Những câu hỏi liên quan
LT
Xem chi tiết
NN
4 tháng 11 2021 lúc 13:33

Tham khảo:

Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai. 

Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.

Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa. 

Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy. 

Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!

Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LT
22 tháng 11 2021 lúc 18:27

Những năm 1930 – 1945 xã hội thực dân nửa phong kiến bóp ngẹt đời sống của người dân lao động khiến cuộc sống ngày càng cơ cực lầm than không riêng gì người nông dân mà cả tầng lớp tri thức như tôi – Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào mức đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Ôi, một kiếp người! Lão Hạc ở gần nhà nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền vườn dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay. 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TP
22 tháng 11 2021 lúc 19:43

Tham khảo

 

Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.

Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…

Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?

Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.

Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:

- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !

Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?

Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.

Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…(có thể thêm ý này hoặc không)

Bình luận (0)
NG
22 tháng 11 2021 lúc 19:44

Tham khảo!

Nhà tôi chỉ có một mình tôi với một con chó là cậu Vàng, vợ tôi chết rồi, con trai thì đi bằn bặt, ở nhà lủi thủi một mình tôi chỉ biết làm bạn với con Vàng. Thế nhưng sau trận ốm dài tôi yếu đi nhiều không thể làm được việc gì mà giá cả vật chất cứ tăng lên vùn vụt, lại phải nuôi thêm một con chó nữa nên tôi quyết định bán con Vàng đi để bớt được tiền ăn hàng ngày và thêm được đồng nào hay đồng nấy. Hôm trước tôi sang nhà ông giáo tâm sự việc định bán con chó Vàng, ngay hôm sau tôi gọi người bán nó đi. Hôm ấy tôi gọi nó về nhà cho ăn, nó có biết gì đâu thấy tôi gọi thì vui mừng chạy về, nó đang ăn thì mấy thằng bắt chó xúm vào bắt nó, chỉ một lát đã cột chặt bốn chân nó. Nhìn nó bị bắt đi mà lòng tôi đau thắt lại, nó cứ nhìn tôi bằng ánh mắt oán trách như thể tôi lừa nó, tôi tự cảm thấy bản thân thật tệ bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Tôi kể lại chuyện này cho ông giáo nghe, ông đã an ủi tôi để tôi có thể nguôi ngoai phần nào và coi như là tôi hóa kiếp cho cậu Vàng để nó có thể có một kiếp sống sung sướng hơn.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
DA
14 tháng 10 2018 lúc 10:44

Nghe ba kể rằng: Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai. 

Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.

Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa. 

Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy. 

Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!

Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.

k mk nhé

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
H24
28 tháng 11 2021 lúc 15:28

Tham khảo:

 -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 6 2018 lúc 16:12

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
VT
2 tháng 2 2023 lúc 20:47

Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy.

Lão Hạc cứ chệnh choạng , mặt cúi gằm xuống, lưỡng lự trước cửa một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên

- Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong.

Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không. Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi:

- Thế nó cho bắt à!

Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt, nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu. Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến dạng theo.

Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng lời nói, trông đến là tội nghiệp.

- Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó ông giáo ạ.

Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ, trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới dừng. Ông an ủi lão Hạc

- Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy.

Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng thêm buồn nên cố nén lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão. Ông nắm lấy đôi vai gầy gộc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng thật não nề.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết