quan sát hình 3 và đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau :sông ngòi châu Á
Quan sát hình 11.4, hãy hoàn thành bảng thông tin phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á theo mẫu sau vào vở ghi.
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.2.
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng | Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Có nhiều ở phiến lá | - Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp. - Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ. |
Khí khổng | Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá) | Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng.
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:
- Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á.
- Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
- Đặc điểm sông, hồ châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).
+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.
- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.
+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.
Quan sát bản đồ tự nhiên của từng khu vực của châu Á và các thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, các đới thiên nhiên chính,…) của một trong các khu vực ở châu Á: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:
- Địa hình: 2 bộ phận.
+ Phần lục địa: phía tây Trung Quốc là các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.
+ Phần hải đảo: các quần đảo và đảo.
- Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Sông ngòi: Phần đất liền có 3 con sông lớn (A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới.
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 3, 4, em hãy:
• Chỉ sông Hồng và sông Thái Bình.
• Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- có nhiều sông ngòi.
- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.
+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.
+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.
Đọc thông tin, quan sát hình 9 và liên hệ với kiến thức đã học , hãy xác định vị trí địa lí các môi trường tự nhiên của châu phi và hoàn thành nội dung bảng sau:(sách vnen trang 54 địa lí)
Nếu là sách vnen thì bạn nhìn vào cái khung màu xanh ở trang 55 ấy bạn. Trong đó nó có để hết đấy, tại nhiều quá mình lười viết ra.
Trong bảng mình chỉ biết : một số đặc điểm tự nhiên thôi bạn ơi
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Đọc tên một số sông ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Tây Nguyên là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
- Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.
Một số dòng sông là: sông Sê San; sông Srê Pôk; sông Ba; sông Đồng Nai,…
Đặc điểm sông ngòi: chảy qua các vùng có độ cao khác nhau
=>sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Chỉ và đọc tên một số sông lớn ở vùng Nam Bộ.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ.
- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.