một câu với 2 từ sau: đoàn kết, bất hòa (chú ý: 2 từ trên phải nằm chung một câu em vừa đặt).
Mn giúp mk nha. ai có câu nào cho mk tham khảo, rồi mình tick. Cảm ơn!
các bạn lớp rất đoàn kết nhưng ko có lần nào bất hòa
Dân tộc Việt Nam ta đoàn kết chống lại dịch bệnh và không có lần nào bất hòa
Đề bài; Thuyết minh về thể loại văn học thất ngôn bát cú đường luật
Mik đang cần gấp nha mn :(((
Mong mn cho mik ít ý kiến tham khảo !!!
cậu tham khảo bài văn này nha
Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.
Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.
Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”
Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.
Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:
“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”
Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))
Tham khảo:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
t T b B t T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
t B b T t B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
2. Tham khảo ý kiến đóng góp cho kế hoạch kinh doanh của cá nhân
3. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh
2. Sau khi lập xong bản kế hoạch kinh doanh, chia sẻ bản kinh doanh đó với bạn bè, thầy cô, bố mẹ để được góp ý và chỉnh sửa kế hoạch sao cho phù hợp.
3. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.
Mn cho mk hỏi là bài gà trống và cáo tiếng việt lớp 4 chọn 1 trong ba sự việc nói sự vc đó ứng vs đoạn thơ nào và kể lại đoạnthơ đó mn cho mk 1 bài để tham khảo kể lại đoạn thơ nha
Cho câu ca dao
" Anh em như thể chan tay
rách lành đunm bọc, giở hay đỡ đân "
Em hãy kể lại 1 cau chuyện về tình anh em
Giúp mk đi nha mấy bạn ơi
Mk đang tắc ý tưởng trầm trọng
Nhanh nhé, chiều mai mk đã học òy
Các bạn lấy bài tham khảo trên mạng cũng OK, miễn nó phải hay và ngắn 1 tí nhé
Người anh ngốc của tôi
Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn nhà nào phá vỡ kế hoạch thì hoặc là trốn đi vùng khác hoặc là bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh, dân gian gọi là bệnh đần.
Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: “Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa”. Vì sợ anh làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống…
Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa rơi.
Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó:“Không được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?”.
Một lần, mẹ không có nhà. Từ xa, anh ngắm mợ bồng nó trên tay, vẫn là cười ngốc thôi. Mợ xót lòng, vẫy tay gọi: “Đến đây cầm tay em một tí này”.
Anh nó vội trốn đi, miệng lắp bắp nói liên tục không rõ: “Không… không cầm… truyền bệnh, truyền bệnh”. Hôm đó mợ khóc òa, anh nó đưa tay lên lau nước mắt cho mợ, vẫn là cười ngốc thôi.
Nó lớn dần, đang thời tập nói. Mấy lần nó huơ tay lên, bò tới phía anh. Anh nó mừng quá nhảy cẫng lên. Mẹ nó tới kịp, vội vội vàng vàng bồng nó đi chỗ khác.
Nhìn những đứa trẻ khác mút kem que, anh nó liếm môi, cảm thấy nóng và khát lắm. Bọn nhóc nói nếu anh chịu làm chó tụi nó sẽ cho kem. Anh nó làm chó bò trên đất, nhưng bọn nhóc quỵt kem và cười ầm lên. Bằng một động tác nhanh gọn, anh nó nhổm người lên, như điên dại cướp lấy que kem. Bọn nhóc sợ quá khóc rống. Anh nó cầm chiến lợi phẩm chạy về nhà, không biết rằng trên đường que kem tan dần, tan dần. Về đến nhà kem chỉ còn một miếng nhỏ tội nghiệp mà thôi. Nó đang chơi ở vườn sau, nhân lúc mẹ không để ý, anh đem kem đến trước mặt nó và nói: “Ăn… ăn… em ăn đi”.
Mẹ nó thấy anh cầm cái que như đang ra hiệu gì đấy, vội chạy đến xô anh ngã nhoài ra đất, que kem lấm lem đầy đất, anh nó ngẩn người nhìn một lúc lâu rồi ngoác miệng khóc.
Nó biết nói nhưng chưa từng gọi một tiếng anh. Anh nó hi vọng mình có thể như bao người anh khác được em trai là nó gọi một tiếng anh. Vì vậy lúc nó đang đùa nghịch ở sân sau, anh đứng phía ngoài xa ba mét, lấy hết sức hét: “Anh, anh”.
Anh muốn nó nghe thấy sẽ học được cách gọi anh. Một lần anh đang cố gắng hét thật to, mẹ mắng nhiếc anh và đuổi đi chỗ khác chơi. Lúc đó nó ngước mắt lên nhìn anh, đột nhiên gọi thật rõ một tiếng: “Anh”.
