Những câu hỏi liên quan
NO
Xem chi tiết
LV
23 tháng 9 2016 lúc 19:49

Kelly Oanh ko bít trả lời đúng ko ?

)So sánh xã hội phong kiến phương đông và phương tây về:
Thời gian hình thành, thời gian kết thúc.
Thể chế chính trị.
Đặc điểm kinh tế.
Thành phần xã hội.
2)Các khái niệm lãnh địa phong kiến, chế độ phong kiến tập quyền, chế độ phong kiến phân quyền, quá trình phân hoá. Đặc điểm lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện thiên nhiên của Đông Nam Á trong quá trình phát triển tự nhiên và văn hóa.
1. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN 
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính
- Gồm Chủ nô và nô lệ là chính
2. Khái niệm lãnh địa phong kiến: Lãnh địa phong kiến là vùng lãnh thổ mà được cắt ra từ lãnh thổ chung do nhà nước phong kiến ,Vua , cắt ra phong cho những cận thần có công với mình, người được phong xem vùng đất được phong là đất riêng của mình có quyền ăn bỗng lộc thuế má của vùng ấy .
- Chế độ phong kiến tập quyền: quyền lực tập hợp tại tay 1 người ( Vua )
- Phân quyền: quyền lực không do 1 cá nhân làm chủ, mà do nhiều nhóm người đứng đầu quyết định
* Đặc điểm lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại
- Lãnh địa phong kiến: lãnh chúa có địa vị tối thượng, có mọi quyền hành, được xem như 1 vị vua trong lãnh địa của họ, cuộc sống sung sướng, bốc lột nông nô, sống tự cung tự cấp, không giao lưu với bên ngoài
- THành thị trung đại: Khi những người nông nô bị áp bức, chèn ép, 1 số nông nô thoát khỏi nô lệ cùng nhau lập nên thành thị, tự do buôn bán => hình thành những giai cấp mới
* Thuận lợi khó khăn
Thuận lợi:

+ điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt : mùa khô lạnh mát và mù mưa tương đối nóng và ẩm.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bười đi đầu tiên của con người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống của con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

- Khó khăn:

+ Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.
+ Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn đễ xảy ra xung đột và chiến tranh.

hoặc:

Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapo, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Mianma, Brunây, Đông Timo), diện tích hơn 4 triệu km², với dân số trên 500 trIệu người. Từ lâu vẫn được coi là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hoá riêng biệt và còn được gọi là khu vực “châu Á gió mùa”. * Thuận lợi - Điều kiện địa lí, tự nhiên : Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa khá rõ rệt : mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng ẩm. Gió mùa kèm theo mưa rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nông trồng lúa nước, các loại cây ăn quả, ăn củ, chăn nuôi gia súc… - Là khu vực có thảm động vật thực vật phong phú, xen kẻ giữa đồi, núi, sông biển, đồng bằng, tạo nên sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên thuận lợi cho cuộc sống ban đầu của con người  từ xưa con người đã có mặt ở khu vực này. * Khó khăn - Địa hình nhỏ hẹp, bị phân tán, chia cắt nên không có những đồng bằng rộng lớn để phát triển nông nghiệp trên quy mô lớn. Bên cạnh đó, thiếu những cánh đồng ruộng trồng lúa, cũng thiếu cả những cánh đồng cỏ rộng để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Một số đồng bằng hiện nay được coi là rộng và trù phú, thì cách đây vài nghìn năm vẫn còn ngập úng. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên gây nên lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. * Ở Đông Nam Á, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều dấu vết của sự chuyển biến từ vượn thành người tinh khôn. Người vượn: Ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xia, Người tối cổ ở: Gia va (In-đô-nê-xia), Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ (Việt Nam), A-ny-át (Mi-an-ma), Thái Lan, Malaixia... * Sự xuất hiện người tinh khôn ở thời đá cũ hậu kì gắn liên với sự hình thành các chủng tộc. * Văn minh Đông Nma Á mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ dạng kết cấu đan xen phức tạp…Cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hoá xóm làng. * Ngày nay, ở mỗi nước Đông Nam Á đều có mặt hầu như đủ các thành phần các nhóm chủng tộc người chủ yếu, nói những ngôn ngữ khác nhau, song họ đều quần tụ, gắn bó với nhau trong đời sống xã hội, trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, phồn vinh theo những mô hình kinh tế - xã hội khác nhau.

