Nêu nội dung bài "Bánh trôi nước"
nêu nội dụng bài thơ bài bánh trôi nước?từ nội dung trên viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về số phận người phụ nữ
Nội dụng: Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..
Bài viết:
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
2. “Bánh trôi nước”
- Nêu tên tác giả? Hoàn cảnh sáng tác ?
Thể thơ ? Nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Hoàn cảnh sáng tác:
Sống giữa một thời đại phong kiến, một xã hội đầy bất công, éo le, ngang trái đối với tất cả mọi người đặc biệt là người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Nội dung:
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
Chúc bạn học tốt nha ^^ !!!
Tham khảo:
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Hoàn cảnh sáng tác:
Sống giữa một thời đại phong kiến, một xã hội đầy bất công, éo le, ngang trái đối với tất cả mọi người đặc biệt là người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Nội dung:
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
nội dung của bài bánh trôi nước
nội dung của bài qua đèo ngang
THAM KHẢIO
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
- Bài thơ này thể hiện được tâm trạng cô đơn và nỗi hoài cổ của tác giả trước cảnh vật nơi đèo Ngang. Qua đó còn thể hiện được sự yêu mến non sông đất nước của tác giả. Cảnh vật trên đèo của tác giả mô tả vô cùng tiêu điều và hoang sơ. Qua đó cũng nói lên nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.
HT NHÉ
1. Bài "Bánh trôi nước"
ND: Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ "Bánh trôi nước" cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
2. Bài " Qua Đèo Ngang"
ND: Với phong cách trang nhã, bài thơ "Qua Đèo Ngang" cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Bài ''Bánh trôi nước''được viết theo thể thơ nào?phương thức biểu đạt nào?nêu nội dụng bài thơ?từ nội dung trên viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về số phận người phụ nữ
2. Thể loại Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1
. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường): - Bài thơ gồm bốn câu. - Mỗi câu có 7 chữ - Mỗi câu ngắt nhịp 4/3. - Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4. 2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa. - Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời. c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
Nội dung của bài bánh trôi nước là gì?
Tham khảo!
Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ
Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ
Bài 1 Nêu giá trị nội dung của các bài thơ Bánh trôi nước Qua Đèo Ngang Cảnh Khuya Tiếng gà trưa tìm và chỉ ra các dạng điệp ngữ tìm và chỉ ra các lối chơi chữ
BÀI TẬP 1 Chép lại chính xác bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Câu 2: Bài thơ được hiểu theo mấy nghĩa? Câu 3: Hãy xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Giải nghĩa thành ngữ và đặt câu với thành ngữ đó? Câu 4: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” BÀI TẬP 2 Đọc lại theo trí nhơ bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” và trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? Câu 2: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Câu 3: Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn ( 10 -> 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về vai trò của tình bạn. BÀI TẬP 3:Kể tên các tác phẩm thơ trung đại và làm theo các gợi ý su: 1, Tác giả: 2, Văn bản: a, Hoàn cảnh sáng tác b, Thể thơ và phương thức biểu đạt: c, Bố cục: d, Nghệ thuật: e, Nội dung: Giúp em mìnhvới ạ
nếu nội dung của 3 bài qua đèo ngang, bạn đến chơi nhà, bánh trôi nước
Qua Đèo Ngang:
Với phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả .
Bạn đến chơi nhà
Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi , để rồi hạ một câu kết :" Bác đến chơi đây , ta với ta !" , nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết
Bánh trôi nước
Với ngôn ngữ bình dị bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp , phẩm chất trong trắng , son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ
*qua đèo ngang:
-cảnh đèo ngang đẹp nhưng mà còn hoang sơ
-nỗi buồn, nhớ, cô đơn của tác giả trong cảnh đèo ngang
*bn đến chơi nhà:
-ngợi ca tình bn đẹp, gắn bó, ko kiểu cách mà chân thật, bình dị
*bánh trôi nc:
-ca ngợi hình ảnh ng phụ nữ trong xã hội xưa
-cảm thông cho số phận vất vả ko dc phù thuộc vào họ
mk nghĩ chắc là z níu đúng tick cho mk nha sai thì bn thông cảm cho mk nha
Bánh trôi nước:
Thông qua việc vịnh cái bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương gửi gắm nỗi niềm tâm sự về thân phận và phẩm cách của người phụ nữ với sự cảm thông và tự hào sâu sắc.
Qua Đèo Ngang:
Bài thơ gợi lên khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà, thoáng đãng mà heo hút, hoang vu dù có thấp thoáng bóng dáng của sự sống con người. Cảnh vật ấy càng làm nổi bật nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả.
Bạn đến chơi nhà:
Bài thơ nói về một tình huống đặc biệt khi bạn đến chơi nhà: không thể có bất cứ một thứ gì dù là tối thiểu nhất về vật chất để tiếp đón bạn. Nhưng đó chỉ là một tình huống khó xử được nhà thơ cố ý tạo ra nhằm nói về một điều khác có ý nghĩa hơn. Đó chính là tình bạn cao quý, đẹp đẽ vượt lên tất cả mọi thứ vật chất, lễ nghi.
viết 1 đoạn văn 8 đến 10 câu cảm nhận nội dung bài bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Bài làm of me =^)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ ẩn chứa rất nhiều nội dung phản ánh và chê bai xã hội phong kiến (1) Người phụ nữ thời phong kiến không được làm chủ cuộc đời mình mà phải sống theo người khác (2) Vì nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng là con gái nên bà cũng hiểu được cảm giác sướng khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (3) Xã hội ta khi xưa theo chủ nghĩa " Trọng nam khinh nữ " nên con trai được đi học,làm trụ cột gia đình,được coi trọng,... (4) Nhưng phụ nữ thì không,người con gái cũng trắng trẻo y hệt bánh trôi,tác giả sử dụng biển pháp ẩn dụ để cho thấy người phụ nữ như thế nào (5) Sướng hay khổ;xinh hay xấu phụ thuộc hết vào người lớn và chồng,dù chồng họ có đối xử vũ phu nhưng họ vẫn chung thủy một lòng (6) Điều này cho thấy người phụ nữ Việt Nam xưa trong sáng thế nào (7) Nhà thơ Hồ Xuân Hương bà phản ánh rất đúng và phê phán xã hội phong kiến lạc hậu như thế nào ... (8)
P/s : Hay hay không là tùy người đọc =^)