lập dàn ý tưởng tượng kết thúc mới cho truyện Lão Hạc
lập dàn ý tưởng tượng kết thúc mới cho truyện "Lão Hạc" và "cô bé bán diêm"
Hãy tưởng tượng và viết một kết thúc mới cho câu chuyện “Cô bé bán diêm” hoặc truyện ngắn “Lão Hạc” bằng một đoạnvăn ngắn (khoảng 12–15câu).
Tham khảo:
Thực ra cô bé không chết mà cô chỉ ngất đi,lúc tỉnh dậy,cô thấy mình đang nằm trong bệnh viện.Cô cố nhớ lại những gì đã xảy ra với mình nhưng cô không thể nhớ được-đầu cô đau quá.Bỗng,bố cô bước vào phòng bệnh,ôm chầm lấy cô,nức nở khóc và xin lỗi cô vì bao lâu nay đã đối xử không tốt với cô.Ông nói ông đã suy nghĩ rất nhiều về những gì mình đã làm trước đây.Ông đã bỏ rượu và tìm được 1 việc làm tốt.Ông hứa từ bây giờ ông sẽ bù đắp những mất mát cô đã chịu trong thời gian trước. Và cuối cùng hai bố con học dắt nhau ra khỏi bệnh viện,dù trời rất lạnh nhưng họ không cảm thấy lạnh vì có một ngọn lửa của tình yêu thương đang nhen nhóm trong trí tim họ...
Em tham khảo:
Truyện ngắn Lão Hạc
Tuy nhiên, sự sắp xếp của lão lại không theo ý muốn mà người con trai lão đã trở về với sự thành đạt của công việc, lão chạy ngay sang nhà tôi và bảo:
- Ông Giáo ơi, con trai tôi về rồi! Ông Giáo ạ! Tôi mừng lắm!
Nghe những lời nói mừng rỡ ấy của lão cũng khiến tôi vui theo, tôi bảo:
- Tôi đã nói mà, lão còn khỏe lắm. Lão cứ lấy tiền ấy mà ăn, chứ để dành làm gì!
Lão Hạc vẫn còn sự vui mừng và xúc động nhưng đã trở về nhà với con trai sau nhiều năm xa cách. Cuộc đời lão từ đó đã bớt khổ hơn và cha con lão cũng sống an nhàn bên nhau.
Em hãy tường tượng kết thúc khác trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Lập dàn ý
Ngày nào cũng vậy, cứ vào buổi sáng sớm tôi lại mang theo lưới, thuyền và một số dụng cụ đánh bắt ra biển để đánh cá. Đây cũng là công việc gắn bó với tôi hơn một nửa đời người. Tôi cùng vợ sống trong một ngôi làng chài nhỏ ven biển, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng vô cùng hạnh phúc vì tôi luôn có người đồng hành trên mọi con đường. Tôi hài lòng về cuộc sống ấy. Nhưng một sự việc vô cùng bất ngờ đã xảy ra, đó chính là cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với một con cá vàng, điều đáng nói ở đây đó không chỉ là một con cá bình thường mà là con cá thần, có khả năng thực hiện mọi điều ước của con người. Cuộc gặp gỡ ấy là định mệnh nhưng những sự việc sau đó tôi lại không thể lường hết được, cuộc sống vốn yên bình của tôi bị đảo lộn, tình cảm vợ chồng rạn nứt, tôi phải đối mặt với bất hạnh lớn nhất của cuộc đời mình.
Tôi cùng vợ sống trong một túp lều nhỏ ven biển, hàng ngày tôi bơi thuyền ra biển đánh cá, còn vợ tôi ở nhà lo việc cơm nước, việc nhà chu toàn. Cuộc sống của chúng tôi tuy không có con cái nhưng chúng tôi vẫn hạnh phúc, chúng tôi chia sẻ từng niềm vui, nỗi buồn. Có gì khó khăn chúng tôi đều cùng nhau gánh vác, chưa từng có sự mâu thuẫn nào, dù là nhỏ nhất. Hôm ấy, như bao ngày bình thường khác, tôi mang theo đồ đạc đánh bắt, bơi thuyền ra biển khơi, bắt đầu một ngày lao động của mình. Nhưng thật lạ thay, ngồi từ sáng đến tận giữa trưa, dù tôi đã kéo rất nhiều mẻ lưới nhưng không hề có bất cứ con cá nào mắc lưới, vướng vào lưới chỉ toàn là rong biển và những loại cỏ biển
Lập dàn ý: cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
_Học tốt_
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
Đề bài: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó .
Lập dàn ý khái quát và làm văn ra nhé !
Giúp nha ! Mk cần lắm !
Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.
Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:
– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?
Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau
– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.
– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa.
– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.
Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:
– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú
Cô Út vội an ủi:
– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?
– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…
Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.
Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:
– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy.
Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:
– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.
