Hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếm

ND
Xem chi tiết
NG
27 tháng 10 2021 lúc 20:54

Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
TL
15 tháng 2 2021 lúc 8:41

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

Tham khảo!

Bình luận (2)
TV
15 tháng 2 2021 lúc 8:24

cảm ơn mn trước mik cần gấp lắm rồi

Bình luận (0)
NK
15 tháng 2 2021 lúc 8:55

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy

- Câu đặc biêt: Ôi!

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
TT
15 tháng 11 2018 lúc 19:59

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Kho tàng ca dao dân ca của nước Việt ta vô cùng phong phú và độc đáo. Nó phản ánh rất rõ tâm tư tình cảm và đời sống sinh hoạt của người dân lao động nước ta. Ca dao có những câu hát trữ tình nhưng cũng có những câu hát châm biếm hướng vào những thói hư tật xấu của con người. Bài ca dao dưới đây là một bài như thế:

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Hai câu đầu vừa là lời giới thiệu lại vừa giống một câu đưa đấy dẫn mối. Tác giả dân gian giới thiệu cô gái nọ, một cô gái xinh đẹp nết na (nghĩa ẩn dụ của yếm đào và chịu thương chịu khó (thân cò lặn lội). Nhưng không phải là chỉ lời giới không. Lời giới thiệu ấy hướng đến một cái đích khác (lấy chú tôi chăng). Lời dẫn mối ấy khiến người đọc và cả cô gái kia nữa phải tò mò, phải tìm hiểu ngay xem người chú là một trang nam tử ra sao? Và thế là lời ca dao lại tiếp tục rất tự nhiên và liền mạch:

Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Đọc đến đây người đọc đã thấy thật ngỡ ngàng. Hóa ra hai câu đầu không phải là lời dẫn mối. Nó chỉ là bước đệm cho cái ý định châm biếm mà thôi. Tưởng rằng người chú thế nào hóa ra lại là một anh rượu chè đủ cả, mà không chỉ nghiện rượu không, anh còn hay ngủ. Một cô gái thông minh chắc đã nhận ra một anh chồng mê rượu tăm, chè đặc và lại ham ngủ ngay giữa ban ngày thì anh chồng ấy chắc chắn chẳng bao giờ là một người đáng yêu đáng lấy.

Nhưng không chỉ thế, cái bản chất của anh còn được giới thiệu rõ hơn thêm:

Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Vậy là đã quá rõ rồi. Một anh mà cả ngày lần đêm đều cứ nghĩ, cứ ước đến chuyện ăn, chuyên ngủ thì chắc chắn là một anh lười đích thực và nhất quyết không thể chọn làm chồng cho được. Bài ca dao khép lại cũng chính là lời phủ định mạnh mẽ, sâu xa.

Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

Bình luận (2)
FD
17 tháng 9 2018 lúc 19:47

Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.

Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.

Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn

Bước sang tháng sáu nước giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy nồi nồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn kia thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TP
12 tháng 9 2018 lúc 17:16

bài 1:

a) Là lời của người dân lao động.

Dựa vào ngữ cảnh cho em biết điều này.

b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.

Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.

c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.

Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.

Bài 2:

a) Là lời của cô gái/

b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)

c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.

Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.

Bài 1,2:

d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.

Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.

Bài 3,4

a) Châm biến những người lười lao động.

Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.

b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....

Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.

c) (Nội dung)

Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.

Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu

Bình luận (0)
LA
21 tháng 9 2018 lúc 21:11

không biết sao???

dễ mà

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
NE
18 tháng 9 2018 lúc 20:23

Câu thơ đâu bn ????

mà mình cũng chả hiểu bạn nói gì luôn á.

undefined

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
TP
8 tháng 9 2018 lúc 21:50

+ Phê phán những thói hư tật xấu

+ Chê bôi những người không có suy nghĩ

+ Mê tín dị đoan

+ Mang lại những ý nghĩa sâu sắc cho bài đọc.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
JB
Xem chi tiết