Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PH
21 tháng 12 2022 lúc 21:57

máu được xếp vào nhóm mô liên kết vì máu được cấu thành từ các tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ) và huyết tương ( phi bào ), máu có khắp cơ thể làm nhiệm vụ dẫn truyền dinh dưỡng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
AD
29 tháng 10 2019 lúc 19:51

* Mô liên kết là mô được cấu thành từ các tế bào và phi bào (những thành phần mà bản chất ko phải là tế bào). Ví dụ như mô xương, mô mỡ, mô sụn, mô sợi...
* Máu được xếp vào nhóm mô liên kết vì máu được cấu thành từ các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương (phi bào), máu có khắp cơ thể làm nhiệm vụ dẫn truyền dinh dưỡng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
IP
18 tháng 12 2022 lúc 16:06

A. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng:

1.Mô nào dưới đây không phải là mô liên kết?

      A. Mô sợi                                                     B. Mô cơ               

     C. Mô máu                                                    D. Mô sụn

2. Xương dài ra nhờ:

       A. Các tế bào lớp sụn tăng trưởng dày lên

       B. Các tế bào lớp sụn tăng trưởng to ra

       C. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới

       D. Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới

3. Thành phần cấu tạo của máu gồm:

       A. Huyết tương và hồng cầu                   

       B. Huyết tương và các tế bào máu   

       C. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu              

       D. Huyết tương, hồng cầu và bạch cầu

 4. Xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc vì :

     A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.

     B. Trong xương có tuỷ xương và có chất hữu cơ.

C.   Kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng.

     D. Cấu trúc hình ống và có tuỷ xương

5:Cơ thể người gồm mấy phần. Đó là những phần nào?

A.   2 phần.Đầu và tay chân.                        B. 3 phần.Đầu ; thân; tay chân.

C.   4 phần.Đầu; thân; tay;chân.                               D. 5 phần.Đầu;ngực;bụng; tay;chân.

6: Chức năng của hồng cầu là:

A.   Vận chuyển khí CO2 và O2                              B. Vận chuyển nước và muối khoáng

C. Vận chuyển chất dinh dưỡng                  D. Vận chuyển khí và chất khoáng

7: Loại chất khoáng có nhiều nhất trong thành phần của xương là:

A.   Sắt                         B. Magie                           C. Kẽm                             D. Canxi

8: Sụn đầu xương có chức năng gì?

A.   Giúp xương to về bề ngang                              B. Giảm ma sát trong khớp xương

C.  Tạo các ô trống chứa tuỷ đỏ                             D. Phân tán lực tác động

9: Do đâu mà máu từ phổi về tim đỏ tươi,máu từ các tế bào về tim đỏ thẩm?

A.   Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2; máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2

B.   Máu từ phổi về tim mang nhiều O2; máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2

C.   Máu từ phổi về tim mang nhiều  O2; máu từ các tế bào về tim không có CO2

D.   Cả A và B

10: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

A.   Sự thở; sự trao đổi khí ở tế bào              B. Sự thở; sự trao đổi khí ở phổi

C.  Sự thở; sự trao đổi khí ở phổi; sự trao đổi khí ở tế bào          D. Cả A,B,C đều sai

11: Trong sự trao đổi khí ở  phổi,tế bào có sự khuyếch tán khí như thế nào dưới đây?

A.   Khí CO2  từ máu vào tế bào                   B. Khí  O2 và khí CO2 từ máu vào tế bào

C.  Khí O2 từ máu vào tế bào                      D. Khí  O2 từ tế bào vào máu

12: Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?