Chị Hai vẫn nức nở:
– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Sau khi được Thạch Sanh xá tội, mẹ con Lí Thông lập tức quay về quê làm ăn lương thiện. Bỗng nhiên trời đang nắng bỗng hóa âm u. Thạch Sanh thấy thế liền biết là Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi xuống trừng phạt mẹ con Lí thông, chàng liền xin vua rồi bay đến chỗ họ. Hai mẹ con nhà nọ vẫn chưa biết Thiên Lôi đang ở đó nên vẫn cứ ung dung đi. Rồi..."Đùng! Đùng ! Đùng", tiềng sấm rầm vang, mẹ con Lí Thông giật mình, nằm cuối xuống. May sao Thạch Sanh đến kịp và dùng sức mạnh che chở cho mẹ con họ. Chàng dùng phép thần thông đánh lại Thiên Lôi. Hai bên cứ giao chiền mãi rồi Thạch Sanh thắng. Thiên Lôi vẫn tỏ ra kiêu ngạo:"Hừ, may là có nhả người, nếu không ta đã nướng chín hai kẻ bội bạc ấy rồi!" Nói rồi ông bay về trời.
Mẹ con Lí Thông quỳ xuống lạy Thạch Sanh như sùng bái thần thánh rồi tiếp tục lên đường. Kể từ đó, hai mẹ con Lí Thông làm chuyện tốt và được nhân dân yêu quý.
Chúc bạn học tốt!!=))
Lập dàn bài : Tưởng tượng 1 đoạn kết mới cho 1 truyện dân gian nào đó ( ếch ngồi đáy giếng ; Thánh Gióng ; Thầy bói xem voi ; ... )
Đoạn kết của bài Sơn Tinh,Thủy Tinh:
....Rồi một ngày kia,Sơn Tinh ngồi ngẫm nghĩ oán nặng thù sâu giữa mình và Thủy Tinh đã gây ra bao nhiêu mất mát,đau khổ cho dân làng.Chàng liền bàn với Mị Nương tìm cách giảng hòa.Hiểu ý tốt đó của chồng,Mị Nương đã lựa lời khuyên một người em họ vô cùng xinh đẹp,nết na chấp nhận làm vợ Thủy Tinh.
Viết một kết thúc khác cho truyện Lão Hạc
tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/ke-lai-mot-ket-thuc-moi-cua-truyen-lao-hac-faq386336.html#:~:text=H%E1%BB%8Fi%20%C4%91%C3%A1p%20l%E1%BB%9Bp%208-,K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t%20k%E1%BA%BFt%20th%C3%BAc%20m%E1%BB%9Bi%20c%E1%BB%A7a%20truy%E1%BB%87n%20L%C3%A3o%20H%E1%BA%A1c,-K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t
Tưởng tượng kết thúc mới cho truyện Sọ Dừa
Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.
Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:
– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?
– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.
– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa.
– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.
Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:
– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú
Cô Út vội an ủi:
– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?
– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…
Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.
Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:
– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy.
Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:
– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.
Chị Hai vẫn nức nở:
– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.
Sau khi cứu vợ mình ra khỏi hoang đảo và trở về, Sọ Dừa đã mở tiệc ăn mừng linh đình nhưng lại giấu vợ mình trong buồng. Hai cô chị mừng thầm, trong lòng nghĩ chắc là sẽ thay em làm bà trạng. Họ thi nhau khóc lóc kể lể về việc cô em út chẳng may gặp nạn, làm ra vẻ họ rất thương tiếc đứa em gái của mình. Sọ Dừa không nói một lời nào. Tiệc xong, Sọ Dừa gọi vợ ra. Mọi người vây quanh cô, mừng cô trở về. Hai người chị Ihấy em, vừa hoảng hốt vừa xấu hổ, lẻn ra về lúc nào không biết. Khi nhìn lại, cô út không thấy hai chị, liền sang nhà phú ông hỏi:
- Cha ơi, cha có thấy hai chị của con không?
Phú ông trả lời:
- Cha cũng định sang nhà con để tìm chúng. Cha cũng không biết có chuyện gì xảy ra.
Và thế là họ bắt đầu chia nhau ra tìm, tìm mãi không thấy. Sọ Dừa còn hỏi thăm các vị quan lại xem có thấy họ không. Một năm rồi hai năm trôi qua, cô út không còn trách giận hai người chị độc ác mà chỉ còn nỗi nhớ thương, lo lắng cho họ.
Một hôm, cô bàn với Sọ Dừa rằng:
- Chàng ơi, hai năm qua, chắc các chị găp nhiều nỗi khổ lắm. Ngày mai thiếp muốn lên chùa thắp hương để cầu thần linh trên trời soi đường chỉ lối cho mình tìm ra họ.
- Thế thì hai vợ chồng ta cùng đi.
Trên đường trở về, thấy hai người phụ nữ gầy gò, rất giống chị của mình cô liền chạy theo, hóa ra là họ thật. Cô hỏi:
- Hai chị về nhà đi!
Chị cả trả lời:
- Bọn chị có lỗi với em nhiều lắm. Các chị chẳng còn mặt mũi nào mà về nhà nữa.
Cô em út bảo:
- Hai chị là chị của em, dù có làm chuyện gì không đúng đi nữa thì em cũng tha thứ. Nhớ lại ngày bé, chúng mình yêu thương nhau biết bao. Thôi trở về đi, cha và em đều nhớ thương các chị.
Hai người chị nghe thế liền rưng rưng nước mắt, đắn đo suy nghĩ mãi, cuối cùng họ quyết định:
- Thế thì nghe lời em vậy. Chị em ta cùng về.
Thế là họ đã có những ngày tháng vui vẻ. Hai cô chị đã chăm chỉ làm việc và biết quan tâm đến mọi người. Sau này họ đều lấy được người chồng tử tế và càng yêu thương kính trọng Sọ Dừa và cô em út của mình.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.