Những câu hỏi liên quan
LL
Xem chi tiết
MC
28 tháng 7 2017 lúc 15:38

TÓM TẮT :

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

* Ý nghĩa

Kết thúc có hậu theo mô tuýp quen thuộc : Thạch Sanh cưới được công chúa còn Lý Thông biến thành bọ hung. Nếu đọc nhiều chuyện cổ tích ta luôn thấy kết thúc câu chuyện luôn là “ Người ở hiền thì gặp lành còn kẻ ác bị trừng phạt”. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức ,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo ,yêu hòa bình của nhân dân ta. Đó cũng là mong ước của con người về xã hội công bằng, phát triển và văn minh.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
DC
28 tháng 7 2017 lúc 17:43

OWR một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông . Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ . Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng . Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quản Công . Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng . Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa . Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng . Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục . Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bình luận (0)
DC
28 tháng 7 2017 lúc 17:48

Ys nghĩa: Thạch Sanh là 1 câu chuyện kết thúc có hậu, có chân lí. Người tốt sẽ luôn nhận được điều xứng đáng (Thạch Sanh được cưới con gái Vua về làm vợ)

Những kẻ xấu xa sẽ bị trừng phạt (Lí Thông và mẹ hắn bị bắt)

p/s: Cuộc sống của chúng ta cũng như thế, phải sống tốt thì mới nhận được những điều lành, xấu xa thì chạy đằng trời cũng sẽ không thoát được đau khổ.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2023 lúc 15:56

Tham khảo!

- Tóm tắt văn bản:

Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:

+ Văn bản đều lể lại  sự việc giản dị, đời thường

+ Văn bản có những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. 

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
DV
14 tháng 12 2023 lúc 21:34

Ý nghĩa của truyện Cá sấu xem hát bội là: Đề cao sự mưu trí, biết dựa vào sự thuận lợi địa lí sẵn có, cùng hợp sức làm cho cuộc sống ngày thêm tốt đẹp hơn của người dân đồng bằng Nam Bộ.

Bình luận (0)
VV
Xem chi tiết
CM
1 tháng 1 2018 lúc 7:30

A team of ants is working hard all summer to prepare for the harsh, cold winter. Meanwhile, a grasshopper spends the entire summer singing, goofing around, and wondering why the ants work so hard.

When the winter comes, the grasshopper has nothing to eat and nearly starves to death (gruesome for a children's story, huh?). The ants save him and he understands why they worked so hard.

**Dịch câu chuyện

Một nhóm kiến ​​đang làm việc chăm chỉ suốt mùa hè để chuẩn bị cho mùa đông lạnh lẽo và khắc nghiệt. Trong khi đó, một con châu chấu dành toàn bộ mùa hè để ca hát , làm những việc ngu xuẩn và ngạc nhiên không biết tại sao những con kiến lại ​​làm việc chăm chỉ thế.

Khi mùa đông đến, con châu chấu không có gì để ăn và gần như chết đói ( kinh khủng đối với truyện dành cho trẻ em nhỉ?). Những con kiến ​​cứu anh ta và anh ta đã hiểu ra tại sao kiến lại làm việc chăm chỉ như vậy.

Meaning

Just because you don't need something right now doesn't mean you should put it off. It's okay to take time to enjoy the fun things, but you may not always have the metaphorical ants to save if you.

You don't want to wait until winter to buy a heater, wait until the day of to buy a plane ket, write that essay the day that it's due, or start saving money too late in life. Think ahead, stop procrastinating, and always be prepared for what's ahead.

**Dịch ý nghĩa:

Ngay lúc này, chỉ vì không cần một cái gì đó không có nghĩa là chúng ta nên hoãn lại. Đồng ý việc dành thời gian để tận hưởng những điều thú vị, nhưng không phải lúc nào cũng có những con kiến ​​ẩn dụ như vậy để cứu bạn đâu.

Bạn không muốn phải chờ đợi đến mùa đông để mua lò sưởi, chờ đến ngày rồi mới mua vé máy bay, đến ngày nộp bài rồi mới viết bài, hay bắt đầu tiết kiệm tiền quá muộn. Hãy suy nghĩ về phía trước, đừng chần chừ nữa, và nhớ là luôn luôn phải chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.

                                                                                                        Nguồn: Sưu tầm từ Duolingo

Bình luận (0)
SZ
31 tháng 12 2017 lúc 21:33

lắm người để ảnh giống bạn wá

Bình luận (0)
H24
31 tháng 12 2017 lúc 21:44

chuẩn vì con gái thik anime mak

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 11:43

Phương diện tóm tắt

Chuyến đu hành về tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Mục đích viết

Gợi nhắc về những tình cảm, kỉ niệm tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Đồng thời thay đổi cách dạy trẻ của các bậc phụ huynh và cả giáo viên.

Nội dung chính

Nội dung chính của văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc. Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà. Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em. Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe

Văn bản đã miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

Cấu trúc

- Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi.

- Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

- Phần 3: Cậu bé tựu chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành

- Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…

- Phần 2: Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh cua chị Út Tịch và nhân vật Bé - Con gái chị Út Tịch

- Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, sự hi sinh lớn lao của họ vì độc lập tự do của dân tộc.

- Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách

- Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của uống sách

- Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc

 

Cách thể hiện thông tin

Rõ ràng, rành mạch,

Thể hiện rõ thông tin của từng phần gồm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết.

Logic trong cách thể hiện thông tin từng phần

Bình luận (0)
VV
Xem chi tiết
VV
26 tháng 11 2018 lúc 14:36

ai trả lời mk cho 3 k trong 2 ngày

Bình luận (0)
NK
26 tháng 11 2018 lúc 15:08

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

   k mình nha!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
HL
2 tháng 11 2021 lúc 7:33

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
DH
13 tháng 9 2023 lúc 18:39

- Tóm tắt:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Bình luận (0)
HP
13 tháng 9 2023 lúc 19:33

Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt văn bản

Lời giải chi tiết:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viễn thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
TP
12 tháng 9 2016 lúc 14:01

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

Bình luận (3)