tìm một số bài ca dao có nội dung tương tự bài ca dao 2
Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Một số bài ca dao nội dung tương tự :
- "Biển Đông còn lúc đầy vơi
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng"
- “Chiều chiều xách giỏ hái rau
Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”
- “Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Ngoài những bài ca dao dc hk và đọc thêm trog sách gk, e hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự
( team ngủ muộn điểm danh 😊😊😊😪😪😪👉👍)
Từ “Những câu hát về tình cảm gia đình”, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Một số bài ca dao khác về tình cảm gia đình như sau:
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Anh em như thể tay chân
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ .
Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:
- Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới
+ Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà
+ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
+ Sinh con chẳng gái thì trai
- Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười
→ Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời
- Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác
- Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội
– Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
– Trong bài ca dao, thầy bói đã đánh trúng tâm lí của người đi xem bói, thầy phán toàn nhừng chuyện mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là những vâ’n đề hệ trọng trong cuộc sông như: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Thế nhưng cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi và những điều thầy nói đều là những sự thật hiến nhiên mà ai cũng biết. Kết quả là nhừng lời phán của thầy đã trở thành vô nghĩa, nực cười. Bằng nghệ thuật phóng đại, bài ca dao đã lật tẩy bản chất của những tên thầy bói chuyên đi lừa bịp.
– Với nội dung trên, bài ca dao có ý nghĩa châm biếm sâu cay đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.
Những bài ca dao có nội dung tương tự:
+ Thầy bói ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
+ Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
+ Thầy đi xcm bói bao người
Số thầy thì dể cho ruồi nó bâu.
Cho bài ca dao sau
'' Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai ''
a. Giải thích nghĩa xủa từ '' chí''
b. Bài ca dao trên phương thức biểu đạt nào ? Hãy giải thích
c. Em hãy tìm một bài ca dao khác có ý nghĩa tương tự với nội dung của bài ca dao trên
a) Từ "chí" ở đây có nghĩa là ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một.
b) Bài ca dao trên sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự
- Nhằm khuyên răng, khuyên nhủ con người
c) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Tập làm văn tự sự: Em hãy hóa thân vào nhân vật cô gái trong bài ca dao số 4 trong bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa để kể lại nội dung của bài ca dao
chép chính xác một bài ca dao đã học bắt đầu bằng thân em và chỉ rõ nét tương đồng về nội dung giữa bài ca dao đó với bài thơ bánh trôi nước của hồ xuân hương
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Cả hai đều có ý nghĩa thanh thân, thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Hãy nêu 1 bài ca dao có nội dung châm biến, nêu nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó.
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Hình ảnh người cháu: được ẩn dụ bởi hình ảnh "cái cò" - đang phải lặn lội, vất vả làm việc.Hình ảnh người được cầu hôn: "cô yếm đào" - hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang độ tuổi xuân thì, gia đình có điều kiện khá giả.Hình ảnh người chú được giới thiệu:Hay tửu hay tămHay nước chè đặcHay nằm ngủ trưaƯớc ngày mưaĐêm thừa trống canh=> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt.
=> Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi
=> Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập.
Cre: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-nhung-cau-hat-cham-biem.html