A.   Ăn uống ; hấp thụ các chất dinh dưỡng B. Ăn uống; đẩy các chất trong ống tiêu hoá

C.  Ăn uống; tiêu hoá thức ăn; thải phân                D. Tất cả các hoạt động trên

13: Hai mặt của quá trình trao đổi chất trong cơ thể là:

A.   Đồng hoá và bài tiết                                         B. Dị hoá và vận động

C.  Vận động và bài tiết                                        D. Đồng hoá và dị hoá

14: Con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, …)qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến….) được gọi là:

A.   Cung phản xạ         B. Phản xạ              C. Vòng phản xạ     D.  Tất cả đều đúng

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
AC
7 tháng 11 2021 lúc 12:45

Mô thần kinh nha

Bình luận (3)
NH
7 tháng 11 2021 lúc 12:45

b

Bình luận (0)
TB
7 tháng 11 2021 lúc 12:46

 B nha bn

 

Bình luận (2)
LL
Xem chi tiết
TK
2 tháng 5 2018 lúc 23:18

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

Bình luận (0)
MG
2 tháng 5 2018 lúc 22:03

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 5 2018 lúc 22:03

Các vương tôn công tử, do giáo dục trong hoàng tộc hoặc từ trong gia đình, thể hiện một phong cách sống lắm lúc không thật sự tự nhiên mà phải luôn giữ kẽ, nhất là khi ra mắt công chúng, phải giữ một vẻ bề ngoài phần nào xa cách, hay cao cách, tối thiểu là kín đáo, ung dung, không bộc trực, bộc phát, và ngay cả đến thời thất thế, sa cơ vẫn “giấy rách phải giữ lấy lề”.

Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta nương tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ cái đài các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài đệ”, có nghĩa là một sự giữ kẽ, giữ ý, và luôn cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”. Khi người mẹ mắng con gái “đừng có đế đô!” thì có nghĩa là đừng có đòi hỏi, đừng với cao, đừng học làm sang.

Cái tính “đài đệ” được thể hiện rộng rãi, tràn lan, chẳng hạn ở chiếc áo dài mà có lẽ Huế là nơi được mang mặc nhiều hơn cả. Cho đến những năm 1970, người nữ ở Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà bán hàng rong. Thậm chí nhiều bà danh giá đi ngủ vẫn mặc luôn áo dài.

Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết, có khi là e ấp, cũng có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cô gái Huế: “Gió chiều vương áo nàng Tôn Nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây dùng để chỉ chung các thiếu nữ Huế. Một tác giả Pháp chấm phá dung nhan này như sau: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình” (Jean Hougron, Soleil au ventre, trang 67).

***

UNQyjPwG.jpg
Ảnh: Hoàng Xuân Dục

Trong khi sông Hồng và sông Cửu Long đi vào địa lý và hiên ngang đi vào kinh tế, thì sông Hương êm đềm đi vào thơ nhạc. Văn hóa nghệ thuật là một cõi mênh mông, rất ít tính chất thực tế, nhưng làm đẹp cho đời, giống như bông hoa trong đời sống.

Sông Hương hiển nhiên như đóa hoa tô điểm cho thành phố. Không có con sông nào làm hao tốn giấy mực cho bằng sông Hương. Không có con sông nào làm tuôn trào suối nhạc cho bằng sông Hương. Và cũng chính nó là nguyên ủy cho sự ra đời của bao nhiêu hiệp hội ái hữu, đồng hương với nó ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Như ta vừa nói, sông Hương đã khơi nguồn cho nhiều suối thơ. Nó cắm được nhiều điểm lưu khách, nhiều bến sông hữu tình dễ neo thuyền. Một số lớn các chúa, các vua, các vương, các hoàng thân công nữ đã chấm bút vào nghiên thơ. Các thi xã, hội thơ, thi đàn nối tiếp nhau ra đời.

Về lĩnh vực thơ của các tôn thất, hãy khoan nói đến chất lượng có cao như lời khen tặng của vua Tự Đức chăng, hay là ngược lại, có thấp như lời phê nghiêm khắc của Cao Bá Quát, ta chỉ cần ghi nhận rằng thi ca trở thành một sinh hoạt tinh thần rộng khắp, cho già trẻ trai gái, cho mọi nghề, mọi nhà, như thể là một sinh hoạt bình thường hằng ngày, giống như người ta hít thở không khí vậy.