Anh nó chưa bao giờ vui như thế, hoa chân múa tay, bỗng nhiên chạy đến ôm nó thật chặt, nước mắt nước mũi tèm lem đầy vai áo nó.
Từ nhỏ nó đã bị người ta gọi là “em thằng ngốc”. Lớn lên, nó ghét cách gọi này. Bởi vậy nó luôn mặc cảm và hận ghét anh nó.
Một lần, cũng vì chính cách gọi này mà nó bị người ta đánh. Nó bị lũ bạn đè lên người. Bỗng nhiên lũ bạn bị ai đó nhấc lên – là anh trai nó.
Nó chưa bao giờ thấy anh nó mạnh mẽ như thế, nhấc bổng cả lũ bạn nó lên, quật ngã chúng ra đất. Lũ bạn vừa khóc vừa thét đau. Nó thấy sợ, rắc rối to rồi, bố chắc chắn sẽ phạt nó. Phút ấy nó hận mẹ tận xương tủy vì sao lại sinh cho nó một ông anh trai đần độn như thế. Nó dùng hết sức đẩy anh trai ra, hét rằng: “Ai bảo anh quản chuyện người khác, anh là thằng ngốc”. Anh nó ngã ra đất, thẫn thờ nhìn theo bóng nó khuất xa dần.
Hôm đó, bố bắt hai anh em quỳ ra đất rồi dùng roi mây quất tới tấp. Anh bò lên người nó, run rẩy nói: “Đánh… đánh con, đừng đánh em”.
Mấy hôm sau mẹ mang kẹo từ thành phố về, chia cho nó tám viên, anh nó ba viên. Không chỉ là chia kẹo, những lần khác anh nó vẫn chịu vậy. Sáng sớm, anh đứng sau cửa gương đợi nó đi ra, xòe bàn tay có hai viên kẹo. Nó lờ đi, coi như không thấy gì. Anh nó lại chạy đến trước mặt, xòe bàn tay có ba viên kẹo và nói: “Ăn… ăn, em ăn đi”.
Không biết vì sao lần này nó đột nhiên không cần, anh nó chạy theo quấn quýt cả chân, không nói lời nào, nhét cả ba viên kẹo vào mồm nó. Lúc kẹo trôi qua khỏi họng, nó thấy rõ mắt anh trai đẫm nước mắt.
Mảnh giấy ghi tình huynh đệ
Cầm giấy trúng tuyển vào đại học, bố mẹ rất mừng, anh trai nó cũng vui lây. Thật ra anh nó không hiểu đại học là gì, nhưng biết rằng em trai đỗ đại học mang vinh hạnh đến cho cả nhà và cũng không ai gọi mình là thằng ngốc nữa.
Trước đêm nó lên thành phố nhập học, anh vẫn không vào phòng nó, chỉ đứng ngoài cửa sổ và đưa cho nó một bọc vải, mở ra thấy vài bộ áo quần mới. Đều là của mợ cho hai anh em nó hoặc là bà cô ở thành phố gửi tặng. Thì ra mấy năm qua anh nó chưa hề mặc áo quần mới. Bởi mẹ không để ý đến nên anh giấu đi. Lúc đó, nó phát hiện áo trên người anh đã cũ mèm, rách vài chỗ, chiếc quần ngắn lên tận mắt cá chân, nom thật tội nghiệp. Mũi nó cay cay, bao nhiêu năm qua ngoài sự ghét bỏ, hận thù nó có cho anh cái gì đâu.
Anh nó vẫn cười ngốc thôi, có điều trong mắt đầy hi vọng, nó không biết đó là hi vọng gì.
Mặc dù anh không biết nó đã cao lên rất nhiều, không biết áo quần ấy đã đến lúc lỗi thời không thể chưng diện đi ra phố được nữa nhưng nó vẫn khoác mặc vào, xoay tới xoay lui giả bộ vui mừng ríu rít hỏi anh: “Đẹp không? Có hợp không?”. Anh nó gật đầu, ngoác miệng cười.
Nó viết lên giấy hai chữ “huynh đệ” rồi chỉ cho anh chữ này là huynh, chữ này là đệ, huynh là anh, đệ là em. Huynh đệ có nghĩa là có anh rồi mới có em, không có anh thì không có em. Hôm đó, anh nó lại đọc ngược thành “đệ huynh”. Lúc lên đường nó khóc, anh nói rằng trong lòng anh nó là số 1, không có nó thì không có anh.
Nói đến đời sống đại học, nó thấy rất thú vị, nhiều điều mới mẻ, dường như nó quên mất người anh trai nơi quê nhà.