Bình luận (5)
LM
30 tháng 9 2016 lúc 10:34

- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn ( p.đ) hay trong các lãnh địa ( p. t)

-Ruộng đất nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa, họ giao đất cho nông nô và nông dân lĩnh canh cày cấy bà thu bằng điạ tô

- Có hai giai cấp chính : địa chủ và nông dân lĩnh canh ( p. đ) , lãnh chúa và nông nô ( p. t) 

- Tuy nhiên ở phương tây, từ sau TK XI thành thị xuất hiễn, nền kinh tế công, thương mại phát triển 

=> ko bít đúng ko

Bình luận (0)
HT
23 tháng 1 2017 lúc 21:07

cheuoho

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
LS
17 tháng 10 2021 lúc 8:51

Tham khảo:

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi  một số ngành thủ công. - Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công  nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).

Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là: + Ở phương Đông: địa chủ  nông dân lĩnh canh. + Ở phương Tây: lãnh chúa  nông nô. - Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu  quan pháp luật.

 

Bình luận (4)
NN
17 tháng 10 2021 lúc 8:54

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).

Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:

+ Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.

- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.

Bình luận (1)
NM
Xem chi tiết
H24
6 tháng 10 2016 lúc 8:58

I:Sự giống nhau

- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
     - Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản).
      - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước.
     - Đặc trưng của Nhà nước:
 + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; 
 + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược.

 - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản
  + Chức năng đối nội: 
· Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. 
· Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền.
· Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 


+ Chức năng đối ngoại:
· Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước.
· Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: Đồng thời với tiến hành chiến tranh xâm lược các nhà nước chủ nô cũng phải tổ chức phòng thủ bảo vệ đất nước, thể hiện ở hàng loạt các hoạt động như xây dựng quân đội mạnh, xây dựng các pháo đài thành lũy, chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành các hoạt động quân sự khi cần thiết .


II: Sự khác nhau
 
A,Phương Đông
 
1:.Bộ máy nhà nước 
a,Thời gian:
     Phương Đông ra đời sớm hơn ( khoảng 4000-3000 năm TCN) so với phương Tây (khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI. TCN). 
 
b,Hình thành:
     Ở phương Đông các nhà nước được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên không chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn sẵn có những thử thách. Bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành, phát triển rất chậm chạp. “ Trong hình thức Á châu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu chung về ruộng đất mà thôi ”( Các Mác – Bàn về xã hội tiền tư bản ).

       Như vậy, nguyên nhân của thực tế lịch sử ở phương Đông đó là việc không có chế độ tư hữu ruộng đất: sự phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ở phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn đối kháng chưa phát triển đến mức gay gắt không thể điều hòa được. Nhưng dù trong hoàn cảnh như vậy, nhà nước vẫn phải ra đời bởi chính công cuộc trị thủy - thủy lợi, không chỉ duy trì chế độ công hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân khác, ví dụ nhu cầu tự vệ. Có thể khẳng định rằng nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hóa xã hội đã ở một mức độ nhất định

c,Hình thức:
   Là nhà nước quân chủ với các hình thức phổ biến sau:
·       Nhà nước quân chủ quý tộc
·       Nhà nước quân chủ phân quyền
·       Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền 
 
d,Đặc trưng:
   Mọi quyền lực tập trung chủ yếu trong tay nhà vua ( quyền lập pháp,hành pháp,tư pháp).Nôi vua theo chế độ cha truyền con nối
 
e,Cấu trúc nhà nước:
    Đứng đầu nhà nước là nhà vua ( ở Ai Cập gọi là Pha-ra-ông,ở Lưỡng Hà là Enxin-người đứng đầu,Trung Quốc gọi là Thiên Tử-con trời,ở Ấn Độ gọi là Pagio…).Vua chuyên chế có quyền lực vô hạn,tuyệt đối,quyết định các vấn đề chiến tranh hay hoà bình..Ngoài quyền lực về hành chính,vua còn nắm quyền lực tối cao về tôn giáo và thường được coi là đại diện,hiện thân dòng dõi của thần thánh.
  Sau vua là hệ thống quan lại gồm toàn quý tộc: Viên quan lớn cao giúp vua trị nước ở Ai Cập là Liđia,ở Trung Quốc gọi là thừa tướng (đứng đầu quan văn) và Thái Uý (đứng đầu quan võ),Dưới nữa là các quan giữ tài chính,lương thực,tư pháp,chỉ huy quân đội…
  Bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông thường có 3 chức năng chính:
- Quan lại phụ trách tài chính,coi sóc bảo tàng,giữ quốc khố…
- Quan lại chỉ huy quân đội,tiến hành chiến tranh xâm lược,bóc lột các nước khác.
- Quan lại coi sóc công tác thuỷ lợi,xây dựng đền đài….

