help,tks mn nhiều <(")
help e với mn ơi tks mn ạ
Tính:(tks mn nhiều)
√(12+3√35)
Mn ngủ chx nà?
Chưa ngủ thì help me với nha! Tsk nhìu ạ!
Cho P là tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số chia 3 dư 1. Số phần tử của tập hợp P là?
Tks mn nhìu nha! Nhớ help me đó!!!
\(P=\left\{13;16;19;...;97\right\}\)
Số số hạng là: (97-13):3+1=29(phần tử)
P=(x \(\in\) N/xϵ Số lẻ có 2 chữ số)
p={13;16;19;...;97}
số số hạng là:(97-13):3+1=29 ( phần tử )
ggiải hộ,tks mn nhiều (")
BĐT\(\Leftrightarrow\left(x^2+y^2\right)^3\le2\left(x^3+y^3\right)^2\)( đúng theo BĐT holder)
Hay AM-GM:
\(\dfrac{x^3}{x^3+y^3}+\dfrac{x^3}{x^3+y^3}+\dfrac{1}{2}\ge3\sqrt[3]{\dfrac{x^6}{2\left(x^3+y^3\right)^2}}=\dfrac{3x^2}{\sqrt[3]{2\left(x^3+y^3\right)^2}}\)
\(\dfrac{y^3}{x^3+y^3}+\dfrac{y^3}{x^3+y^3}+\dfrac{1}{2}\ge\dfrac{3y^2}{\sqrt[3]{2\left(x^3+y^3\right)^2}}\)
Cộng theo vế:
\(3\ge\dfrac{3\left(x^2+y^2\right)}{\sqrt[3]{2\left(x^3+y^3\right)^2}}\Leftrightarrow2\left(x^3+y^3\right)^2\ge\left(x^2+y^2\right)^3\)
Dấu = xảy ra khi x=y
Lời giải:
BĐT cần chứng minh tương đương với:
\(2(x^3+y^3)^2\geq (x^2+y^2)^3\)
Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz:
\((x^3+y^3)(x+y)\geq (x^2+y^2)^2\Rightarrow x^3+y^3\geq \frac{(x^2+y^2)^2}{(x+y)}\)
\(\Leftrightarrow 2(x^3+y^3)^2\geq \frac{2(x^2+y^2)^4}{(x+y)^2}\)
Theo BĐT Am-Gm:
\((x+y)^2\leq 2(x^2+y^2)\Rightarrow 2(x^3+y^3)^2\geq \frac{2(x^2+y^2)^4}{2(x^2+y^2)}=(x^2+y^2)^3\)
Ta có đpcm.
Dấu bằng xảy ra khi \(x=y\)
Lập bảng so sánh giữa Cách mạng Tân Hợi với Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.
Help~~~~Cần gấp ạ~~~~tks mn nhìu <3
Giúp mik với! Tks mn nhiều!
(1)\(\left(x+y+z\right)\left(\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}\right)=\left(\left(\frac{x^2}{y+z}+\frac{xy}{z+x}+\frac{xz}{x+y}\right)+\left(\frac{yx}{y+z}+\frac{y^2}{z+x}+\frac{yz}{x+y}\right)+\left(\frac{xz}{y+z}+\frac{zy}{z+x}+\frac{z^2}{x+y}\right)\right)+\)
(2)\(\left(\frac{x^2}{y+z}+\frac{y^2}{z+x}+\frac{z^2}{x+y}\right)+\left(\frac{xz+yz}{x+y}\right)+\left(\frac{xy+zy}{z+x}\right)+\left(\frac{xy+xz}{z+y}\right)\)
(3)\(\left(\frac{x^2}{y+z}+\frac{y^2}{z+x}+\frac{z^2}{x+y}\right)+\left(\frac{\left(x+y\right)z}{x+y}\right)+\left(\frac{\left(z+x\right)y}{z+x}\right)+\left(\frac{\left(z+y\right)x}{z+y}\right)\)
(4) \(\left(\frac{x^2}{y+z}+\frac{y^2}{z+x}+\frac{z^2}{x+y}\right)+\left(z\right)+\left(y\right)+\left(x\right)\)
p/s: Thường mình không cần nhân hết --> mình nhân hết cho bạn hiểu chi tiết luôn:
(1) nhân bình thường lần lượt ra.