Tuy nhiên, cũng chính con sông Hương mà người ta dễ tưởng là suốt đời lặng lẽ ngoan hiền ấy hằng năm vùng dậy quẫy nước tràn bờ. Bởi Huế không những nổi tiếng nắng nóng mùa hè, nó còn nổi tiếng về lụt lội nhiều lần trong năm và những lúc ấy nước sông đục ngầu, dữ dội, có khi chảy ngược dòng. Nước sông cuồn cuộn ấy, dù là trái ngược hẳn với thường ngày, vẫn đúng là hình ảnh của sông Hương, là lòng dạ sâu thẳm của nó đã lộ diện, là bộ mặt bổ túc vào bộ bộ mặt thường bắt gặp của nó.

Tóm lại, nắng cháy với mưa dầm bão lụt, ấy là Huế. Nước chảy lờ đờ và nước phăng phăng cuồn cuộn, ấy là sông Hương. Người thiếu nữ nghiêng nón dạ thưa nhưng yêu thương say đắm, dữ dội, ấy là con gái Huế.

Người Huế thường phản ứng chậm. Vẻ bề ngoài và hành động không hô ứng tiếp liền nhau. Hay nói cách khác, giác quan tiếp nhận cảm giác và nội tâm cứ hành hai nhịp khác nhau và giữa hai nhịp đó là một khoảng dành cho nụ cười, tiếng dạ thưa, sự e dè, cân nhắc. Đó là một loại “phản ứng hẹn giờ”, nhưng một khi phản ứng phát ra, nó có tính cách dứt khoát, không vãn hồi. Đó là nét tinh Huế mà người ta gọi là “thâm trầm”, “thâm thúy”.

Nếu không có lịch sử sẵn chực những bằng chứng cụ thể, hùng hồn thì ít ai ngờ rằng cái đất Huế trầm mặc này lại có thể là sân khấu phát động, châm ngòi những biến cố lớn của đất nước từ trong lòng những học sinh sinh viên chăm học hoặc những chị tiểu thương hiền lành tần tảo. Hóa ra đất Huế là đất nuôi trồng những thái cực, và con người xứ Huế để ra cả một đời mình để gỡ rối mớ bòng bong tâm lý và mâu thuẫn nội tâm này.

Con người Huế làm nên Huế là những con người đi ngược lại những thuộc tính ban đầu của vùng địa lý. Nó vật lộn thường trực với những mố giằng co tâm lý.

***

Trịnh Công Sơn trong ca khúc Diễm xưa có nói tới một loài chim di. Chim di là một loài chim di trú, không định cư tại một nơi chốn, tùy theo mùa xoải cánh đi tìm nơi khí hậu ôn hòa.

Người dân Ô Lý chất chứa trong tâm khảm mình một món nợ tinh thần đời đời với công chúa Huyền Trân ngày xưa đã vùi quên tuổi thanh xuân của mình mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Đó là một sự lưu đày biệt xứ nhưng tự nguyện và vị tha.

Nó đã ghi dấu sâu đậm vào ca nhạc của xứ sở này. Cái hơi “ai” của ca Huế không hẳn là sầu bi nhưng đầy hoài bão, vừa tự sự mà vừa khơi dậy mạch tình bắt nguồn từ xa xưa, hòa tan vào huyết mạch, hầu như khó lòng truy cứu, khó lòng giải mình. Nó như thể một loại tình cảm nguồn cội, lắng sâu, dằn lòng xuống kết tạo thành một trọng lượng của tâm hồn. Sợi dây tình cảm này trói buộc bước chân con người, níu kéo con người không cho nó rời xa cái phố đẻ của nó.

Người ta bảo đất Thừa Thiên này vừa là vườn ươm vừa là bệ phóng nhân tài, cũng có nghĩa nơi đây vừa là địa điểm đào tạo, rèn luyện con người vừa là môi trường thiên nhiên hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp để rồi sau đó đàn chim rời tổ bay xa.