Lần nọ mẹ đi gọi điện thoại cho nó, anh đi theo đến bưu điện. Mẹ nói rất nhiều, cả tiếng đồng hồ rồi bảo với nó: “Nói chuyện với anh con mấy câu này”. Anh tiếp điện thoại, đợi thật lâu không nghe tiếng gì cả, mẹ nói rằng: “Thôi cúp máy đi, anh con khóc rồi, anh con chỉ lên ngực ý nói rằng nhớ con đó”.
Nó vốn muốn nói mẹ đưa điện thoại lại cho anh trai để nói với anh rằng: “Đợi em về sẽ dạy anh học chữ, sẽ mua cho anh những kẹo bánh mà chỉ ở thành phố mới có, đem về cho anh thật nhiều quà”. Nhưng nó không mở nổi miệng và cúp điện thoại. Chỉ vì nó không muốn bạn cùng phòng biết nó có một anh trai bị bệnh não bẩm sinh, một anh trai đần độn.
Hè đến, nó về nhà, trên xe ăn một viên kẹo, bỗng nhiên nhớ lại anh từng nhét kẹo vào miệng nó, kẹo ở trong miệng nhưng lòng nó đắng nghét.
Lần đầu tiên về đến nhà, nó hét thật to: “Anh, anh ơi. Em đã về, xem em mang gì về cho anh này”. Thế nhưng không có tiếng cười ngốc của anh nó nữa, không có bóng ông anh gần 30 tuổi đời còn mặc quần ngắn đến mắt cá chân nữa.
Bố mẹ nước mắt đầm đìa, nói với nó rằng: “Một tháng trước, anh con lao xuống sông cứu một đứa bé, anh không biết bơi. Đứa bé đó được cứu sống nhưng anh con không lên nữa”.
Bố mẹ nó úp mặt khóc…
Một mình đứng bên dòng sông, ký ức về anh chợt ùa về tha thiết. Nó rút trong túi một tờ giấy có viết hai chữ “huynh đệ”. Đó là chữ của nó, phía dưới là chữ méo xẹo của anh nó. Nó có thể nhận ra anh nó viết “đệ huynh”.
Em gái tôi rất hay lục lọi các đồ vật với sự thích thú đến khó chịu. Vì vậy mà cả nhà gọi nó là Mèo mặc dù tên chính của nó là Kiều Phương.
Một hôm tôi bắt gặp nó cạo trắng các ***** xoong chảo để nhào thành một thứ bột đen xì. Rồi một hôm chú Tiến Lê đến chơi đưa theo con gái tên Quỳnh. Chính bé Quỳnh đã giúp chú Tiến Lê nhận ra tài năng vẽ tranh của Mèo. Và chính chú Tiến Lê đã giúp cả nhà nhận ra "thiên tài hội họa" của Mèo. Chú hứa sẽ giúp Mèo phát huy tài năng. Bố mẹ tôi mừng lắm. Chỉ có riêng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, mặc dù mọi chuyện vẫn y như cũ. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
Tôi đã làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ trong ngôi nhà đều được Mèo đưa vào tranh. Nó vẽ bằng những nét to tướng nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Còn mèo văn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Rồi cả nhà vui như tết - trừ tôi - khi Mèo được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế qua giới thiệu của chú Lê.
Và một tuần sau tin vui đến: bức tranh của Mèo được trao giải nhất. Mèo lao vào vòng tay dang sẵn của bố và mẹ. Mèo ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế Mèo đã kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...
Mẹ tôi hỏi tôi đã nhận ra người trong bức tranh chưa. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ tôi sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".
Cho mk tham khảo bài viết thư UPU lần thứ 45 với!
Mau mau nha đang cần gấp!Ngày mai phải nộp rùi, các bạn cố gắng gjúp mk nha!
Lưu ý bài viết độ 2 trang giấy A4 thui nha!
Nam thân mến! |
day tick nha |
Gjúp mk với huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu
bài này của lớp 5. Bọn tui nộp đời rồi
https://olm.vn/hoi-dap/question/1301076.html
Mọi người vào tham khảo , đóng góp ý kiến đi!
xem từ nào sai thì gạch chân và sửa lại:
a/ bạn minh xem rất nhiều tài liệu tham khảo
b/bạn vui rất cố thủ, không tiếp thu góp ý của mọi người
nhanh mk tíck
xem từ nào sai thì gạch chân và sửa lại:
a/ bạn minh xem rất nhiều tài liệu tham khảo
b/bạn vui rất cố thủ, không tiếp thu góp ý của mọi người
Chúc học tốt