(2) ghép từng cặp theo định hướng (...)
(2).1 (...) giống A luôn
(2).2 (..)+(..)+(..) các số hạng có mẫu số giống nhau
(3) đặt thừa số chung ra
(4) giản ước tử và mẫu
ok!!!
chi tiết:
\(C=x+y+z\ne0\) chứng minh đơn giản
\(B=\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}=1\\ \)
Nhân B với C: \(\Leftrightarrow\left(\frac{x^2}{y+z}\right)+\left(\frac{y^2}{x+z}\right)+\left(\frac{z^2}{y+x}\right)+\left(x+y+z\right)=\left(x+y+z\right)\)
=> A=0
Giúp em vs mn!
(2/1/3+3/1/2) : (x+3/1/7) + 7/1/2 = 1/69/89
/ / / la hỗn số nhé!
Tks mn nhiều!
Phân tích thành nhân tử
a) x^4 - 3x^3 - 6x^2 +3x +1
giúp mình bài này vs ạ. Tks mn nhiều
\(x^4-3x^3-6x^2+3x+1\)
\(=x^4-2x^2+1-3x^3+3x-4x^2\)
\(=\left(x^2-1\right)^2-3x\left(x^2-1\right)-4x^2\)
đặt \(a=x^2-1\) khi đó biểu thức trở thành
\(a^2-3ax-4x^2\)
\(=a^2+ax-4ax-4x^2\)
\(=\left(a+x\right)\left(a-4x\right)\)
\(=\left(x^2+x-1\right)\left(x^2-4x+1\right)\)
Sang thu khác gì với những bài nói về mùa thu khác ??
Help mình với :3 tks nhiều
Mình nghĩ "Sang thu" khác các bài thơ khác ở "đặc điểm nhận dạng" của mùa thu đấy. Các bài thơ khác thường sẽ chọn những hình ảnh kiểu đẹp, lãng mạn, tinh tế như là hoa, mưa, lá vàng rụng:
"Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hoa thơm ngát"
hay là:
"Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?"
Còn "Sang thu" lại lựa chọn những hình ảnh rất gần gũi và giàn dị "hương ổi", "gió se" hay "sương". Điều đó đã tạo nên nét độc đáo và cuốn hút của bài thơ!
Thứ nhất :các bài thơ thu khác viết về mùa thu đã định hình,còn sang thu là mùa thu đang mơ hồ vì viết về khoảnh khắc giao mùa
Thứ hai:Âm điệu giao mùa của bài thơ reo mừng hp
Thứ ba:Tg mượn những hình anh giản dị của thiên nhiên để miêu ta khoảnh khắc giao mùa
Thứ tư: bộc lộ triết lí của tg
Đây chỉ là khung thôi bạn nhé
Mùa thu là nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các thi sĩ. Nhà thơ nào cũng muốn vẽ được một bức tranh thu cho riêng mình. Và Hữu Thỉnh đã có được một cái tứ rất riêng đó là thời khắc lúc giao mùa.
Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kì lạ trong thời khắc giao mùa của đất trời trong ngưỡng thu.
Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh không còn lạ lẫm gì với mùa thu đất Bắc. Thế nhưng, khi cảm nhận tín hiệu thu mến yêu, ông cũng không khỏi ngỡ ngàng. Đối với ông, thu đến với những cảm giác mơn man khó tả:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa, dường như thu đã lại sang. Có vẻ bức tranh thu đã được điểm những nét đầu tiên: hương ổi phả nhè nhẹ, thoang thoảng đưa vào trong gió se - gió đã nhẹ lại chứ không còn là "nồm nam cơn gió thốc" nữa rồi. Theo trong gió chính là làn hương mộc mạc cuả làng quê nhỏ. Lớp sương chùng chình khắp nơi dường như cũng chẳng muốn rời. Sương cũng mang đầy tâm trạng, bước đi chầm chậm theo nhịp điệu của mùa thu. Cái tín hiệu mùa thu đó là hương, là gió hay là sương? Chẳng lẽ là tất cả. Cái cảm giác bất ngờ thể hiện trong từ "bỗng" đầu tiên lan tỏa vào không gian rất đỗi thân quen, xao xuyến vô cùng. Chính thế mà thi sĩ còn đang ngỡ ngàng vẫn còn tự hỏi mình: Trong khi đất trời bắt đầu có những chuyển biến nhẹ nhàng, hình như thu đã về?... Nhận thấy đó mà chưa tin hẳn, vì lòng yêu say mùa thu quá.