2:Cơ sở kinh tế- xã hội
 
a)Kinh tế:
  Kinh tế phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp, chế độ công hữu chiếm ưu thế 
       
           

 a.1: Hoạt động nông nghiệp 
 

 a.2: làm ruộng 
 

    a.3:Chăn nuôi gia súc
 

 a.4:Hoạt động thương nghiệp
 
b:Xã hội
 

 Quý tộc và nô lệ ở Phương đông
 
B: Phương Tây
 
 Lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây: 
 

 
 
1:.Bộ máy nhà nước

 a, Thời gian:
 Bộ máy nhà nước phương Tây ra đời muộn hơn nhà nước phương Đông
 
b,Hình thức:
  Ở phương Tây, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước :
·         Một là, nhà nước Aten – hình thức thuần túy và cổ điển nhất – ra đời hoàn toàn do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Nhà nước Aten là kết quả trực tiếp của sự phân hóa tài sản và phân chia giai cấp rõ nét, đòi hỏi nhất thiết phải có thay thế cơ quan thị tộc giàu có.
·       Hai là, nhà nước Giéc-manh – hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời dưới ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải thực hiện cai trị trên đất La Mã, chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Giécmanh. Khi nhà nước thành lập, dấu hiệu của sự phân hóa giai cấp còn mờ nhạt. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì xã hội Giecmanh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.
·        Ba là, nhà nước Rôma cổ đại. Ở đây, quá trình xuất hiện của nhà nước được thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rôma. 
 
c,Đặc Trưng:
 Đứng đầu nhà nước không phải là vua,quyền hành không năm hết trong tay vua
 
d, Bộ máy nhà nước:
   Khác với bộ máy nhà nước phương Đông,đứng đầu nhà nước Phương Tây không phải Vua mà là Đại Hội Công dân.Trong các đại hội,chỉ có nam giới được tham dự,Đại hội bầu ra các quan chức nhà nước,thảo luận và thống nhất các đạo luật, quyết định chiến tranh hay  hoà bình và các vấn đề phát triển của đất nước….
   Sau Đại Hội công dân là hội đồng dân biểu : Ở Hy Lạp có khoảng 400 đến 500 đại  biểu thay mặt toàn dân thường trực giữa 2 kỳ Đại Hội Công dân ; Ở La mã có viện nguyên lão hay viện nguyên lão có quyền xác nhận những nghị quyết của Đại Hội Công dân thông qua các dự án trước khi Đại Hội Công dân thảo luận
   Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc và có nhiệm kì một nam và có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
 



2: Cơ sở kinh tế,xã hội
 
a)   Kinh tế:
   Các quốc gia cổ đại phương Tây, nền kinh tế phát triển theo hướng thương nghiệp thị trường ,có điều kiện để phát triển mạnh các mặt: Nông,công thương,hàng hải . Chế độ tư hữu chiếm ưu thế
 

  a.1:Chợ,hải cảng ở Pirê 
 
b) Xã hội:
   Ở các quốc gia cổ đại phương Tây (điển hình như các quốc gia thành bang của Hi Lạp, La Mã cổ đại), nô lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội
 

  b.1:Nô lệ ở Rô-ma

Bình luận (1)
BT
6 tháng 10 2016 lúc 10:57

Sự giống nhau:

Cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị,tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên Chúa giáo). Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từng thời điểm với các quốc gia khác,...) Sự khác nhau:Về cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội - tư tưởng: Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài. Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,..(sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá...)Về bản chất và chức năng nhà nước: Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa - nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. 
Bình luận (0)
QN
Xem chi tiết
DB
25 tháng 10 2021 lúc 7:51

Tham Khảo:

https://luathoangphi.vn/so-sanh-che-do-phong-kien-phuong-dong-va-phuong-tay/

Bình luận (1)
LM
25 tháng 10 2021 lúc 7:54

Bình luận (1)
K1
Xem chi tiết
MH
30 tháng 11 2021 lúc 20:33

Tham khảo

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/co-so-kinh-te-cua-xa-hoi-phong-kien-phuong-dong-va-chau-au-faq304394.html

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 10 2021 lúc 22:22

Tham khảo:

* Cơ sở kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. 

- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

* Cơ sở xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.



 

Bình luận (0)
DN
2 tháng 10 2021 lúc 22:33

* Cơ sở kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. 

- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

* Cơ sở xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
BT
7 tháng 11 2016 lúc 18:22
Xã hội phong kiến phương Đông:- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).- Thế chế chính trị: quân chủ. Xã hội phong kiến châu Âu: - Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).- Thế chế chính trị : Quân chủ. 
Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
DT
3 tháng 11 2016 lúc 20:35

giống nhau :

Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).

2. Sự khác nhau:

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

chúc bạn học giỏi hehe

Bình luận (0)
DM
13 tháng 1 2021 lúc 9:45

rất lâu thanghoa

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
TD
26 tháng 9 2021 lúc 13:20

Bạn tham khảo lời giải:

phương đông          phương tây
cơ sở kinh tếnông nghiệp đóng kín trong các xã nông thônnông nghiệp kết hợp vì sao chăn nuôi và 1 số nghề thủ côngnông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiếnnông nghiệp kết hợp vì sao chăn nuôi và 1 số nghề thủ công
cơ sở xã hội (2 giai cấp)Địa chủ và nông dânQuan hệ bóc lột địa tôLãnh chúa phong kiến và nông nôQuan hệ bóc lột đại tô

Cre: Selfomy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TD
26 tháng 9 2021 lúc 13:26

I. Điểm giống nhau về cơ sở kinh tế-xã hội của nhà nước phong kiến Phương Đông và Phương Tây.

Nhà nước phong kiến Phương Đông tiêu biểu là nhà nước phong kiến Trung Quốc còn Phương Tây là nhà nước phong kiến Tây Âu. Chế độ phong kiến có hai cấp cơ bản địa chủ ( phương Tây gọi là lãnh chúa hoặc chú đất ) và nông dân ( ở phương Tây gọi là nông nô ), có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô. Ngoài ra còn tầng lớp thợ thủ công và thị dân. Xã hội lúc này có sự đối kháng rất gay gắt của hai giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hầu hết nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và xuất hiện một số ngành thủ công nghiệp nhưng còn rất ít. Trong xã hội lúc này vô cùng bất công trong khi tầng lớp địa chủ, lãnh chúa thì giàu có sóng một cuộc sống sa hoa thì người nông dân và nông nô thì vô cúng túng bách ,bần hàn. Chế dộ phong kiến ở hai nhà nước vô cùng khắc nghiệt với giai cấp bị trị họ không có ruộng đất hoặc có ít ruộng đất phải di làm thuê cho địa chủ và lãnh chúa bị đối xử rất tàn bạo. Số ít người nông dân hay nông nô có được ít ruộng đất trong tay thì phải đóng tô thuế vô cùng cao đời sống của họ cũng vô cùng khó khăn. những tầng lớp khác trong xã hội cuốc sống cũng vô cùng bấp bênh. Vì vậy, chế độ phong kiến dù ở Phương Đông hay Phương Tây thì cũng như nhau bóc lột con người một cách thậm tệ để phục vụ cho giai cấp thống trị.

II.Điển khác nhau giữ cơ sở kinh tế-xã hội của nhà nước phong kiến Phương Đông và Phương Tây

Cũng tương tự như thời kì cổ đại, cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước phong kiến Phương Đông và Phương Tây nhiều điểm rất khác nhau:

   Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế đọ phong kiến. Ở phương Tây chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển vô cùng triệt để từ thời kì cổ đại. Trong thời kì phong kiến chế độ tư hữu về ruộng đất không những vẫn như vậy mà còn phát triển thanh tư hữu lớn , các lãnh địa hầu hết nông dân mát hết ruộng đất và trở thành nông nô. Ở Phương Đông, chế độ ruộng đất không thuần nhất như vậy. Hiện tượng phổ biến về sở hữu ruộng đất ở phong kiến Phương Đông là tồn tại quyền sở hữu ruộng đất do nhà nước (vua) đồng thời đối với ruộng đất tư nhân, vua cũng có quyền sở hữu tối cao. Tư hữu ruộng đất hầu hết là của đại chủ, chỉ có một phần nhỏ là của nông dân nhưng phát triển chậm . Nói tóm lại, là trong khi ở phương Tây ruộng đất hầu hết thuộc về sở hữu tư nhân ( lãnh chúa ) thì ở phương Đông tồn tại song song sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân (chủ yếu là địa chủ phong kiến).