Người con của Huế cảm thấy khó lòng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc cõi nhà vườn của mình. Tuy nhiên vẫn có cảm nghĩ chưa bỏ nhà ra đi vẫn chưa viên thành vận số của mình. Và một khi xa xứ, bắt đầu nảy nở trong tâm thức kẻ ly hương một loại tình cảm mới: tình cảm hoài hương. Loại tình cảm này có tính cách siêu hình, thâm sâu như tình con với mẹ, nó âm ỉ như mạch ngầm, như than hồng vùi dưới tàn tro. Xin đừng xem đó là một thứ tình cảm nhi nữ thường tình, ủy mị. Nó vừa giúp con người không quên nguyên quán của mình, vừa thôi thúc con người sống chẳng phải cho bản thân , mà cho một vận hội chung, có tính vị tha, hướng thượng. Trong nhận thức ấy, con người lưu vong gầy dựng hội đoàn, tập thể ái hữu hướng vọng về quê hương, xem đó như những ốc đảo tình cảm giữa đời sống mênh mông.

***

Người Pháp thường tự hào về văn hóa văn minh của mình. Sự tự hào này thường là kín đáo, nhưng cũng có khi bộc lộ, đặc biệt khi họ đề cập đến tiếng Pháp, nền giáo dục của họ với những đại học cổ kính và các văn bằng, các giải thưởng văn học nghệ thuật, các thiết chế văn hóa (các viện hàn lâm, viện bảo tàng, nhà bi kịch, kịch nghệ...), các công trình phúc lợi xã hội (công viên, giao thông...), các nghệ thuật ẩm thực...

Các quốc gia khác cố tìm ra những điểm nhược trong văn hóa văn minh ấy để cười cợt cái mà họ gọi là sự “khác người” ấy (exception francaise) của người Pháp.

Hình như người Huế cũng đang mắc bệnh này và có xu hướng tự cho mình là “khác người” hay “hơn người” ở mặt này mặt khác, và luôn cả trong sự tụt hậu, hay luôn cả trong sự nghèo thiếu. Cái câu mà ai nấy thường nghe là “không nơi nào có được” thường bày ra hai mặt mà, khổ nỗi, mặt tiêu cực thường lấn lướt.

Vậy cho nên, vấn đề còn lại đối với người Huế là chữa cho được bệnh này hoặc làm cho căn bệnh lạm vào bên trong không nguy hiểm, và muốn được vậy, hơn lúc nào hết, cần có nội lực thâm hậu.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
HN
21 tháng 10 2021 lúc 8:03

1. Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau. 

2. Máu thuộc mô liên kết. Vì máu có thành phần cấu tạo của mô liên kết đó là các tế bào nằm rải rác trong cơ thể, có chức năng đệm.

3. <Giống nhau> tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân 

    <Khác nhau> tế bào cơ tim tạo thành cơ tim, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

                           tế bào cơ vân, gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có  vân ngang.

4. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TP
18 tháng 11 2021 lúc 8:22

Tham khảo

Dựa vào khái niệm về máu và phần hiểu đúng về , chúng ta đã có thể biết máu thuộc loại mô gìMáu bao gồm những tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một loại dịch có màu vàng chanh được gọi là huyết tương. Chính  vậy, máu sẽ thuộc mô liên kết.

Bình luận (0)
NH
18 tháng 11 2021 lúc 8:22
Bình luận (0)
AL
18 tháng 11 2021 lúc 8:22

tham khảo:

- Máu được xếp vào mô liên kết (thuộc loại mô liên kết lỏng) vì máu gồm huyết tương là dịch lỏng và các tế bào máu. Huyết tương của máu là chất nền (chất gian bào). Các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương.

Bình luận (0)
PO
Xem chi tiết
H24
24 tháng 2 2017 lúc 15:15

3.

A
O AB
B

Bình luận (0)
H24
24 tháng 2 2017 lúc 15:18

O=>A,B,AB

A=>AB

B=>AB

Bình luận (0)