Cái cảm giác "hình như" đó gần như bị xóa tan bởi những tín hiệu chuyển mùa dần hiện ra rõ hơn:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Bức tranh thu dường như đã đậm màu hơn bởi cảnh vật ngày càng nhiều thay đổi: những con sông đã không còn gấp gâp, mà lững lờ trôi, chầm chậm, "dềnh dàng" khi dành nước cho mùa thu. Phải chăng chúng đã thả hồn mình vào các khoảnh khắc giao mùa này? Trái ngược với sự "lặng lẽ" đó là biểu hiện có vẻ gấp gáp của những cánh chim trời. Chúng đang vội vã làm gì? Làm tổ, tích trữ thức ăn cho mùa đông giá lạnh hay đang rục rịch chuẩn bị cho chuyến hành trình xa xứ tránh rét về một chân trời xa xôi nào đó? Hai câu thơ đã vẽ nên những nét đối lập: đâu phải mùa thu lúc nào cũng "lặng lẽ" bởi vạn vật xung quanh ta đều chuyến biến kì lạ theo cách riêng của chúng. Thiên nhiên đầy bí mật, cũng giống như cuộc sống chúng ta - một xã hội với nhiều tầng: có người giàu, có người nghèo, người đang hạnh phúc tận hưởng cuộc sống này, người đang tất tả mưu sinh. Đúng là đầy biến động! Nhưng hiện lên trong tất cả điểm sáng, có lẽ long lanh nhất chính là đám mây vẫn vương chút nắng hạ:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Đám mây đó chăc còn lưu luyến chút gì của mùa hạ đang qua? Cũng có thể nó là kỉ niệm của "hạ" dành cho "thu". Nó dường như là chiếc cầu nối hữu tình dành cho đôi bờ kì lạ. Cái khoảnh khắc thiêng liêng này đang đậu trên đám mây như là chứng tích của giao mùa. "Vắt" - đang đặt ngang trời hay chẳng biết đang ở chốn nào. Đám mây cứ nhè nhẹ trôi để rồi thời gian cũng chảy qua. Bức tranh thu đang chứa đựng cái nét hữu hình để gợi nên cái cảnh vốn vô hình!
Thu đã gần sang, đất trời cũng đang đứng lại, nó không còn bất chợt đến, rồi lại bất chợt đi như mùa hạ nữa rồi:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Có thể nói rằng: Cái dáng hạ vẫn còn đó mà cái hồn hạ đã bay đi đâu rồi. Vẫn là cái nắng, mưa, sấm, chớp vương lại nhưng cái dữ dội, khắc nghiệt của nắng, tính "đỏng đảnh" của mưa hay sự vội vàng của sấm thì đã nhạt dần theo từng phút giao mùa. Bức tranh sang thu càng lộ rõ thì những ý nghĩ về nhân tình thế thái cũng theo đó hiện lên.
Qua phép ẩn dụ ở hai dòng thơ cuối, người đọc cảm nhận sau tiếng "sấm" là những dông bão của cõi đời, cõi người. Hữu Thỉnh đã điểm nét chính vào bức tranh - đó là hình bóng con người. Hạ qua, thu đến, con người ta dường như đã già hơn một chút. Chính thế mà những kinh nghiệm đường đời đã dày thêm một ít trong hành trang của họ, giúp họ vững vàng hơn trước những phong ba của cuộc sống đầy biến động. Hữu Thỉnh đã cảm nhận được sâu sắc cuộc sống con người. Và thi nhân đã gửi vào thu lời nhắn nhủ con người sống phải biết chấp nhận và vững vàng vượt qua thử thách. Như thế, bài thơ vừa là một bức tranh thiên nhiên đẹp vừa là một phác họa đầy ám ảnh về con người - một phần diệu kì của thiên nhiên kì diệu.
Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ sắc sảo, giàu hàm nghĩa đã tạo nên những rung động, dấu ấn khó quên cho người đọc. Hữu Thỉnh đã trải lòng qua tuyệt tác lúc giao mùa: Sang thu!