Đặc điểm của những giai cấp trong xã hội, ở phương Đông địa chủ phong kiến là người  có nhiều ruộng đất riêng và bóc lột bằng điạ tô. Lãnh chúa phong kiến phương Tây là chủ sở hữu ruộng đất lớn, nguồn lợi thu hầu hết bằng đại tô. vì vậy hình ảnh của vị địa chủ phong kiến phương Tây rất nổi hay nói cách khác định tính và định hình của giai cấp địa chủ phong kiến ở phương Tây rõ ràng và đậm nét hơn. Nông nô phương Tây hoàn toàn không có ruộng đất, hoàn toàn phải  lĩnh canh ruộng đất từ lãnh chúa và nộp địa tô cho chủ. Người nông nô là người tá điền phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.

 Ở phương Đông ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần được phong cho quý tộc, quan lại( thường ruộng đất được phong thì không có quyền mua bán), một phần được cấp cho nông dân theo định kì cày cấy để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, Việt Nam, chế độ ban điền ở Nhật Bản… Địa chủ phong kiến không chỉ bóc lột bằng điạ tô từ số ruộng đất tư của mình mà còn bóc lột bằng thuế dược hưởng bằng phân phong. Người nông đân tuy phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và nộp tô, những cũng được nhận một phần ruộng đất của nhà nước và phải nộp thuế. Cũng có một số ít nông dân có ruộng đất riêng để cày cấy. Chính vì vậy người nông dân phương Đông còn có tự do thân thể hơn người nông dân phương Tây-người hoàn toàn bị lệ thuộc vào lãnh chúa.

Như vậy, định tính định lượng của các giai cấp ở Phương Đông không sắc nét như ở phương Tây. Trong khi châu Âu cho đến thế kỉ XIV , văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, tối tăm, thì ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới với những thành tựu về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên,…với phát minh quan trọng là giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn. Khác hẳn với phương Tây, tập đoàn vua quan phong kiến ở phương Đông thường là những nhà tri thức lớn trong xã hội. Trường hợp vua quan không biết chữ hay ít học chỉ là cá biệt, trong dân gian cũng ko ít người có học thức. Từ rất sớm phong cách văn minh, lịch sự, tao nhã đã trở thành nếp sống bình thường của người phương Đông. Chính người phương Tây đã học tập những nếp sống văn minh đó từ những cuộc viễn chinh sang phương đông của thập tự quân cuối thế kỉ XI- XIII.

   Nhìn chung, kinh tế tự cung tự cấp giữ vai trò chủ đạo trong chế đọ phong kiến. Nhưng đến cuối thời kì phong kiến ở phương Tây kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển đưa phương Tây vượt lên hẳn phương Đông. Các nước phương Đông trừ Nhật Bản đều là thuộc địa của phương Tây.

Về hình thức và chức năng của nhà nước phong kiến Phương Đông và phương Tây trong quản lí kinh tế và xã hội.

Ở phương Tây, hình thức kết hợp của cấu trúc nhà nước, phổ biến và bao trùm là phân quyền các cứ, với những biểu hiện và được quyết định bởi những nguyên nhân khác nhau. Hình thức chế độ chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì cuối-thời kì suy vong của chế độ phong kiến , tính chuyên chế ở chế độ chuyên chế không cao như ở phương Đông. Ngoài ra còn hình thức chế độ tự trị ở thành phố là chính quyền cục bộ để quản lí đời sống xã hội ở thành phố đó, tồn tại trong thời gian không lâu. Nó là chính quyền cộng hòa phong kiến, nằm trong phạm trù nhà nước phong kiến. Ở phương Đông hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển hình thành chính thể quân chủ mang tính chuyên chế cực đoan. Trong chính thể đó vua có quyền tuyệt đối  là đấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là thiên tử ( con trời ). Quyền sở hữu tối cao ruộng đất thuộc về tay vua và sự tồn tại của công xã nông thôn. sự kết hợp chặt chẽ giữ vương quyền và thần quyền. Cũng như thời kì chiếm hữ nô lệ nhà nước phong kiến ở phương Đông vẫn có chức năng đặc biệt và rất quan trọng chức năng trị thủy, thủy lợi.

Dù phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau, nhưng bản chất của phong kiến dù ở đâu cũng chỉ là một. Nhà nước phong kiến là công cụ của giai cấp phong kiến để đàn áp, bóc lột nhân dân lao động, bảo về quyền vad lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.

Như vậy, nhà nước phong kiến và nhà nước phong kiến phương Tây tuy có nhiều điểm khác nhau và có những đặc trưng riêng về kinh tế-xã hội, những đều là những nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tứ hai trong lịch sử nó đều bảo vệ và củng cố lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị  góp phần quản lí đời sống xã hội. Đây là những kiểu nhà nước điển hình trong lịch sử loài người cần được nghiên cứu, đánh giá nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa